Ngày 11/11, học sinh Hà Nội nghỉ học tránh bão Haiyan
Sở Giáo dục – Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo khẩn về việc các trường học trên địa bàn Hà Nội cho học sinh nghỉ học vào ngày 11/11, để phòng chống cơn bão Haiyan.
Theo thông báo này, để phòng tránh những thiệt hại về người và tài sản cho các nhà trường, Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội cho học sinh nghỉ học ngày 11/11/2013 (thứ Hai). Những ngày tiếp theo, Sở sẽ có thông tin chỉ đạo trên Website của Sở vào lúc 15h00 ngày 11/11/2013 và thông báo trên HTV và VTV1.
Ngay sau khi nhận được thông báo này, các nhà trường bằng mọi biện pháp thông báo rộng rãi đến cha mẹ học sinh về kế hoạch nghỉ học nêu trên. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có học sinh nào chưa nhận được thông tin vẫn đến trường thì nhà trường cần phải bố trí lực lượng tổ chức tiếp nhận, quản lý và đưa các em vào nơi tránh bão an toàn, thông tin cho gia đình đến đón.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học, Ban chỉ đạo phòng chống tai nạn thương tích của cơ sở huy động mọi nguồn lực tại chỗ chủ động xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống lụt bão, úng ngập, phương án tìm kiếm cứu nạn phù hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị; bố trí lực lượng ứng trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý tình huống khi thiên tai xảy ra, đặc biệt chú ý đối với những địa bàn thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi gần ao hồ, sông, suối; có biện pháp bảo vệ tài sản của đơn vị khi xảy ra mưa lớn, bão, lụt; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, cán bộ, giáo viên và nhân viên.
Các đơn vị trường học chủ động phối hợp với các cơ sở y tế tại địa phương lên phương án dọn dẹp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo điều kiện giảng dạy và học tập bình thường tại nhà trường sau khi thiên tai xảy ra.
Tiếp tục tập trung theo dõi diễn biến của thời tiết và thông báo của Sở trong những ngày tiếp theo trên Website của Sở vào lúc 15h00 hàng ngày và thông báo của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội trên HTV và VTV1.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên. Trong trương hơp co sư cô xay ra hoặc cần trao đổi thông tin, đề nghị liên hệ với Văn phong Sơ, ĐT: 0439.411.887, email: Vanphongso@hanoiedu.vn.
Video đang HOT
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn
Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập cho biết: "Rất tiếc là Hiệp hội chưa có điều kiện đưa đầy đủ dự thảo phương án đổi mới thi tuyển sinh do Hiệp hội đề xuất tới độc giả (trên báo chỉ nêu tinh thần và nội dung chủ yếu). Xin nói thêm, những người xây dựng phương án này đều là những người rất nhiều thực tế, đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo và thực hiện tổ chức các kỳ thi, chúng tôi hiểu rất rõ lý do ra đời, cái được và cái hạn chế của kỳ thi "ba chung". Riêng bản thân tôi có mặt trong Ban chỉ đạo thi từ năm đầu 2002 đến năm 2010, nên hiểu càng kỹ càng sâu sắc về 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng/ năm. Trong phương án do Hiệp hội đề xuất có phân tích kỹ thực tế nhiều năm thực hiện thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH theo "ba chung".
"Hiệp hội còn tổ chức một số cuộc hội thảo, có cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến các trường. Sau đó hoàn thiện nhanh dự thảo để tháng 12/2010 Hiệp hội gửi dự thảo phương án này sang Bộ GD -ĐT với niềm phấn khởi là đã sớm góp được kế sách hay cho Bộ, hy vọng Bộ sẽ xem xét, mở hội thảo để lấy thêm ý kiến, hoàn thiện và kịp sử dụng từ mùa thi năm 2011. Nhưng ... rất tiếc" - Ông Ưng cho hay.
Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thi tốt nghiệp 8 môn thi để xét tuyển vào đại học lại càng tăng tính tiêu cực trong thi cử và rất vất vả cho thí sinh, phụ huynh và xã hội vì tổ chức thi tới 4 ngày?
Năm 2008, sau 2 năm chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (nay là Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQVN) đã thấy mệt mỏi vì dư luận xã hội than rất nhiều về 2 kỳ thi sát nhau, cùng khối lượng kiến thức phổ thông, ông đã tổ chức cuộc họp bàn đưa ra phương án "một kỳ thi sau THPT" với khoảng 6 đến 8 môn thi, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, trắc nghiệm sẽ tăng, tự luận sẽ giảm dần.
Tuy nhiên do công tác chuẩn bị của các đơn vị chức năng của Bộ chưa kỹ, nhất là khâu xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm các môn...Do đó, Bộ trưởng Nhân đã cho hoãn để chuẩn bị thêm. Nhiều người hoan nghênh tư duy đổi mới của Bộ trưởng Nhân. Và, họ chờ đợi năm sau, năm sau và cho đến bây giờ vẫn chờ mong một kỳ thi sau phổ thông, vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, trường nghề xét tuyển, tất nhiên tùy trường mà có thêm tiêu chí tuyển sinh sao cho có được sinh viên phù hợp. Có người còn tính toán chi li, nếu bớt 1 kỳ thi có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục và cho xã hội...
Còn vấn đề tiêu cực trong thi cử...thì chúng ta đều biết, năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nhân đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT khá trung thực. Còn thông thường, nếu chủ yếu thi tự luận thì học sinh mới mang bài vào để quay cóp, còn với phương án mới chủ yếu hình thức thi trắc nghiệm với công nghệ hiện đại giúp cho kỳ thi sẽ hạn chế tối đa quay cóp, sẽ chấm thi bằng máy rất nhanh và khách quan, đỡ tốn công hàng năm có hàng nghìn thầy cô giáo phải "nhốt" vào nơi kín để ra đề thi, để chấm thi. Có người nói, nhiều thầy cô giáo sợ đi chấm thi lắm rồi, vừa căng thẳng thần kinh vừa không được nghỉ hè, mệt mỏi lắm.
Lý do gì mà Hiệp hội lại đề xuất có tới 8 môn thi tốt nghiệp?
Có học sinh khá giỏi toán, lý hóa nhưng lại yếu văn, sử, địa, ngoại ngữ. Nếu thi 3 môn văn, sử, địa thì học sinh đó rớt là chắc rồi. Nhưng nếu thi 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ) thì kết quả thi môn này cao môn kia thấp thì kết quả chung vẫn đạt số điểm đỗ tốt nghiệp THPT.
Trong số 8 môn đó, học sinh dựa vào tổ hợp 3 môn điểm cao nhất - coi đó là thế mạnh của mình để tự tin đăng ký vào ngành học, trường học phù hợp.
Cần nói thêm rằng, thi 8 môn trên không phải là môn thi mới xa lạ với học sinh, xa lạ với Bộ và các trường. Đó là 8 môn quen thuộc, nằm trong tổ hợp 3 môn thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm qua. Thi 8 môn trên là để đánh giá giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, đề xuất này nhằm có lợi cho các trường ĐH ngoài công lập chứ không đem lại lợi ích gì cho nền giáo dục?
Những ý kiến này làm cho chúng tôi rất buồn!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Hiệp hội đã có một số góp ý cho Bộ GD- ĐT để cải tiến làm tốt hơn kỳ thi đã được Bộ lắng nghe, áp dụng.
Chính tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa GD TN TN & NĐ của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phát biểu thừa nhận và hoan nghênh những đóng góp của Hiệp hội giúp cho kỳ thi 2013 tổ chức tốt hơn.
Những kiến nghị, phản biện của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trường hội viên- là thuộc chức năng của Hiệp hội, là việc cần và nên làm, việc đó do Nhà nước giao tại Điều lệ của Hiệp hội được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Suy cho cùng cũng là vì cái chung của nền giáo dục nước nhà.
Sự góp mặt của giáo dục ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới năng động cho nền giáo dục Việt Nam. Giáo dục ngoài công lập là một bộ phận hợp thành hữu cơ của nền giáo dục chung, chịu sự quản lý của Bộ GD ĐT chứ không phải của Hiệp hội. Các trường hoạt động tốt hay không cần khẳng định là trách nhiệm chính của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội chỉ làm theo đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Phương án mà nhiều độc giả đưa ra là tiếp tục tổ chức thi đại học, chỉ nên bỏ thi tốt nghiệp. Là người đã từng làm ở Bộ GD-ĐT và theo sát công tác tuyển sinh ông thấy thế nào?
Theo chúng tôi, cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vai trò tác dụng của kỳ thi này ai cũng biết là rất quan trọng. Sau một quá trình học phổ thông, học sinh cần được đánh giá chính thức bằng kỳ thi này, trên cơ sở đó nhận văn bằng tốt nghiệp THPT làm căn cứ để học tiếp, hoặc vào đời sống lao động.
Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH thì chỉ cấp cho thí sinh 2-3 giấy chứng nhận kết quả thi để tuyển vào trường theo nguyện vọng 1, 2 hoặc 3. Giấy chứng nhận đó chỉ có giá trị 1 năm, chứ không giá trị lâu dài và càng không có tác dụng như bằng tốt nhiệp THPT mà chúng ta nâng niu cất giữ, khi cần thì chỉ việc xuất trình ra.
Trân trọng cám ơn ông!
Theo Dantri
9/11 sẽ là ngày Pháp luật Việt Nam Ngày 1/11, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp báo thông tin về kế hoạch tổ chức "Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" vào 9/11 hằng năm. "Ngày Pháp luật" được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2013 là: " Ngày 9/11 hàng năm là Ngày Pháp...