Ngày 11/11: Mở lại phiên xét xử nguyên Tổng Giám đốc Vinalines
Ngày 11/11, TAND tỉnh Khánh Hòa sẽ mở lại phiên tòa đưa các bị cáo vụ Vinalines ra xét xử về tội tham ô tài sản trong vụ sửa chữa ụ nổi 83M.
Theo tin tức từ TAND tỉnh Khánh Hòa cho biết, ngày 11/11, sẽ mở lại phiên tòa xét xử nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines về việc nâng khống khối lượng sửa chữa ụ nổi 83M.
Các bị cáo gồm: Trần Hải Sơn (thuộc cấp của Dương Chí Dũng; SN 1960; ngụ TP HCM), nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (đối tượng vừa bị Tòa phúc thẩm TAND Tối cáo tại Hà Nội xử phạt tổng cộng 22 năm tù về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái); Trần Văn Quang (SN 1976, ngụ TP Vũng Tàu), nguyên Phó trưởng Phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng (SN 1979, ngụ Khánh Hòa), nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp (SN 1972, ngụ Khánh Hòa) nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân.
Bị cáo Sơn, Quang, Hùng, Giáp tại tòa.
Trước đó, ngày 26/8, tòa này đã mở phiên tòa xét xử nhưng sau đó hoãn vì vắng mặt một số nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đặc biệt là Dương Chí Dũng. Hiện ông Dũng đã được di lý vào Khánh Hòa. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày.
Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Được Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giao nhiệm vụ, ủy quyền ký, thanh toán các hợp đồng sửa chữa ụ nổi 83M thuộc Dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Trần Hải Sơn đã thông đồng với Trần Văn Quang, Trần Bá Hùng, Phạm Bá Giáp ký hợp đồng số 01-07/2008/HĐKT ngày 12/8/2008 sửa chữa một số công việc phần sắt hàn và kẽm chống ăn mòn, giá trị hợp đồng hơn 7,2 tỉ đồng; Hợp đồng số 02/2008/HĐKT ngày 20/8/2008, sửa chữa một số công việc phần van, ống, máy và phần chống ăn mòn vỏ ụ nổi 83M, giá trị hợp đồng gần 1,5 tỉ đồng.
Thông qua việc ký kết, thực hiện hai hợp đồng này, Sơn, Quang, Hùng đã bàn bạc, thỏa thuận gửi giá và nâng khống khối lượng vật tư thi công, rồi nhờ Giáp cho mượn tư cách pháp nhân Công ty TNHH Nguyên Ân ký và thanh quyết toán hai hợp đồng để tham ô hơn 3,6 tỉ đồng.
Theo đó, Sơn chiếm đoạt 2,2 tỉ đồng. Quá trình điều tra, ban đầu Sơn khai nhận hành vi phạm tội của mình phù hợp với diễn biến vụ án và lời khai của các bị can khác, sau đó lại khai báo quanh co, chối tội. Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ, xác định việc chối tội của Sơn là không có căn cứ.
Video đang HOT
Đối với khoản tiền 150 triệu đồng Sơn đưa cho Dương Chí Dũng (nguyên Cục Trưởng Cục Hàng Hải, cựu Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải vừa bị TAND Tối cao Hà Nội tuyên mức án tử hình) vào các dịp lễ tết, Dũng đã thừa nhận khoản tiền này.
Quang chiếm đoạt 857 triệu đồng; Hùng chiếm đoạt hơn 395 triệu đồng; Giáp được “lại quả” hơn 178 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, hành vi nêu trên của Sơn, Quang, Hùng và Giáp đã phạm vào tội “tham ô tài sản” quy định tại khoản 4 điều 278 BLHS, có khung hình phạt tù từ 20 năm đến tù chung thân hoặc tử hình. Trong đó, Sơn giữ vai trò chính, Quang là người tổ chức thực hiện, Hùng và Giáp giữ vai trò giúp sức.
Đối với Nguyễn Văn Chính, Ngô Văn Thức là cán bộ Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines, do quá tin tưởng Quang nên ký nháy vào biên bản nghiệm thu khối lượng thi công hợp đồng kinh tế số 01-07/2008/HĐKT; hợp đồng số 02/2008/HĐKT, các hợp đồng này đã được thanh quyết toán gây thiệt hại tài sản Nhà nước. Hành vi của Chính, Thức có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Chính, Thức không tham gia bàn bạc, không hưởng lợi, không biết mục đích của Sơn và Quang trong việc gian dối, nâng khống khối lượng thi công nhằm rút tiền của công ty. Ngày 30/1/2013, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C48) Bộ Công an đã có văn bản gửi cơ quan chủ quản đề nghị xử lý hành chính đối với các đối tượng này.
Tài liệu điều tra còn xác định ông Nguyễn Tiến Long, Giám đốc Công ty Thanh Long, ông Lê Văn Triệu, Giám đốc Công ty Vân Anh, là những người đã bán hóa đơn giá trị gia tăng cho Hùng và Giáp để thu lợi bất chính. Hành vi của ông Long và ông Triệu có dấu hiệu tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn. Ngày 30/1/2013 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có công văn chuyển hồ sơ tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của ông Long đến cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Đối với ông Triệu, còn có hành vi vi phạm pháp luât tại TP Hồ Chí Minh theo đề nghị của cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân ngày 18/6/2012, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có công văn chuyển hồ sơ tài liệu liên quan đến hành vi của ông Triệu đến cơ quan CSĐT Công an quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh để điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo_Người Đưa Tin
Sáng nay, Dương Chí Dũng cùng đồng phạm hầu tòa
Sau hơn 4 tháng bị tòa cấp sơ thẩm tuyên án tử hình rồi làm đơn kháng cáo, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải lại hầu toà.
Sáng 22/4, TAND tối cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) tội Tham ô tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Dương Chí Dũng tại phiên sơ thẩm.
Chủ tọa phiên tòa là ông Nguyễn Văn Sơn (thẩm phán tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội). Ba luật sư bào chữa cho bị cáo Dương Chí Dũng gồm Trần Đình Triển, Ngô Ngọc Thủy và Trần Đại Thắng (Đoàn luật sư Hà Nội).
Trước đó, bản án sơ thẩm ngày 16/12, TAND Hà Nội đã tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc (nguyên Tổng giám đốc Vinalines) tội Tham ô tài sản, Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Hơn một tháng sau đó, nhiều bị cáo đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm, trong đó có Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc.
Theo cáo buộc của VKSND, năm 2007 - 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định phương án mua ụ nổi 83M. Biết rõ tình trạng ụ nổi 43 năm tuổi đã cũ, bị hư hỏng nặng, không còn hoạt động nhưng Dương Chí Dũng vẫn chỉ đạo các đồng phạm hợp thức thủ tục mua ụ 83M với giá 9 triệu USD (giá trị thực 2,3 triệu USD) để tham ô số tiền 1,66 triệu USD (hơn 28 tỷ đồng). Trong đó, bị cáo Dũng và Phúc mỗi người chia nhau 10 tỷ đồng.
Hành vi làm trái của 10 bị cáo đã gây thiệt hại cho nhà nước hơn 336 tỷ đồng.
10 bị cáo bị TAND Hà Nội tuyên phạt:
1. Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.Tổng án phạt là tử hình.
2. Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines án tử hình về tội Tham ô tài sản, 18 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là tử hình.
3. Trần Hải Sơn (nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sữa chữa tàu biển Vinalines) 14 năm tù về tội Tham ô, 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 22 năm tù.
4. Trần Hữu Chiều (nguyên phó Tổng giám đốc Vinalines): 10 năm tù về tội tham ô, 9 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước. Tổng án phạt là 19 năm tù.
5. Mai Văn Khang (nguyên Phó tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên Vận tải Viễn dương Vinashin thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam) 7 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
6. Bùi Thị Bích Loan (nguyên kế toán trưởng Vinalines) 4 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
7. Lê Văn Dương (Đăng kiểm viên - Cục đăng kiểm Việt Nam) 7 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
8. Huỳnh Hữu Đức (nguyên Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, Khánh Hòa) 8 năm tù tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
9. Lê Ngọc Triện (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
10. Lê Văn Lừng (Cán bộ Chi cục Hải quan Vân Phong) 8 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định nhà nước.
Ngoài ra, HĐXX buộc các bị cáo trả lại số tiền 28 tỷ đồng tham ô, liên đới bồi thường số tiền hơn 366 tỷ đồng do hành vi làm trái quy định nhà nước. Trong đó, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người phải bồi thường 110 tỷ đồng.
Theo Zing
Bắt thêm người giúp sức Dương Chí Dũng bỏ trốn ra nước ngoài Ngày 30/10, Cơ quan ANĐT - CATP Hải Phòng cho biết đã hoàn tất điều tra và đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Tiến Vinh (SN 1978, ĐKTT tại số 46/270 Đà Nẵng, phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền) về tội "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Theo tài liệu điều tra của cơ quan công...