Ngày 10/2: Số ca COVID-19 tiếp tục tăng, lên đến 26.032 F0 tại 61 tỉnh, thành
Bản tin dịch COVID-19 ngày 10/2 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc COVID-19 tiếp tục gia tăng lên đến 26.032 ca tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất, hàng loạt tỉnh có số ca mắc trên 1.000 ca/ ngày; Có gần 10.000 ca khỏi, 74 trường hợp tử vong…
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 09/02 đến 16h ngày 10/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 26.032 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 26.023 ca ghi nhận trong nước (tăng 2.070 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 8.264 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.887), Nghệ An (1.749), Hải Phòng (1.366), Hải Dương (1.329), Nam Định (1.189), Bắc Ninh (1.079), Hòa Bình (1.073), Thanh Hóa (996), Đà Nẵng (939), Bắc Giang (876), Vĩnh Phúc (847), Bình Định (744), Thái Nguyên (735), Ninh Bình (715), Phú Thọ (628), Quảng Nam (490), Thái Bình (485), Quảng Bình (468), Lạng Sơn (467), Kon Tum (437), Quảng Ninh (424), Phú Yên (372), Lâm Đồng (365), Sơn La (358), Quảng Trị (350), Lào Cai (330), Bình Phước (305), Tuyên Quang (304), Đắk Nông (298), Đắk Lắk (287), Hưng Yên (261), Thừa Thiên Huế (246), Khánh Hòa (244), TP. Hồ Chí Minh (241), Hà Nam (223), Yên Bái (197), Quảng Ngãi (196), Bà Rịa – Vũng Tàu (187), Cà Mau (171), Cao Bằng (146), Điện Biên (141), Hà Giang (128), Lai Châu (89), Bắc Kạn (85), Bạc Liêu (82), Bình Thuận (80), Vĩnh Long (69), Bến Tre (63), Long An (39), Bình Dương (36), Hà Tĩnh (33), Trà Vinh (30), Hậu Giang (26), Tây Ninh (22), Đồng Tháp (20), Cần Thơ (19), Đồng Nai (18), Kiên Giang (17), An Giang (10), Ninh Thuận (9), Tiền Giang (3).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất với ngày trước đó: Hà Tĩnh (-986), Gia Lai (-215), Phú Thọ (-172).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hòa Bình ( 1.055), Bắc Giang ( 377), Lạng Sơn ( 352).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 18.077 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến ngày 10/2
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.430.683 ca nhiễm, đứng thứ 34/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 145/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 24.616 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.423.553 ca, trong đó có 2.203.777 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (515.109), Bình Dương (293.068), Hà Nội (159.735), Đồng Nai (100.002), Tây Ninh (88.659).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.992 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.206.594 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.699 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.871 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 335 ca
- Thở máy không xâm lấn: 115 ca
- Thở máy xâm lấn: 361 ca
Video đang HOT
- ECMO: 17 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 09/02 đến 17h30 ngày 10/02 ghi nhận 74 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (4) trong đó có 3 ca từ các tỉnh khác chuyển đến: An Giang (1), Sóc Trăng (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (16), Đà Nẵng (4), Hải Dương (4), Quảng Nam (4), Thừa Thiên Huế (4), Bình Định (3), Cần Thơ (3), Đồng Tháp (3), Vĩnh Long (3), Đắk Lắk (2), Đồng Nai (2), Hậu Giang (2), Lâm Đồng (2), Nghệ An (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Ninh (2), Bắc Ninh (1), Bình Thuận (1), Cao Bằng (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Hà Nam (1), Khánh Hòa (1), Long An (1), Ninh Bình (1), Sóc Trăng (1), Thái Nguyên (1), Tiền Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 89 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.688 ca, chiếm tỷ lệ 1,6% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.497.427 mẫu tương đương 77.518.004 lượt người, tăng 65.378 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 09/02 có 416.336 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 184.129.785 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.162.150 liều, tiêm mũi 2 là 74.486.438 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 30.481.197 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.
- Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin, kịp thời, chính xác về biến chủng này; Chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đặc biệt công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch.
- Tiếp tục chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong cách ly, khu phong tỏa.
Mẹ trẻ "chết lặng" khi con 3 tháng tuổi mắc Covid-19
Diễn biến Covid-19 tại Hà Nội ngày một nóng. Số F0 trong ngày mà thành phố ghi nhận đã tiến sát mốc 3.000 ca, kéo theo đó là áp lực lên các cơ sở thu dung và điều trị.
Nỗ lực giảm tải y tế cơ sở
Trên dãy hành lang tầng 11, Khu thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19 đặt tại Ký túc xá Đại học Thủy Lợi (quận Đống Đa, Hà Nội), BS Ngô Văn An, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cùng 3 bác sĩ khác lần lượt gõ cửa từng phòng bệnh, để thăm khám cho các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại đây.
"Chị pha oresol cho cháu bé uống. Nếu đến chiều nay không hết tình trạng tiêu chảy thì báo cho chúng tôi", BS An quay sang nói với người mẹ, sau khi thăm khám cho em bé F0 vừa tròn 3 tháng tuổi, đang nằm trên xe nôi.
Theo BS An, với các trẻ em mắc Covid-19 quan trọng nhất là tình trạng tiêu chảy và sốt. Tuyệt đối không để cho các bé sốt cao và mất nước, nguy hiểm cho sức khỏe.
Bác sĩ An (thứ 2 từ phải sang) thăm khám cho bệnh nhi F0.
"Nếu cháu bé sốt, trước hết chị phải chườm ấm. Chỉ dùng thuốc nếu sau 15 phút chườm ấm bé vẫn không hạ nhiệt, sốt trên 38,5 độ C và ưu tiên paracetamol viên đặt. Với trẻ con phải hạn chế dùng thuốc vì chức năng gan, thận phát triển chưa đầy đủ", bác sĩ An tư vấn tiếp.
Chị Đ.T.H. là mẹ cháu bé. Hai mẹ con cùng được đưa vào cơ sở thu dung này cách đây gần một tuần. Thời điểm biết con mắc Covid-19, chị như "chết lặng", nhiều ngày liền mất ăn mất ngủ vì lo cho sức khỏe của con.
Tuy nhiên, khi vào cơ sở thu dung, cả 2 mẹ con được các y bác sĩ chăm sóc rất chu đáo, chị đã trút bỏ được nỗi lo nặng trĩu trong lòng.
Chị Đ.T.H. là mẹ cháu bé. Hai mẹ con cùng được đưa vào cơ sở thu dung này cách đây gần một tuần.
"Mỗi khi tôi hoặc con có vấn đề gì bất thường sẽ nhắn vào nhóm Zalo của khu thu dung và được các bác sĩ tư vấn ngay. Do đó, 2 mẹ con rất yên tâm. Hy vọng có thể kịp về nhà đón Tết cùng gia đình", chị H. chia sẻ.
Phòng bên cạnh, một nữ bệnh nhân xuất hiện tình trạng đỏ mắt. Qua thăm khám, BS An chẩn đoán F0 này bị viêm kết mạc. Theo anh, đây là triệu chứng đã gặp phải ở nhiều bệnh nhân Covid-19 và không quá đáng ngại. Được bác sĩ tư vấn, sự lo âu trên gương mặt người phụ nữ nhanh chóng biến mất.
Bệnh nhân Covid-19 bị viêm kết mạc (Ảnh: M.N.).
Với hơn 200 bệnh nhân đang điều trị, một chuyến đi buồng của kíp y bác sĩ thường sẽ kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
BS Ngô Văn An là một trong 2 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai được phân công hỗ trợ cơ sở thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19 của quận Đống Đa.
Từ cuối tháng 12, Bệnh viện Bạch Mai đã bắt đầu chiến dịch "chi viện" cho quận Đống Đa. Ngoài cơ sở thu dung này, hơn 20 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai đã tỏa về các phường để cùng tham gia chống dịch tại các trạm y tế, trạm y tế lưu động.
BS Ngô Văn An là một trong 2 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai được phân công hỗ trợ cơ sở thu dung và điều trị bệnh nhân Covid-19 của quận Đống Đa.
"Anh em ở cơ sở không phải là các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hay hồi sức, cũng như chưa có kinh nghiệm chống dịch. Do đó, quá trình vận hành cơ sở thu dung trong giai đoạn đầu vẫn tồn tại một số vấn đề. Khi trực tiếp về hỗ trợ, chúng tôi cùng với các anh em cơ sở đã hội ý và cùng xây dựng lại các quy trình, từ chống nhiễm khuẩn, xét nghiệm cho đến điều trị. Khi đã thống nhất được quy trình, chúng tôi trực tiếp làm việc với tất cả anh chị em, với hình thức cầm tay chỉ việc", BS An chia sẻ.
Chỉ sau khoảng một tuần chuẩn hóa các quy trình, khu thu dung đã vận hành hiệu quả hơn rất nhiều. "Các cán bộ y tế cơ sở rất nhiệt huyết. Do đó, khi chúng tôi cầm tay chỉ việc đã tiến bộ rất nhanh", BS An phấn khởi chia sẻ.
Áp lực thu dung, điều trị "2 tầng" F0
Diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nội ngày một nóng. Số F0 trong ngày mà thành phố ghi nhận đã tiến sát mốc 3.000 ca. Đống Đa là một trong những địa bàn dịch diễn biến phức tạp, thường ghi nhận trên dưới 100 F0 mỗi ngày.
Là đơn vị thu dung và điều trị F0 thể nhẹ lớn nhất của quận Đống Đa, tất cả các bộ phận tại cơ sở này luôn được đặt dưới một sức ép công việc rất lớn.
Theo Trung tá Vũ Quang Khảo, Phụ trách khu thu dung, từ khi được thành lập đến nay, cơ sở này đã tiếp nhận hơn 1.000 lượt bệnh nhân Covid-19. 3 lực lượng chính là quân đội - an ninh - y tế cùng phối hợp để vận hành.
"Trước tình hình diễn biến dịch ở Hà Nội vẫn rất phức tạp, chúng tôi cũng đã sẵn sàng phương án mở rộng quy mô của khu thu dung này lên 1.000 bệnh nhân. Bên cạnh đó, có thể mở thêm khu thu dung ở ký túc xá của các trường đại học khác trên địa bàn", Trung tá Khảo cho hay.
Trung tá Vũ Quang Khảo, Phụ trách khu thu dung.
Theo thống kê, có những ngày cơ sở thu dung này tiếp nhận thêm 80 bệnh nhân mới. Các bệnh nhân chủ yếu được đưa đến vào buổi sáng và chiều nên thường dồn lại rất đông trong cùng thời điểm.
"Người dân khi biết mình mắc Covid-19 đều có tâm trạng lo lắng. Do đó, khâu thủ tục khi tiếp đón phải được xử lý thật nhanh để giúp người bệnh giải tỏa tâm lý", BS An cho hay.
Ngay thời điểm bệnh nhân vừa xuống xe, nhân viên y tế đã bắt đầu công tác tư vấn cho người bệnh về các quy trình phòng chống nhiễm khuẩn; sau đó, mới hướng dẫn bệnh nhân vào khu vực tiếp đón.
Theo thống kê, có những ngày cơ sở thu dung này tiếp nhận thêm 80 bệnh nhân mới (Ảnh: M.N.).
Tại khu vực tiếp đón, người bệnh được làm các thủ tục về chuyên môn như đo các dấu hiệu sinh tồn. Sau khi tiến hành phân loại, bệnh nhân được hướng dẫn lên khu vực phù hợp.
BS An phân tích: "Bình thường chúng tôi có 1 - 2 cán bộ tiếp đón. Tuy nhiên, những thời điểm dồn bệnh nhân có thể tăng lên 4 - 5 cán bộ. Một nhiệm vụ quan trọng là làm thế nào có thể phát hiện sớm nhất bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng, để tiến hành chuyển tầng ngay.
Cơ sở thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 quận Đống Đa không chỉ tiếp nhận F0 tầng một, mà còn cả bệnh nhân tầng 2 chưa có nguy cơ hoặc tình trạng chưa nặng. Việc này giúp giảm tải cho tuyến trên. Nhân lực mỏng, bệnh nhân đông, BS An mô tả, lực lượng điều trị luôn trong tình trạng hoạt động 100% công suất.
"Lực lượng cơ sở của quận Đống Đa hiện có 5 bác sĩ và 9 điều dưỡng. Nhân lực hỗ trợ ngoài 2 bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai có thêm một số bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Với nhân lực như vậy nhưng có những thời điểm cùng lúc tiếp nhận điều trị cho hơn 400 bệnh nhân thì áp lực là rất lớn", BS An bộc bạch.
Các bác sĩ đo chỉ số SpO2 cho một bệnh nhân lớn tuổi (Ảnh: M.N.).
Mỗi buổi sáng các bác sĩ sẽ đi buồng ở khu vực các bệnh nhân "tầng 1". Đến ca chiều, BS An cùng đồng nghiệp sẽ thăm khám cho các bệnh nhân "tầng 2", để phát hiện sớm các triệu chứng chuyển nặng và xử trí kịp thời.
"Nếu tiên lượng trong đêm bệnh nhân có thể chuyển nặng, chúng tôi sẽ liên hệ để chuyển tầng cho bệnh nhân sớm nhất có thể", vị bác sĩ này cho biết.
Khi có vấn đề bất thường, F0 có thể gọi điện trực tiếp cho bác sĩ để được tư vấn.
Một nhiệm vụ khác được đặt ra trong công tác điều trị, theo BS An, các bệnh nhân không chỉ có Covid-19 mà còn có thể mang trong mình nhiều bệnh nền. Do đó, các y bác sĩ phải cá thể hóa trong chỉ định điều trị, không thể điều trị bệnh nhân nào cũng như nhau.
Bên cạnh thăm khám trực tiếp, các bác sĩ tại khu thu dung cũng đã lập ra nhóm Zalo, để các bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ hỗ trợ các vấn đề của mình bất cứ lúc nào.
Ở nơi không có Tết
Trung tá Vũ Quang Khảo cho biết, với sự nỗ lực của tất cả các lực lượng, thành công lớn nhất mà cơ sở thu dung đạt được chính là tỷ lệ bệnh nhân diễn biến nặng lên phải chuyển tầng rất thấp.
Trung tá Vũ Quang Khảo giám sát các hoạt động tại trung tâm điều hành.
"Trong hơn 1.000 F0 được chúng tôi thu dung, điều trị, chỉ có 11 trường hợp phải chuyển tầng. Bà con được chăm sóc tại đây cũng rất hài lòng và đảm bảo cả về sức khỏe lẫn tinh thần", Trung tá Khảo nói, "Dịp Tết sắp tới, trong bối cảnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, anh em xác định tinh thần "trực chiến" 100%".
Với BS An, việc có thể đón cái Tết xa nhà năm thứ hai liên tiếp, cũng đã được anh xác định từ khi bắt đầu nhận nhiệm vụ.
"Cuối tháng 12, khi ban lãnh đạo phân công hỗ trợ chống dịch quận Đống Đa, chúng tôi chỉ có quyết định ngày đi. Cũng như tôi, các anh em đã vào đây làm nhiệm vụ thì xác định không có Tết. Tuy nhiên, anh em lúc nào cũng rất vui vẻ, lạc quan", BS An cười nói.
Tiếng còi xe cấp cứu vang lên ở cổng khu thu dung cũng là lúc các y bác sĩ vừa kết thúc cuộc họp ngắn. Mỗi người một nhiệm vụ, hối hả vào vị trí tiếp nhận lượt bệnh nhân mới.
Ngày 12/1: Có 16.135 ca COVID-19, Hà Nội vẫn dẫn đầu; Khánh Hoà 'bổ sung' 12.156 F0 Bản tin dịch COVID-19 ngày 12/1 của Bộ Y tế cho biết có 16.135 ca mắc COVID-19 tại 60 tỉnh, thành phố; Hà Nội vẫn tiếp tục nhiều nhất với gần 3.000 ca; Trong ngày có gần 40.000 bệnh nhân khỏi; Sở Y tế Khánh Hòa đăng ký bổ sung 12.156 ca COVID-19. Thông tin các ca mắc COVID-19 mới: - Tính từ...