Ngát xanh Long Cốc, kỳ thú Xuân Sơn
Về miền đất Tổ Phú Thọ, du khách nên khám phá vẻ đẹp kỳ thú của đồi chè Long Cốc, Vườn quốc gia Xuân Sơn, trải nghiệm đời sống, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc Mường, Dao.
Đường vào hang Na, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ
Đồi chè Long Cốc, bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc
Thuộc xã Long Cốc, huyện Tân Sơn, đồi chè Long Cốc cách trung tâm Việt Trì, thành phố chính của tỉnh Phú Thọ, khoảng 70km. Vừa đặt chân đến đây, cả một không gian xanh mát hiện ra với những đồi chè hình bát úp nhấp nhô, nối tiếp nhau. Xa xa, thấp thoáng bóng những cô gái Mường đeo gùi hái chè sớm trên triền đồi.
Lên điểm cao nhất khu Bông, nơi lý tưởng nhất để ngắm đồi chè Long Cốc, du khách thu vào tầm mắt bức tranh thiên nhiên tuyệt sắc được tạo nên bởi điệp trùng đồi chè, khi ẩn khi hiện trong màn sương mờ ảo.
Khung cảnh ngoài đời thực gợi nhớ tới những bức ảnh đẹp đến độ mê hoặc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Út Mười, một trong những người đầu tiên khám phá và quảng bá vẻ đẹp của đồi chè Long Cốc và đã được nhiều người mệnh danh là “đại sứ du lịch chè” của Phú Thọ. Những bức ảnh đầu tiên anh chụp đồi chè này vào khoảng tháng 4-2015 nhanh chóng gây “bão” trên mạng xã hội, từ đó thu hút nhiều nhiếp ảnh gia, du khách đến khám phá vẻ đẹp nơi đây.
Tư liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chè cho biết, người Pháp đã sản xuất chè tại vùng trung du Phú Thọ từ những năm cuối thế kỷ thứ 19. Diện tích trồng chè ở xã Long Cốc hiện nay khoảng 600ha, mỗi đồi chè hình bát úp là 1ha.
Video đang HOT
Đồi chè Long Cốc
Trải nghiệm du lịch cộng đồng ở Vườn quốc gia Xuân Sơn
Từ đồi chè Long Cốc, đi xe ô tô hơn 23km nữa là tới Vườn quốc gia Xuân Sơn. Điểm đến dành cho những du khách tham gia tour du lịch cộng đồng ở đây là Trung tâm Thông tin và Hỗ trợ khách du lịch.
Ngay phía trước trung tâm có cặp tượng gà chín cựa, tái hiện chi tiết thú vị trong truyền thuyết thời vua Hùng, với lễ vật kén rể gồm “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Gà đủ chín cựa ngày nay rất hiếm, nhưng vào bản Lấp, bản Cỏi của những người đồng bào Mường, Dao, bạn có thể xem các hộ gia đình ở đây nuôi gà “nhiều cựa”.
Hộ gia đình chị Đặng Thị Điện ở bản Cỏi là nơi bạn có thể xem gà nhiều cựa, ngoài ra còn được xem cách người đồng bào Dao đồ xôi tứ sắc. Chõ xôi gồm 4 tầng mang 4 màu sắc rõ rệt, tạo màu bằng cách ngâm, nhuộm từ lá, rễ cây rừng.
Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, màu xanh là hy vọng và màu vàng mang ý nghĩa thịnh vượng. Trong những dịp lễ lạt, người đồng bào ở đây thường đồ xôi đầy đủ thành mâm xôi ngũ sắc, với màu còn lại là màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết của đất trời.
Một khi đã đến Xuân Sơn, bạn nên thử mâm cỗ lá của người Dao. Bên cạnh những món gần như tương tự với người Mường, mẹt cơm đặc trưng của người Dao còn có cua đá (sống trong hốc đá trên núi), vịt suối lam hoa chuối, đặc biệt là gà nhiều cựa, chỉ có ở Xuân Sơn, với miếng thịt chắc mà không dai, thơm ngon đến miếng cuối cùng!
Đồ xôi tứ sắc
Trong Vườn quốc gia Xuân Sơn có nhiều hang động. Một trong những hang động đẹp, tương đối dễ chinh phục là hang Na. Vào mùa hè, trong khoảng tháng 4-5, hang khô, ở dưới chân hang có lớp nhũ đá tạo thành hình giống lớp vỏ quả na. Tháng 7 trở đi, hang bị ngập nước, “quả na” khổng lồ chìm dưới mặt nước.
Muốn khám phá hang Na, bạn nhớ mang theo đèn pha, tạo nguồn sáng để khám phá tận ngóc ngách của hang và chụp ảnh sống ảo. Trải nghiệm trên đoạn đường vào hang Na cũng khá thú vị, với chuyến bộ hành ngắn xuyên rừng nguyên sinh, hít thở bầu không khí trong lành và ngắm cảnh suối chảy róc rách dọc đường đi.
Đêm là quãng thời gian sôi động nhất của tour du lịch cộng đồng khi cả khách và người đồng bào quây quần bên đống lửa bập bùng, nhảy sạp cùng các cô sơn nữ Mường, Dao. Hương rượu men lá ngấm vào người trong bữa cơm chiều trước đó khiến người lữ khách thêm say tình, say đất trời Xuân Sơn.
Hang Na, Vườn quốc gia Xuân Sơn
Đồi chè Long Cốc và Vườn quốc gia Xuân Sơn - Địa chỉ du lịch hấp dẫn
Đồi chè Long Cốc và Vườn quốc gia Xuân Sơn đang trở thành những điểm đến độc đáo mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Phú Thọ.
Tuyệt tác thiên nhiên đồi chè Long Cốc
Được mệnh danh là "chốn bồng lai trên đất trung du", đồi chè Long Cốc (xã Long Cốc, huyện Thanh Sơn) được xem là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Đến đây, du khách như lạc vào không gian tiên cảnh, mê đắm trước vẻ đẹp của hơn 600ha chè trải dài bất tận giữa cảnh sắc thiên nhiên trong trẻo, thuần khiết. Đồi chè Long Cốc gồm hàng trăm quả đồi bát úp nối nhau, là địa điểm lý tưởng để du khách có thể khám phá quanh năm. Những con đường nhỏ, uốn lượn ven đồi sẽ dẫn du khách đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ tháng 3 đến tháng 12, chè lên xanh mát tạo nên tấm thảm xanh mỡ màng, đầy sức sống. Từ tháng 12 trở đi, khi cây chè được đốn "ngủ đông", những đồi chè sẽ xuất hiện các đường nét, hình khối đa dạng, độc đáo kích thích trí tưởng tượng phong phú của mỗi người.
Đặc biệt, đồi chè Long Cốc lung linh, huyền ảo, kỳ bí khi khoác lên mình lớp sương sớm lúc bình minh. Giữa núi đồi chạm mây trời, dải mây ngũ sắc bồng bềnh, uốn lượn, luồn xuống thung lũng như chiếc khăn màu tô điểm cho sắc xanh hiền hòa của cây chè.
Đến với Long Cốc, du khách còn được check in, thỏa sức sáng tạo những tấm ảnh tuyệt đẹp với đồi chè, thưởng thức những chén trà thơm ngát mang đậm nét văn hóa bản địa vùng đất Thanh Sơn.
Đón nắng trên đồi chè Long Cốc
Du lịch sinh thái cộng đồng Vườn quốc gia Xuân Sơn
Là một trong ba khu vườn quốc gia nổi tiếng cả nước, Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dãy Hoàng Liên Sơn và ở phía Tây Nam huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác giữa ranh giới của ba tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình và Sơn La. Cách Hà Nội khoảng 120km, Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Sơn được ví như "lá phổi xanh", là điểm du lịch hấp dẫn với hệ động thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Khi tới Xuân Sơn, du khách vẫn cảm nhận được nét đẹp hoang sơ vốn có, chưa bị can thiệp nhiều bởi hoạt động khai thác du lịch. Bao phủ khắp nơi là màu xanh ngợp mắt của những tán cây đủ loại ken vào nhau tầng tầng, lớp lớp. Thấp thoáng đâu đó là những mái nhà sàn và thoang thoảng mùi hương lúa nếp nương cùng tiếng suối nước chảy róc rách... Đến với Xuân Sơn, du khách được trải nghiệm bốn mùa trong một ngày. Buổi sáng là không gian mát mẻ của mùa xuân, buổi trưa là khí trời ấm áp của mùa hè, buổi chiều khiến lòng người lắng lại với những cơn gió hiu hiu của mùa thu và buổi tối là cái se lạnh ngọt ngào của mùa đông.
Trải nghiệm hái chè. Ảnh: Út Mười
Xuân Sơn còn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với hệ động thực vật vô cùng phong phú và nhiều dạng địa hình kiến tạo. Du khách có dịp chiêm ngưỡng 3 đỉnh núi cao trên 1.000m (núi Voi, núi Ten và núi Cẩn) với hàng trăm hang động và nhiều suối, thác nước có độ cao trên 50m, che phủ hang, hốc đá, hòa quyện màu thác bạc với màu xanh của rừng già làm cho phong cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Xuân Sơn có 16 hang động đá với thạch nhũ đẹp, muôn hình vạn trạng nhờ quá trình phong hóa, thủy hóa kì diệu của tự nhiên. Nổi bật trong hệ thống hang ở Xuân Sơn là hang Lạng ăn sâu trong lòng núi Ten, dài trên 6.000m, lòng hang rộng, thoáng, có nơi cao tới 20m. Trong hang có nhiều thạch nhũ buông xuống, qua hàng triệu triệu năm đã tạo nên muôn hình ngàn dạng, tạo nên vẻ đẹp huyền bí.
Cộng đồng các dân tộc Dao, Mường sinh sống tại bản Dù, bản Lạng, bản Lấp và bản Cỏi nơi đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của mình qua nét đẹp trang phục, lễ hội, các hoạt động đời sống sinh hoạt hàng ngày như đan lát đồ dùng thủ công, dệt thổ cẩm, thêu, lễ cấp sắc, múa đâm đuống, múa xòe, uống rượu hoẵng, ăn cơm lam, gà nhiều cựa, lợn mán với mâm cỗ lá người dân tộc độc đáo. Đây là điểm đến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và trải nghiệm cộng đồng hấp dẫn khi về với Phú Thọ.
Khám phá nét độc đáo vực Hòm Trong chuyến đi tham quan các di sản, khám phá các danh lam thắng cảnh phía tây huyện Tuy An mới đây, Vực Hòm thuộc thôn Vĩnh Xuân, xã An Lĩnh là một danh thắng khá độc đáo, gây ấn tượng với đoàn chúng tôi. Các văn nghệ sĩ khám phá Vực Hòm - một cảnh đẹp hoang sơ ở xã An Lĩnh,...