Ngất ngây với hương vị núi rừng lạ miệng trong món xôi trám đặc sản Cao Bằng
Chỉ với hai nguyên liệu cơ bản là nếp và trám, xôi trám Cao Bằng vẫn mang đến hương vị thơm ngon khó cưỡng.
Bên cạnh thác Bản Giốc hùng vĩ, di tích Pác Bó đậm dấu lịch sử hay hồ Thang Hen mơ màng… Cao Bằng còn thu hút bởi nền ẩm thực địa phương đa dạng và độc đáo.
Bằng chính những thức quà từ thiên nhiên mộc mạc và đơn sơ, bàn tay khéo léo của người dân nơi đây đã sáng tạo ra vô vàn những món ăn đặc sản lạ miệng mà đầy sức hút. Xôi trám chính là một trong những cái tên nổi bật không thể bỏ qua.
Xôi trám Cao Bằng được Hội Kỷ lục gia Việt Nam – Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố trong danh sách top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. (Ảnh: supportcongdulich)
Không cầu kỳ hay chứa nhiều nguyên liệu như xôi mặn của Sài Gòn hay xôi xéo ở Hà Nội, xôi trám Cao Bằng với thành phần tối giản nhưng mang đậm hương vị của núi rừng vẫn có sức hút khó cưỡng với du khách.
Gạo nếp và trám đen chính là hai thành phần quan trọng nhất để làm ra xôi trám. Tuy gói gọn về nguyên liệu nhưng công đoạn chế biến cho ra được một nồi xôi ngon đúng vị thì không hề đơn giản.
Quả trám đen giàu chất dinh dưỡng. (Ảnh: the_anh_hoang)
Phần trám tươi được đun trong nồi ngập nước quá nửa với lửa nhỏ. Đảo đều trám trong nồi nước cho đến khi nước nóng già rồi tắt bếp để ủ tầm 30 phút. Trám sau khi om mềm, chín sẽ được tách đôi lấy cùi, bỏ hạt.
Trám khi nấu chín từ từ, tinh dầu hòa vào nếp tạo nên hương thơm rất dễ chịu. (Ảnh: Bế Hậu)
Để có được xôi trám ngon, phần nếp được chọn phải là nếp hương đúng mùa. Nếp đem ngâm với nước tầm 8 – 10 tiếng, sau đó vo sạch, cho vào chõ trộn cùng với cùi trám, xóc với chút muối để xôi dẻo lâu và thêm đậm đà và nấu với lửa nhỏ.
Video đang HOT
Màu hồng tím đẹp mắt của xôi trám. (Ảnh: anngon_macdep)
Sau 30 phút, mở nắp vung, mùi thơm của nếp chín và nhựa trám bùi và ngậy bay ngào ngạt khắp không gian báo hiệu cho một nồi xôi hấp dẫn đã hoàn thành. Thành phẩm xôi trám dẻo thơm, không dính tay và có màu tím hồng vô cùng đẹp mắt.
Xôi trám dân dã nhưng không kém phần ngon miệng. (Ảnh: supportcongdulich)
Món xôi trám có thể ăn kèm muối vừng đen hoặc lạp xưởng Cao Bằng. Vị dẻo ngọt của nếp hòa lẫn với cái sần sật béo bùi tự nhiên của trám tạo nên một tổ hợp ẩm thực lạ miệng đầy thú vị, ăn mãi mà không thấy ngán. Hơn hết, hương thơm đặc trưng của trám thoang thoảng tỏa ra từ phần xôi vẫn còn nóng hổi phảng phất khói càng tăng thêm sức hấp dẫn của thức quà đặc sản vùng Cao Bằng.
Đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức xôi trám Cao Bằng khi có dịp ghé qua mảnh đất xinh đẹp này nhé! (Ảnh: bagiahamchoi)
Đối với người dân nơi đây, xôi trám là món ăn truyền thống có thể xuất hiện trong bữa sáng bình dị, dần dà tỏa ra trong các nhà hàng, quán ăn, lễ hội và mâm cơm ấm cúng của gia đình. Còn đối với du khách có dịp thử món ăn đặc sản này, đây là một trải nghiệm ẩm thực độc đáo khó quên trong chuyến hành trình khám phá vùng đất Đông Bắc xinh đẹp của đất nước.
Đặc sản Cao Bằng cho du khách ăn - Mua làm quà đậm chất đông Bắc
Cao Bằng được biết đến là miền đất đồi núi khi diện tích toàn tỉnh có đến 90% là đồi núi, nơi đây nổi tiếng với hai con sông lớn là Sông Gâm và sông Bằng.
Điều kiện thiên nhiên nơi đây được xem khá thuận lợi để phát triển văn hóa ẩm thực bởi có rất nhiều sản vật giàu dinh dưỡng từ núi rừng, sông suối xung quanh.
Vậy ăn gì ở Cao Bằng, Cao Bằng có đặc sản gì? Cùng Sản Phẩm Đặc Sản khám phá ngay nha!
I. Ẩm thực Cao Bằng có gì đặc biệt?
1. Sự độc đáo trong đa dạng món ăn
Sự độc đáo của ẩm thực Cao Bằng được thể hiện rõ trong cách chế biến và kết hợp các loại thực phẩm sẵn có nơi đây. Hơn nữa, Cao Bằng có tới 11 dân tộc sinh sống cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự độc đáo của ẩm thực. Ví dụ một loại rau nhưng lại được mỗi dân tộc chế biến một cách khác nhau, nêm gia vị đặc trưng riêng.
Ẩm thực Cao Bằng đặc biệt trong cách chế biến món ăn
II. Gợi ý 6 món ăn đặc sản Cao Bằng cho du khách thưởng thức
1. Bánh áp chao
Được chế biến từ nguyên liệu chính đó là bột gạo, thịt vịt bánh áp chao thường được ăn lặn với hình dáng gần giống với bánh rán và chúng thường được ăn chung với các loại rau thơm đặc trưng của Cao Bằng. Bánh áp chao xuất hiện khá nhiều tại các quán ăn, nhà hàng nổi tiếng của Cao Bằng.
Bánh áp chao là món ăn vặt được nhiều du khách lựa chọn
2. Bánh trôi Cao Bằng
Bánh trôi Cao Bằng hay còn được gọi với cái tên khác đó là Coóng phù. Là món ăn được làm từ bột gạo nếp và gạo tẻ trộn lại. Nhân của bánh trôi được làm từ lạc rang giã nhỏ trộn cùng vừng. Thông thường người thợ làm bánh sẽ viên tròn bánh bằng quả trứng cút, để món bánh trôi thêm phần hấp dẫn người ta còn nhuộm bánh bằng các màu sắc khác nhau thông qua các nguyên liệu như là dứa, hạt gấc, lá cẩm,...
Bánh trôi Cao Bằng có nhân là lạc rang và có nhiều màu sắc khác nhau
3. Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến được làm từ nguyên liệu chính đó là bột nếp, lá non cây vả và dĩ nhiên không thể thiếu nguyên liệu đó là trứng kiến. Trứng kiến thường được lấy từ các loài kiến có thân nhỏ, phần đuôi nhọn, loài động vật này xuất hiện nhiều trên cây vầu. Khi chế biến người ta thường cho thêm chút hẹ để át đi vị hăng đặc trưng của trứng kiến.
Món bánh độc đáo này có vị rất thơm, dẻo và béo ngậy của trứng kiến.
Nếu một lần được thử bạn nhất định sẽ bị nó mê hoặc ngay lần ăn đầu tiên
4. Xôi trám Cao Bằng
Để có món xôi trám thơm ngon người dân Cao Bằng đã phải lựa chọn vô cùng kỹ càng những quả trám chín mọng, để ngon nhất thì cần phải ngâm chúng trong mức nhiệt độ khoảng 25 độ C. Sau đó thực hiện tách lấy thịt và vứt phần vỏ, hạt trám đi rồi trộn đều thịt trám với nếp. Hương vị của món xôi này khá lạ nó không giống với món xôi quê bạn bởi sự lạ miệng của vị trám.
5. Bánh chè lam
Bánh chè lam là một món ăn cổ truyền của người Cao Bằng. Để có được món chè lam ngon bạn cần các nguyên liệu như bột nếp, lạc, gừng, mạch nha. Khi ăn ngoài vị ngọt bạn còn thấy được vị cay của gừng, bùi của lạ và dẻo dẻo của bột nếp. Chiều chiều ngồi mát thưởng thức ly trà cùng bánh lam thì còn gì bằng.
6. Phở chua Cao Bằng
Phở Chua là một trong những món ăn được đặt trong sách đỏ "những món ngon nên ăn thử một lần khi đến Việt Nam". Cũng giống như Phở Chua Lạng Sơn, về nguyên liệu của món phở chua gồm có bánh phở, dạ dày và gan heo, lạp xưởng, vịt quat, ba chỉ,...rau thơm và lạc rang . Món phở này ngon tuyệt cũng nhờ phần nước dùng đậm đà được lấy từ bụng vịt, sau đó pha thêm cùng với tỏi, dấm, đường.
Khi ăn, bạn nhớ trộn đều phở để cảm nhận rõ hương vị món ăn này nha
III. 3 món ăn đặc sản Cao Bằng mang về làm quà cho du khách
1. Bánh bò đặc sản Cao Bằng
Từ xa xưa món bánh bò luôn được xem là món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người con Cao Bằng. Loại bánh này có màng vàng, xốp, khi ăn bạn sẽ thấy được vị ngọt thanh đặc trưng của món bánh này. Bánh bò được làm từ đường đen, men và gạo tẻ không chỉ ngon mà còn là món ăn kích thích vị giác rất tốt bởi lượng men phù hợp giúp người ăn tạo cảm giác ngon miệng và kích thích tiêu hóa nhanh hơn.
Du khách đến đây họ rất hay chọn bánh bò là đặc sản mua về làm quà
2. Đặc sản bánh chưng đen bảo lạc Cao Bằng
Nếu Hà Giang có bánh chưng gù nổi tiếng vùng miền thì tại Cao Bằng lại được biết đến có món bánh chưng đen Bảo Lạc ngon tuyệt cú mèo. Đây là món ăn được dùng nhiều trong các ngày tết của người dân Cao Bằng. Bánh chưng đen Bảo Lạc Cao Bằng có vị thơm đặc trưng của gạo nếp, vị thơm của cây rừng, bùi bùi của đổ xanh và béo ngậy của thịt lợn. Điểm đặc biệt của loại bánh chưng này là không sử dụng hành mà thay vào đó họ sẽ cho thêm một vài lát gừng giúp tạo vị khác biệt so với những loại bánh chưng khác của Việt Nam.
Dé bò Tây Sơn Dé Bò Tây Sơn là món ăn đặc sản ở vùng đất võ Tây Sơn Bình Định. Món này được làm từ lòng bò nấu với lá giang, là món khoái khẩu của mấy anh em chiến hữu nè Thành phần Khẩu phần: 4 người Lòng bò 1 Kg Lá gian g3 Bó Sả 5 Củ Nước mắm 1 Muỗng canh Muối hột...