Ngạt khí, 3 phu vàng tử nạn trong hầm sâu
Trong lúc đào quặng vàng dưới hầm sâu, bất ngờ máy nổ bơm khí xuống hầm gặp sự cố, khiến 3 phu vàng chết ngạt dưới hầm sâu tại bãi đào vàng trái phép thuộc địa bàn xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn, Quảng Nam…
Chiều tối hôm nay (11-4), Văn phòng Công an huyện Phước Sơn cho biết xác 3 phu vàng bị chết ngạt dưới hầm sâu hơn 150 m đã được đưa ra khỏi hầm và chuyển về quê an táng.
Theo ghi nhận của công an huyện Phước Sơn, đây là khu vực bãi đào vàng trái phép vừa bị lực lượng công an truy quét tiêu hủy các lán trại và đẩy đuổi số người làm vàng trái phép ra khỏi địa bàn hôm ngày 7-4 vừa qua.
Một hầm vàng tại xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn.
Bãi vàng Phước Sơn bị lực lượng công an truy đuổi
Video đang HOT
Sau khi lực lượng truy quét rút khỏi bãi vàng, một số phu vàng chạy trốn trên núi đã xuống lại bãi vàng 39, xã Phước Hòa, huyện Phước Sơn để tiếp tục đào đãi.
Tất cả các hầm vàng này đều đào sâu vào lòng núi sâu từ 100-200 m đã được lực lượng chức năng xử lý bằng cách đánh sập các miệng hầm lò. Tuy nhiên các đối tượng vẫn ngoan cố lén lút quay trở lại đào bới.
Vào chiều hôm ngày 8-4, trong lúc 3 phu vàng đào quặng dưới hầm sâu khoảng hơn 150 m, thì bất ngờ chiếc máy nổ bơm dưỡng khí xuống hầm gặp sự cố chết máy và cả 3 phu vàng dưới hầm sâu đều tử nạn.Điều tra ban đầu từ công an huyện Phước Sơn cho biết chiều hôm nay do địa bàn vùng núi hiểm trở, nên đến sáng hôm nay lực lượng công an mới vào đến hiện trường và điều tra nguyên nhân.
Theo khai nhận của các phu vàng còn sống trên miệng hầm cho biết 3 nạn nhân bị chết ngạt dưới hầm sâu là Nguyễn Văn Thanh và Võ Văn Tuyển, còn lại một nạn nhân chưa rõ họ tên.
Tất cả 3 người tử nạn đều trú tại xã Trại Can, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Đây là những phu vàng vào bãi vàng 39 xã Phước Hòa làm thuê cho một chủ bãi tên Tiến cùng quê Thái Nguyên theo hình thức ăn chia sản phẩm.
Hiện công an huyện Phước Sơn đang hoàn tất hồ sơ và báo cáo công an tỉnh xin ý chỉ đạo để khởi tố vụ án xử lý chủ bãi.
Theo Dantri
"Xẻ" vỉa hè cho thuê
Vỉa hè đường đê Bạch Đằng dài 3km ven sông Bàn Thạch, thuộc phường Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam đang bị UBND phường và thành phố "xẻ" ra cho người dân thuê làm quán nhậu.
"Xẻ" theo chủ trương
Đường đê Bạch Đằng không chỉ là tuyến giao thông mà còn là tuyến đê ngăn lụt do thủy triều sông Bàn Thạch dâng cao vào mùa mưa. Dọc vỉa hè của đường có trồng nhiều cây xanh tạo cảnh quan môi trường sinh thái cho người dân Tam Kỳ. Thế nhưng chưa có người dân nào được hưởng cảnh quan của con đường này, trừ dân nhậu. Bởi từ khi được xây dựng và hoàn thành đến nay, con đường này không còn một khoảng trống nào, các chủ quán nhậu kê dày đặc bàn ghế, bếp núc nấu nước, rồi xe cộ...
Vỉa hè đường Bạch Đằng được UBND phường Phước Hòa và UBND TP.Tam Kỳ cho thuê mở quán, gây mất mỹ quan thành phố.
Ông Lê Đình Thành -Phó Chủ tịch UBND phường Phước Hòa, thừa nhận: "Các quán nhậu đang buôn bán tại vỉa hè đường đê Bạch Đằng thuộc khu vực phường là do phường cho thuê tính theo mùa. Khoảng 30 hộ kinh doanh, mỗi tháng nộp phí từ 1 - 1,2 triệu đồng/hộ cho phường. Việc cho thuê vỉa hè là chủ trương của TP.Tam Kỳ cho phép khai thác mặt bằng công theo Quyết định số 1714 của UBND TP.Tam Kỳ (do ông Trần Nam Hưng - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ ký ngày 10.4.2012) nhằm tạo thêm nguồn thu kinh phí cho địa phương.
Cũng theo ông Thành, ngoài vỉa hè đường đê Bạch Đằng, phường này còn "xẻ" vỉa hè nhiều tuyến đường khác để cho người kinh doanh thuê, như tuyến đường Phan Châu Trinh, Trần Cao Vân...
10 năm "giết chết" vỉa hè
Ngoài phường Phước Hòa, UBND TP.Tam Kỳ còn cho phép Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Phạm Trường (đóng tại TP.HCM) xây dựng khu phố ẩm thực Tuấn Mập Sài Gòn ngay trên vỉa hè đường đê Bạch Đằng, với vị trí từ cửa ngăn triều đến chỉ giới đường N10, trong thời hạn không quá 10 năm. Ngoài ra, thành phố còn đồng ý cho doanh nghiệp trên được phép xây phòng VIP ngay trên vỉa hè...
Ông Văn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ, lý luận với PV NTNN: "Biết là vỉa hè chỉ dành cho người đi bộ, nhưng trong quá trình phát triển đô thị, chúng ta cũng phải tính đến hoạt động mua bán dịch vụ tận dụng từ vỉa hè. Vì vậy việc cho thuê vỉa hè cũng là mục đích nhằm có thu nhập cho người thuê và cả địa phương".
Trong khi các địa phương khác chính quyền đuổi các hộ kinh doanh để lấy lại vỉa hè cho người đi bộ, thì tại Tam Kỳ, UBND thành phố lại biến vỉa hè thành quán nhậu, tự làm nhếch nhác đô thị của mình, và xóa bỏ công năng hợp pháp của nó là nơi đi lại của con người. Làm sao có thể tranh luận với một cơ quan như vậy? Thiết nghĩ, chỉ có các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam mới có thể "tranh luận" được với UBND TP.Tam Kỳ.
Theo Dantri
Kiếp phu vàng và những trái đắng đầy xót xa Ảo tưởng bởi những thỏi vàng ròng sớm thay đổi cuộc sống, nhiều người đã đánh đổi tất cả để đeo đuổi giấc mơ vô vọng đó. Vợ chồng anh Tình trong nỗi ân hận muộn màng Chuyện hai vợ chồng Nguyễn Sỹ Tình cùng đứa con gái 5 tuổi mang trong mình căn bệnh thế kỷ, từ những tháng ngày chồng lang...