Ngày 12/10: Chỉ có 2.949 ca mắc COVD-19 tại 43 địa phương, thấp nhất trong 2,5 tháng qua
Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/10 của Bộ Y tế cho biết có 2.949 ca mắc tại 43 tỉnh, thành phố, giảm 678 ca so với hôm qua.
Đây cũng là số ca mắc mới thấp nhất trong 2,5 tháng qua. Số bệnh nhân được công bố khỏi trong ngày là 1.347 ca.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 17h ngày 11/10 đến 17h ngày 12/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.949 ca nhiễm mới, trong đó 10 ca nhập cảnh và 2.939 ca ghi nhận trong nước (giảm 678 ca so với ngày trước đó) tại 43 tỉnh, thành phố (có 1.183 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.018), Đồng Nai (501), Bình Dương (447), Tây Ninh (112), An Giang (111), Đồng Tháp (87), Kiên Giang (76), Bình Thuận (72), Long An (70), Bạc Liêu (51), Gia Lai (48), Khánh Hòa (38), Cà Mau (37), Hậu Giang (31), Cần Thơ (28), Trà Vinh (28), Tiền Giang (20), Hà Nam (18), Bình Định (12), Quảng Ngãi (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (9), Bình Phước (9), Quảng Bình (9), Ninh Thuận (8), Thừa Thiên Huế (8), Thanh Hóa (8), Lâm Đồng (7), Bà Rịa – Vũng Tàu (7), Bắc Ninh (7), Phú Yên (5), Đắk Nông (5), Quảng Trị (5), Hà Nội (4), Đà Nẵng (4), Hà Tĩnh (4), Kon Tum (4), Quảng Nam (3), Hải Phòng (2), Hải Dương (2), Lào Cai (1), Bắc Giang (1), Lai Châu (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-509), Đắk Lắk (-119), Tiền Giang (-47).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh ( 57), Bạc Liêu ( 37), Gia Lai ( 35).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.980 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 của Việt Nam đến tối ngày 12/10
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 846.230 ca nhiễm, đứng thứ 41/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.595 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 841.592 ca, trong đó có 783.278 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 06/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Thái Bình.
Có 12 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng.
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (412.673), Bình Dương (222.975), Đồng Nai (55.989), Long An (33.449), Tiền Giang (14.628).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.347
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 786.095
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.299 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.950
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 654
- Thở máy không xâm lấn: 130
- Thở máy xâm lấn: 546
- ECMO: 19
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 93 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (64), Bình Dương (13), An Giang (4), Kiên Giang (3), Long An (2), Bình Định (2), Ninh Thuận (1), Bình Phước (1), Đắk Nông (1), Hà Nội (1), Gia Lai (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 111 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 20.763 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 135/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 129.467 xét nghiệm cho 292.080 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 20.332.049 mẫu cho 56.466.729 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 11/10 có 1.020.039 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 55.229.124 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 39.088.086 liều, tiêm mũi 2 là 16.141.038 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến tối ngày 12/10
- Cả thế giới có 239.113.440 ca nhiễm, trong đó 216.369.966 khỏi bệnh; 4.874.764 tử vong và 17.868.710 đang điều trị (81.727 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 92.837 ca, tử vong tăng 2.217 ca.
- Châu Âu tăng 54.461 ca; Bắc Mỹ tăng 2.550 ca; Nam Mỹ tăng 199 ca; châu Á tăng 33.730 ca; châu Phi tăng 04 ca; châu Đại Dương tăng 1.893 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 19.594 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.261 ca, Thái Lan tăng 9.445 ca, Philippines tăng 8.615 ca, Campuchia tăng 267 ca, Đông Timor tăng 06 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh Hà Nam tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.
Tổ chức xét nghiệm nhanh các trường hợp có chỉ định xét nghiệm theo quy định. Khi xét nghiệm RT-PCR phải đảm bảo trả kết quả trong thời gian 12 giờ. Thực hiện xét nghiệm dứt điểm theo từng địa bàn và đảm bảo không để lây nhiễm chéo khi thực hiện lấy mẫu.
- Bộ Y tế xây dựng hướng dẫn tiêm vacine cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi. Ngoài ra, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ quan liên quan xây dựng tài liệu tập huấn về việc tiêm vaccine cho trẻ em.
- TP HCM: ban hành hướng dẫn quy trình xử lý gồm 4 bước khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế phù hợp yêu cầu trong tình hình mới.
Bước 1: Cách ly tạm F0, lấy mẫu làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định nếu trước đó chỉ làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Bước 2: Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0 để đưa ra hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp.
Bước 3: Nhập thông tin F0 vào ứng dụng “Hệ thống Quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19″.
Bước 4: Chăm sóc F0 theo hướng dẫn, phát đồ điều trị phù hợp. Đối với các phòng khám chưa đủ điều kiện xét nghiệm SARS-CoV-2, khi phát hiện người bệnh có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 lập tức liên hệ và hướng dẫn người bệnh đến các bệnh viện để được tầm soát theo quy định (sử dụng xe cá nhân hoặc xe taxi chuyên vận chuyển F0).
- Tỉnh Hà Nam: ngày 11/10/2021, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1799/QĐ-UBND về việc kết thúc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với một phần địa bàn xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam từ 17 giờ ngày 11 tháng 10 năm 2021.
Khẩn: TPHCM hướng dẫn xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện trong tình hình mới
Theo hướng dẫn mới nhất, Sở Y tế TPHCM vẫn yêu cầu phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 với bệnh nhân chạy thận khi vào khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày.
Ngày 8/10, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM đã có văn bản khẩn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, các phòng y tế địa phương và phòng khám đa khoa, chuyên khoa về việc hướng dẫn xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới.
Theo đó, tại khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và các đơn vị điều trị trong ngày, phải thực hiện khai báo y tế điện tử, tổ chức phân luồng, sàng lọc đối với tất cả người bệnh khi đến khám bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Song song đó, phải chú ý khai thác các triệu chứng, kịp thời phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 để làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 cho trẻ vào khám bệnh tại cơ sở y tế ở TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Đối với trường hợp cấp cứu, ưu tiên can thiệp cấp cứu người bệnh (tại buồng cấp của sàng lọc). Sau khi người bệnh ổn định cần xem xét chỉ định làm xét nghiệm nhanh Covid-19 nếu có triệu chứng nghi ngờ.
Đối với các trường hợp cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày (như phẫu thuật trong ngày, chạy thận nhân tạo, kỹ thuật có tạo khí dung, khám thăm dò chức năng hô hấp, nội soi dạ dày, khám chữa bệnh răng miệng...) có chỉ định làm test nhanh để quyết định nơi thực hiện thủ thuật, phẫu thuật phù hợp.
Đối với người bệnh có chỉ định nhập viện, thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu đơn hoặc mẫu gộp không quá 10) cho người bệnh và người chăm sóc đi kèm trước khi nhập viện. Trong thời gian chờ kết quả xét nghiệm, người bệnh được điều trị ngay theo phác đồ tại khu cách ly tạm của khoa khám bệnh hoặc buồng cách ly của khoa lâm sàng.
Sở Y tế lưu ý đối với trường hợp người bệnh cần can thiệp thủ thuật, phẫu thuật tại các khu vực điều trị ngoại trú, điều trị ban ngày hoặc có chỉ định nhập viện, nếu người bệnh và người chăm sóc đã có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực (trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu) và không có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 thì không cần làm xét nghiệm lại.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo có chỉ định làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên để quyết định nơi thực hiện phù hợp (Ảnh: Hoàng Lê)
Tại khu vực điều trị nội trú và các khoa, phòng khác, yêu cầu thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên ngay khi phát hiện nhân viên, người lao động, người bệnh, người chăm sóc có triệu chứng nghi ngờ (sốt, ho, đau họng, mất khứu giác, mất vị giác...).
Thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn cho tất cả các trường hợp viêm phổi diễn tiến nhanh, suy hô hấp không giải thích được.
Thực hiện xét nghiệm tất cả nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc với người bệnh Covid-19, nhân viên xử lý mẫu bệnh phẩm, xử lý đồ vải, rác thải lây nhiễm, nhân viên các khoa phòng, bộ phận có nguy cơ cao (khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức, khoa Truyền nhiễm, khoa Hô hấp, khoa Thận nhân tạo, khoa Khám bệnh, bộ phận giám sát, sàng lọc...) bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10, mỗi 7 ngày.
Thực hiện xét nghiệm cho ít nhất 20% nhân viên các khoa lâm sàng còn lại và nhân viên hành chính bằng kỹ thuật xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10, mỗi 7 ngày. Trong thời gian điều trị nội trú, định kỳ thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp 10 mỗi 7 ngày cho ít nhất 20% người bệnh và người chăm sóc.
Sở Y tế TPHCM nhận định, mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể diễn tiến phức tạp. Sở Y tế sẽ cập nhật hướng dẫn xét nghiệm khi có hướng dẫn mới của Bộ Y tế.
Đề nghị thanh tra việc nhập khẩu, mua sắm test kit Covid-19 Bộ Y tế đề nghị các địa phương thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra việc nhập khẩu, kinh doanh, mua sắm các loại test kit xét nghiệm nhanh và xét nghiệm RT-PCR. Công văn này được gửi đến bí thư và chủ tịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngày 4/10. Theo Bộ Y tế, cơ quan này nhận được...