Ngày 10/5, cả nước có 39 trẻ mắc sởi
Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 10/5/2014, cả nước ghi nhận thêm 39 trường hợp mắc sởi. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 4.311 trường hợp mắc sởi xác định trong số 17.594 sốt phát ban.
Trong ngày 10/5 không ghi nhận trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh sởi. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 138 trường hợp tử vong và nặng xin về có liên quan đến bệnh sởi. Có 32 trường hợp nhập viện tại 3 bệnh viện (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương).
Số bệnh nhân sởi đang điều trị trong ngày 10/5/2014 tại 3 bệnh viện (Bệnh viện Nhi Trung ương, Bạch viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) giảm 21 trường hợp so với ngày 09/5/2014. Trong ngày có 32 tỉnh, thành phố báo cáo không ghi nhận trường hợp nghi sởi mới.
Trẻ điều trị sởi tại BV Nhi TƯ
Đối với tình hình tiêm phòng, tính đến ngày 10/5/2014, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt 92,9% tăng 1,1% so với ngày 09/5/2014.
33 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi cao trên 95% là: Hậu Giang, Nghệ An, Hòa Bình, Đồng Nai, Bạc Liêu, Ninh Bình, Quảng Nam, Nam Định, Bến Tre, Hải Dương, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Đắk Nông, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kon Tum, Hải Phòng, Phú Yên, Cà Mau, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ngãi, Hưng Yên, Kiên Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang.
28 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi từ trên 70 – 95%: Lâm Đồng, Hà Giang, Bình Dương, Sơn La, Thanh Hóa, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Trị, Lào Cai, Lai Châu, Tây Ninh, Hà Nam, Long An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Đắk Lắk, Quảng Ninh, Yên Bái, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bình Thuận, Cao Bằng, Gia Lai, Bình Phước, Bình Định. 02 tỉnh còn lại đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi từ 65 – 70% là: Điện Biên và An Giang.
Video đang HOT
Cùng ngày, Sở Y tế thành phố Hà Nội thành lập 5 Đoàn công tác do Lãnh đạo Sở Y tế làm trưởng Đoàn đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch trên địa bàn Hà Nội. Phối hợp với Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo đi kiểm tra hoạt động phòng, chống dịch sởi, tay chân miệng tại một số trường học tại quận Cầu Giấy.
Theo Cục Y tế dự phòng, các tỉnh, thành phố tiếp tục tổ chức tiêm vét vắc xin sởi cho trẻ từ 9 tháng đến dưới 2 tuổi; 11 tỉnh, thành phố trọng điểm triển khai rà soát đối tượng chuẩn bị tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi tại xã, phường có nguy cơ cao.
Khánh Ngọc
Theo Infonet
Sắp có thuốc chữa sởi
Các nhà khoa học đã thử nghiệm thành công một loại thuốc mới trên chồn sương bị nhiễm virus CDV, loại virus tương tự như sởi.
Đây là nghiên cứu quốc tế mới công bố trên tạp chí Translational Medicine. Các chuyên gia cho biết, CDV là loại virus nguy hiểm đối với loài chồn, khiến những con bị mắc bệnh có thể chết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tất cả con chồn sương được sử dụng thuốc sau 3 ngày bị lây nhiễm đã sống sót và virus bị loại trừ hoàn toàn khỏi cơ thể.
Mặc dù cần nghiên cứu thêm trước khi thuốc được thử nghiệm trên người, nhưng nếu thành công, loại thuốc này có thể giúp diệt trừ sởi bằng cách giảm sự lây lan của nó trong các vụ dịch tại địa phương.
Trong tương lai, các loại thuốc uống kháng virus mới này có thể được sử dụng để điều trị cho những người tiếp xúc với bệnh sởi, chẳng hạn gia đình hay bạn bè của một bệnh nhân sởi. Điều này giúp duy trì hạn chế sự lây lan của virus.
Một loại thuốc mới có thể giúp giảm sự lây lan của bệnh sởi. Ảnh minh họa: Flickr.
Ông Ian Barr, Trung tâm Tham khảo và nghiên cứu về cúm hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới cho biết, trong khi các loại thuốc chống virus vẫn đang được phát triển thì số được đưa ra thị trường thực sự còn thấp. "Nhiều loại thuốc kháng virus có thể thành công trong việc ức chế sự phát triển của virus, nhưng các tác dụng phụ khiến chúng bị loại bỏ", ông Barr nói.
Ông nhấn mạnh rằng, với loại thuốc mới, ngoài việc xác định hiệu quả của thuốc trên người nhiễm sởi, các nhà nghiên cứu cũng cần khắc phục các vấn đề kháng thuốc. Khi virus kháng thuốc, thuốc luôn có nguy cơ trở nên vô tác dụng.
Sởi quay trở lại
Theo Tổ chức Y tế thế giới, sởi vẫn là một trong số nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ, mặc dù đã có văcxin ngừa bệnh an toàn và hiệu quả. Virus sởi rất dễ lây lan trong không khí qua đường hô hấp, ho và hắt hơi. Nếu ở cùng không gian với người bị sởi, 90% người không có miễn dịch sẽ nhiễm bệnh. Để bảo vệ khỏi bệnh này, 95% dân số cần được tiêm chủng để cung cấp miễn dịch.
Lyn Gilbert, giáo sư lâm sàng và các bệnh truyền nhiễm tại ĐH Sydney (Australia) cho biết, sởi đã được ngăn chặn, nhưng gần đây tái xuất, nhất là ở châu Âu, Bắc Mỹ và Australia, nơi có tỷ lệ tiêm ngừa cao.
Năm 2010, hơn 30.000 trường hợp mắc sởi được báo cáo dọc các nước châu Âu - nơi trước đây bệnh đã được kiểm soát, 21 ca tử vong liên quan tới sởi. Năm 2012, ước tính 122.000 người chết vì sởi trên toàn cầu, trong đó phần lớn là trẻ em dưới 5 tuổi.
Giáo sư Gilbert cho rằng có một số lý do gây tái xuất hiện bệnh sởi, bao gồm:
- Giảm tỷ lệ tiêm văcxin.
- Tỷ lệ du lịch cao tới các quốc gia nơi bệnh sởi vẫn phổ biến.
- Nỗi sợ hãi và quan niệm sai lầm về văcxin MMR ngừa sởi.
- Trẻ di cư, từ các nước có tỷ lệ tiêm ngừa thấp.
Giáo sư Michael Wise, chuyên gia sinh học tại ĐH Western Australia, cho biết nếu được đưa vào sử dụng, loại thuốc mới sẽ không ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêm văcxin sởi ở các nước đang phát triển. Tại các nước đã phát triển, thuốc có thể cung cấp cho những người không tiêm ngừa.
Giáo sư Gilbert cho rằng, giá trị chủ yếu của thuốc là giúp những người không tiêm chủng vì lý do nào đó. "Chúng ta vẫn cần tiếp tục duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao - việc cần thiết để chống lại không chỉ sởi mà cả rubella và quai bị cũng như các bệnh trẻ em có thể mắc trong thời thơ ấu", ông nói.
Vương Linh (theo Livescience.com)
Bệnh bại liệt: Những điều đừng quên! Mặc dù bệnh bại liệt đã tuyên bố thanh toán, công bố loại trừ bệnh ra khỏi cộng đồng nhưng sau một thời gian vắng bóng chúng có thể quay trở lại bất cứ lúc nào khi miễn dịch trong cộng đồng giảm xuống ở mức độ thấp. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1988 trên toàn...