“Ngất lịm” trước không gian bếp 20m được decor theo phong cách Farmhouse đẹp mê li của gia đình Hà Nội với chi phí 200 triệu đồng
Không gian tuy nhỏ nhưng được decor theo phong cách mới lạ Farmhouse được rất nhiều người khen ngợi vì quá đẹp.
Căn hộ được chị Hồng Vượng mua lại từ một người chủ cũ, căn bếp trước khi cải tạo cũng đã xuống cấp rất nhiều. Phần tường ẩm thấp và mốc khá nhiều.
” Tính mình vốn cầu kỳ, nên rất muốn sửa sang lại cho tiện nghi và sạch sẽ, để có không gian sống lâu dài ổn định. Tuy nhiên công việc mình lại khá là bận rộn, nên năm nay mới chỉ dừng lại được ở việc sửa chữa gian bếp này thôi“, chị Hồng Vượng chia sẻ.
Gia đình chị Vượng chọn phong cách Farmhouse, lẫn 1 chút Shabby cho đỡ thô mộc.
Đệm ghế tháo rời, có thể giặt thường xuyên được.
Tủ bếp bằng gỗ nhựa chịu nước, không mối mọt. Điều này giúp chị Vượng có thể yên tâm mà sử dụng hàng chục năm mà không sợ.
Bồn rửa sứ chuẩn phong cách Farmhouse. Bồn này rửa cũng dễ vệ sinh sạch sẽ, nhưng phải nhẹ tay để tránh xước xát.
Ở góc bếp, thay vì dùng giá xoay kiểu cũ, chị Vượng dùng cái giá góc liên hoàn này của thương hiệu Hafele, tiết kiệm diện tích và tận dụng được toàn bộ không gian. Và cái tay nắm cũng chọn lựa cho hợp style.
Video đang HOT
Được biết, diện tích sàn của căn bếp là 20m và được chị Vượng decor theo phong cách Farmhouse. ” Bếp là không gian thắp lửa cho tình yêu và cuộc sống của mỗi gia đình. Mình vốn mơ ước có một không gian bếp thật đầy đủ và ấm cúng, để gia đình, bạn bè có thể tụ tập ăn uống thường xuyên hơn, là nơi kết nối yêu thương hàng ngày, cho nên dù chỉ là không gian nhỏ, mình vẫn muốn thiết kế, thi công chỉn chu nhất có thể. Sau khi sử sang lại mình khá là hài lòng với kết quả đạt được.
Kể ra, nếu thời gian cho phép, và không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, khéo mình còn bày vẽ thêm nữa cũng nên. Bây giờ thì việc vào bếp đã thực sự trở thành niềm vui, chứ không còn là gánh nặng và nghĩa vụ nữa“, chị Vượng chia sẻ thêm.
Giá bát nâng hạ cũng của Hafele, dòng Cucina. Theo chị Vượng thì những chi tiết cơ khí này vẫn nên dùng đồ hãng cho đảm bảo, đỡ lo vỡ bát đĩa.
Đây là khoang để chai lọ gia vị lưu trữ. Do bận việc cơ quan, chị Vượng cũng chưa có thời gian để sắp xếp vào. Cái giá này thấy bên nước ngoài người ta dùng cũng nhiều, khá là tiện lợi. Nhưng trong điều kiện khí hậu của Việt Nam, chị vẫn phải sử dụng inox và nhựa, để đảm bảo hiệu quả và độ bền lâu dài.
View nhìn ngược lại lối vào bếp.
Chị Vượng cho biết: “Phụ nữ nào mà chẳng thích hoa. Mình còn muốn decor dày hơn nữa. Nhưng bếp núc thì vẫn phải kiềm chế để không gian thoáng đãng, thoải mái hơn”.
Ảnh: NVCC
Hội chị em ngả mũ với màn cải tạo bếp linh hoạt: Bàn đảo bếp cũng chính là tủ giày, kê thêm ghế thành góc làm việc sang xịn
Căn bếp được cải tạo từ kinh nghiệm "cây nhà lá vườn" nhưng thành quả khiến ai cũng phải trầm trồ.
Mới đây, chị Kim Thoa khiến cư dân Yêu Bếp được phen trầm trồ khi tự thiết kế căn bếp trong mơ với vốn kinh nghiệm sẵn có và tài ứng biến cực linh hoạt.
Khi mua nhà, chị Thoa tâm niệm phải tìm được căn có bếp mở. Dù được cảnh báo trước là sẽ "ám mùi thức ăn", "bừa bộn thì không che được" ... nhưng với bếp mở, chị có thể vừa nấu nướng trong bếp vừa trò chuyện cùng người thân, bạn bè ở phòng khách. Theo chị, việc nấu nướng không chỉ là nấu ăn mà còn là cách chúng ta kết nối.
Căn bếp khi mới được bàn giao
Bản vẽ 3D được thiết kế bằng photoshop và PowerPoint
Bếp trong quá trình thi công
Chị Kim Thoa quan niệm rằng, một căn bếp lý tưởng không chỉ đẹp mà còn phải tiện. Nó không chỉ lung linh khi lên hình mà phải khiến người nấu ăn thấy hạnh phúc, thoải mái mỗi khi nấu nướng. Vì kinh phí có hạn nên chị Thoa quyết định sẽ tận dụng tối đa những gì chủ đầu tư đã bàn giao, gồm có tủ bếp, bồn rửa, bếp hồng ngoại, hút mùi.
Tuy nhiên, căn bếp cũng gặp một vài vấn đề: tủ bếp dưới là màu gỗ tối không hợp với style mong muốn, bên trong tủ thiếu kệ ngang. Đồng thời, chị còn được tặng 1 cái lò nướng rất đẹp nhưng lại không nhét vừa bất cứ tủ bếp nào. Và vì bếp mở lại gần với cửa chính nên cần tính toán làm sao để hệ bếp và tủ giày phải ăn nhập với nhau. Sau khi đã xác định hiện trạng và nhu cầu của bản thân, chị Thoa tiến hành thiết kế lại bếp với kinh nghiệm "cây nhà lá vườn".
Tone xanh - trắng cực dịu mắt
Đầu tiên, bản 3D của bếp là thành quả của kỹ năng photoshop và PowerPoint ít ỏi. Chị Thoa giữ lại gần như toàn bộ phần bếp của chủ đầu tư, chỉ thay cánh tủ bếp dưới màu xám xanh để cân bằng lại hệ màu sắc chung của căn nhà đang thiên về tông sáng. Khi thi công, cánh tủ cũ chị cũng không bỏ đi mà tận dụng cắt thành các thanh ngang để chia ngăn bên trong tiện cho việc lưu trữ. Ngoài ra, với chiếc lò nướng được tặng, chị quyết định sửa lại 1 ngăn tủ để bỏ vừa khít, nhìn y như lò nướng âm tường, lại không cần để lên mặt bếp chiếm chỗ.
Một thiết kế khác khiến chị Thoa đau đầu nhưng cũng vô cùng ưng ý là chiếc tủ giày kiêm luôn đảo bếp di động. Thiết kế này đúng với tiêu chí chung của căn nhà, nội thất được làm rời để có thể thay đổi tuỳ hứng. Tủ giày này cũng được thiết kế di động gồm 4 ngăn với chiều cao hơn mặt bếp 1 chút, có mặt trên bằng đá trắng còn cánh tủ tệp màu với tủ bếp dưới. Thông thường tủ sẽ được đặt cạnh lối cửa chính để ngăn bếp với cửa tạo nên một entry hall (khu vực để tháo giày, cất đồ ngay khi mở cửa vào). Còn muốn thay đổi thì chiếc tủ giày được kéo ra trung tâm để biến thành đảo bếp. Tại đây chị bố trí thêm 2 ghế cao để vừa là một quầy mini-bar tha hồ mời bạn bè đến chill, vừa là góc work from home.
Tủ giày được chuyển ra giữa nhà để kiêm luôn bàn bếp
Tuy tủ giày trên chứa được khoảng 30 đôi nhưng chị Thoa vẫn muốn làm thêm 1 tủ giày khác để phòng hờ khi tủ giày kia quá tải. Tủ này được kết nối với hệ tủ bếp tạo nên sự hài hoà về màu sắc và bố cục khi đặt cạnh tủ lạnh. Đồng thời, phía trên tủ lạnh chị thiết kế 1 tủ lớn dành để làm kho lưu trữ các loại hộp đựng hay đồ bếp ít dùng tới. Toàn bộ hệ tủ này cũng có màu sắc tương đồng với màu tủ bếp dưới. Để có sự thống nhất này, tất cả hệ tủ mới thêm vào đã được vẽ ra thật chi tiết, kèm số đo và hình minh hoạ gần giống từ cánh cửa đến màu sơn để chắc chắn là bên xưởng làm ra chính xác.
Về mặt đá bếp, ban đầu có màu đen tuy không quá lệch nhưng chị Thoa cho rằng màu trắng sẽ ăn nhập hơn với màu tủ bếp hơn. Nhưng vì không đủ kinh phí và cũng muốn thử nghiệm nhiều màu sắc nên chị quyết định dùng giấy dán đá marble loại chuyên dùng cho mặt bếp có tráng nhôm chống nhiệt và chống nước. Trước đó, chị mua về dán thử trên bếp cũ và dùng thấy rất ổn mới dán lên mặt bếp. Vậy là mặt bếp được lột xác với giá chỉ chưa tới 200k, khi nào chán thì có thể gỡ ra dán màu khác, quá tiện.
Mặt bếp được giấy dán đá marble chưa đến 200k nhưng trông vẫn sang
Vật dụng trong bếp được chọn theo tiêu chí hạn chế tối đa đồ nhựa, ưu tiên dùng hàng mây tre đan và gốm sứ, kim loại. Chị Thoa chia sẻ đã đi "săn" từng cái chén, cái tô, chiếc muỗng, thậm chí cả cái bình nước rửa chén để tìm được đồ ưng ý. Những chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại giúp căn bếp được nâng tầm lên đáng kể.
Sau khi phần thô đã xong xuôi, nhiệm vụ quan trọng tiếp theo là sắp xếp đồ dùng vào các ngăn, kệ. Các ngăn đồ khô và vật dụng ít dùng được chị đặt ở trên cao. Còn chén dĩa dễ vỡ và đồ nặng hay dùng thì để ở bên dưới. Ngoài ra còn có 1 ngăn riêng cho đồ pha chế cafe, 1 ngăn cho chén bát thường dùng ngay cạnh bồn rửa để tiện cho việc vệ sinh. Bên dưới bồn rửa là thùng rác và các loại nước tẩy rửa (vì không thích để các loại chai nhựa lên mặt bếp nên chị mua bình sứ riêng và mua các bịch lớn để chiết ra vừa đẹp vừa tiết kiệm).
Từng món đồ nhỏ cũng được chọn lựa tỉ mỉ
Một phần quan trọng khác giúp cho việc nấu nướng dễ dàng hơn là những món đồ bếp hiện đại. Những đồ gia dụng này chị được tài trợ gần như 90% từ bạn bè, từ chiếc lò nướng đến nồi chiên không dầu, từ bình pha cà phê Moka Pot đến chiếc xửng hấp...
Tuy căn bếp vẫn chưa hoàn thành và cần sắm sửa thêm, tuy nhiên, nữ chủ nhân chia sẻ rằng: " Mình vẫn còn muốn thay cái kính bếp, lắp máy lọc nước hay sắm thêm bộ nồi gang... nhưng mà mình không vội vì đây là nhà mình mà, đâu phải là công việc để đặt ra deadline hoàn thành. Mình sẽ vẫn cứ thay đổi và tận hưởng niềm vui này mỗi ngày dù tốn công, tốn tiền ".
Nguồn: NVCC
Căn bếp Farmhouse chuẩn Pinterest khiến chị em chết mê chết mệt: Tinh tế tỉ mỉ đến từng chi tiết, cách sắp xếp lại càng đỉnh cao hơn Căn bếp Farmhouse này đúng là niềm mơ ước của nhiều chị em. Căn bếp của chị Trần Trang mới đây được chị em yêu bếp vô cùng ngưỡng mộ với phong cách Farmhouse vừa ấm cúng vừa xinh xắn. Vì chị từng có nhiều năm làm việc trong ngành trang trí đám cưới, tổ chức sự kiện và có đam mê làm...