‘Ngắt kết nối’ với mạng xã hội để ‘kết nối với chính mình’
Nói đến Gen Z là nói đến thế hệ những người trẻ bận rộn, tăng tốc chạy ‘deadline’, nhiều áp lực…
Tuy nhiên, bên cạnh những người quay cuồng với công việc thì vẫn có một bộ phận người trẻ sống chậm. Họ ‘ngắt kết nối’ với mạng xã hội để ‘ kết nối với chính mình’.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bạn bè của Dương Thùy An (Q.Bình Tân, TPHCM) cảm thấy bất ngờ khi Thùy An nghỉ công việc lương nghìn USD để lên Lâm Đồng làm tình nguyện viên. Từ khi là sinh viên, trong khi nhiều bạn còn ham chơi, mải mê yêu đương thì cô đã thử sức với nhiều công việc. Kết quả học tập tốt, cộng với kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, nên vừa mới ra trường, cô đã nhanh chóng xin được công việc thu nhập cao.
Chỉ sau 2 năm, cô đã lên chức trưởng nhóm, sau 3 năm nữa, cô được bổ nhiệm trưởng phòng. Thu nhập của cô khá cao so với mặt bằng chung. Thế nhưng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc một ngày, cô thường xuyên làm 14-16 tiếng. Lúc nào cũng thấy cô chạy đua với “deadline”. Càng ở vị trí cao, trách nhiệm của cô càng nhiều, áp lực càng lớn. Cô thường xuyên bị mất ngủ, bị đau dạ dày…
Thùy An nhận thấy, việc chạy đua với công việc chỉ khiến cô ngày càng hao mòn về thể chất và tinh thần. Suốt ngày phải nghĩ ý tưởng, thuyết trình dự án, khiến cô không có thời gian cho bản thân. Cô nhận ra, đã lâu rồi, cô không được một buổi tối thảnh thơi đọc truyện, xem phim. Cô cũng không có thời gian gặp gỡ, chuyện trò với bạn bè, người thân…
Vậy là cô quyết định nghỉ việc để đi làm tình nguyện viên nông nghiệp cho một trang trại ở Lâm Đồng. Công việc hàng ngày của cô là bón phân cho cây, trồng cây, hái rau, nhặt sâu, chế biến phân sinh học để bón cho cây… Nhờ những ngày sống chậm ở đây mà cô ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn. Thể chất và tinh thần của cô trở nên khỏe khoắn, bình yên trở lại.
Việc những bạn trẻ rời phố thị ồn ào để về sống ở miền quê yên bình không còn xa lạ. Họ sống gần gũi với thiên nhiên, sống cuộc sống của người nông dân chính hiệu. Ở đó, họ được chữa lành, được kết nối với chính mình và kết nối với những người thân của mình.
Theo Trần Thị Thanh Huyền (Sunhuyn blogger), trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng việc sống chậm nghĩa là lỗi thời nhưng trong cái sự chậm rãi của sống chậm là bình yên. Những người sống chậm quan tâm đến cảm xúc của mình nhiều hơn. Bây giờ, nhiều người không đủ kiên nhẫn để ngồi đọc một bài viết dài. Người ta muốn kết bạn nhanh, yêu nhanh, kiếm tiền cũng muốn nhanh…
“Nhiều lúc cứ nghĩ mình đang bay ở đâu, cảm xúc không thể nào kiểm soát mà cứ phụ thuộc vào mạng xã hội. Chúng ta cảm thấy rất ghen tị, khó chịu trước những thành công của người khác ở trên mạng. Chúng ta cảm thấy tự ti về mình khi thấy người khác xuất hiện vô cùng xinh đẹp. Chúng ta cần kết nối với chính mình, ngưng tất cả các trang mạng xã hội để xem ai là người sẽ liên lạc với mình, trò chuyện với mình, gặp mình… Bạn hãy thử không dùng điện thoại trong 24 giờ để cảm nhận sự sống chậm. Sống chậm để hiểu rõ mình cần gì và muốn gì, để mình không bị ảnh hưởng bởi những gấp gáp bên ngoài. Sống chậm là cứ chậm rãi bước đi chứ không phải là dừng lại”, Huyền chia sẻ.
Tiết kiệm mình lại
Tiết kiệm mình lại. Đừng mất thời gian cho những cảm xúc tiêu cực. Đừng phí hoài năm tháng cho những thứ đã xảy ra.
Hồi Hai Mươi, tôi là kẻ hoang phí. Không chỉ sức khỏe, thời gian, tiền bạc mà còn cả những người thân của mình, tình cảm của họ dành cho mình. Tôi không bao giờ quên ngày mà cô gái tôi yêu quyết định buông tay mối tình kéo dài 7 năm của chúng tôi chỉ vì tôi hoang phí bao nhiêu lòng tin của cô ấy vào mình. Những năm tháng đó, tôi cứ nghĩ mình đã trưởng thành lắm rồi. Thì đã kiếm được tiền nuôi cha mẹ, đã nổi tiếng, đã có mấy người yêu mình dù biết mình đã có bạn gái. Nhưng hóa ra tôi vẫn chỉ là một gã trẻ trâu. Khi ta còn hoang phí, là ta vẫn chưa trưởng thành, dẫu ta có bao nhiêu tuổi.
Là câu chuyện tôi nói với cậu cả nhà mình mấy hôm trước. Rằng chúng ta lãng phí thời gian vì nghĩ thời gian là vô hạn. Lãng phí năm tháng chúng ta đang sống cho những thứ ta nghĩ rằng: Để mai tính. Lãng phí những phút giây được sống bên nhau. Dù tôi cũng nói với cậu ấy rằng: Đòi hỏi một chàng trai 17 tuổi biết trân trọng hiện tại là hơi quá sức. Bởi bố cả đến 30 tuổi vẫn lãng phí suốt. Nhưng vẫn phải nói vì một ngày nào đó, khi chàng trai đó trải qua sự mất mát, câu nói của bố sẽ tự vọng về.
Tiết kiệm mình lại. Đừng mất thời gian cho những cảm xúc tiêu cực. Đừng phí hoài năm tháng cho những thứ đã xảy ra. Đừng chần chừ, lần lữa với những người mà chúng ta yêu thương. Xa hơn, nhiều trải nghiệm hơn, chúng ta sẽ còn nhận ra rằng tiết kiệm đôi khi không phải là cắt giảm hay loại bỏ. Mà nó còn là việc chúng ta tối ưu hóa cuộc đời mình tốt hơn. Biết lựa chọn thứ tốt để lâu dài hơn là chọn thứ rẻ trong chốc lát. Như một người bạn đời giá trị tốt hơn một mối tình thoáng qua. Như năm tháng của chúng ta dành cho sự ưu tiên thay vì đến đâu sống tới đó. Bận lòng với những thứ không phải là tương lai của mình. Mất thời gian cho những thứ đúng- sai chỉ để trở thành người chiến thắng. Tiết kiệm cả những cảm xúc của mình cho những người xứng đáng vậy.
Hôm nay, bạn tiết kiệm được gì rồi?
Khi đàn ông ở quê... ế vợ! Cách đây hơn 10 năm, có dịp về các miền quê, khi bàn về chủ đề hôn nhân, chúng ta khá quen với cụm từ 'gái ế'. Nhưng nay, gió đã đổi chiều thành 'trai ế'! Lấy được vợ, đẻ con lại thành mơ ước của không ít thanh niên ở các miền quê (Ảnh minh họa). Ở những thành phố và đô...