Ngáp to không ngậm được miệng, cần đưa ngay đến bệnh viện
Khi phụ huynh phát hiện trẻ không ngậm miệng được sau ngáp, há lớn, khóc…, cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân trước và sau điều trị. Ảnh: Bệnh Viện Nhi Đồng 1
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh Viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) mới điều trị một bé gái 13 tuổi không ngậm miệng được, không uống được nước sau khi ngáp lớn.
Khám tổng quát, bác sĩ phát hiện bé bị trật khớp thái dương-hàm 2 bên. Bé được điều trị cấp cứu nắn chỉnh đưa lồi cầu về vị trí chức năng bình thường và băng cố định cằm đầu theo dõi trong vòng 1 giờ.
ThS.Bs. Đinh Thị Như Thảo, Khoa Răng Hàm Mặt – - Bệnh Viện Nhi Đồng 1 cho biết, khớp thái dương-hàm nối hàm dưới với hộp sọ. Bạn có thể cảm nhận khớp thái dương hàm và chuyển động của chúng bằng cách đặt ngón tay trực tiếp trước tai và mở miệng. Những gì bạn đang cảm nhận là các đầu tròn của hàm dưới khi chúng lướt dọc theo ổ khớp của xương thái dương.
Trật khớp thái dương-hàm là sự mất tương quan giải phẫu bình thường giữa lồi cầu xương hàm dưới và lồi khớp xương thái dương. Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến cứng khớp, dãn dây chằng không hồi phục. Khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây nguy hại cho khớp thái dương hàm: tổn thương khớp thái dương-hàm, làm nhuyễn sụn khớp, rồi thoái hóa và có thể dẫn đến dính khớp thái dương-hàm.
“Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hóa gây dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Vì vậy, khi phụ huynh phát hiện trẻ không ngậm miệng được sau ngáp, há lớn, khóc… cần đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Răng Hàm Mặt để được khám và điều trị kịp thời”, chuyên gia Răng Hàm Mặt khuyến cáo.
Video đang HOT
ThS.Bs. Đinh Thị Như Thảo cũng lưu ý, sau khi nắn chỉnh trật khớp, bệnh nhân cần ăn thức ăn mềm, hạn chế nói chuyện to, cười lớn, há miệng quá mức…
Phương pháp điều trị mới hiệu quả với 88% bệnh nhân ung thư gan
Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trên thế giới.
Các nhà khoa học đang nỗ lực phát triển các phương pháp điều trị mới để điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Và một phương pháp điều trị mới đi tiên phong ở Anh đã mang lại kết quả ấn tượng cho bệnh nhân.
Phương pháp mới đạt hiệu quả ở 88% bệnh nhân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong khi 49% trường hợp ung thư gan có thể ngăn ngừa được thì chỉ có khoảng 13% bệnh nhân sống sót sau 5 năm hoặc hơn 5 năm, sau khi phát bệnh, tổ chức nghiên cứu ung thư của Anh Cancer Research UK, cho biết.
Tuy nhiên, mới đây, phương pháp điều trị mới do Đại học Southampton (Anh) phát triển có thể là một bước đột phá, theo nhật báo Anh Express.
Phương pháp điều trị mới sử dụng 2 quả bong bóng nhỏ để chuyển hướng máu xung quanh gan trong 1 giờ trong khi đưa thuốc trực tiếp vào gan.
Đây được gọi là liệu pháp bão hòa hóa học. Quy trình này cho phép các bác sĩ sử dụng thuốc liều cao hơn nhiều so với bình thường.
Hơn nữa, phương pháp này cũng cô lập gan và bảo vệ các phần khỏe mạnh của cơ thể không bị ảnh hưởng bởi hóa trị.
Sau khi truyền thuốc cho bệnh nhân, máu từ gan được rút ra và xử lý để giảm độc tính.
Khi quá trình này hoàn tất, máu sẽ được trả lại.
Khi thuốc đã được truyền, máu từ gan được rút ra khỏi bệnh nhân và xử lý qua máy lọc để giảm độc tính. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Kết quả, được công bố trên tạp chí y khoa Melanoma Research, đã phát hiện phương pháp này đạt hiệu quả ở 88% bệnh nhân, theo Express.
Dựa trên sự thành công của phương pháp này, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng các chu kỳ của liệu pháp bão hòa hóa chất đã làm cho ung thư tiêu biến hoàn toàn trong một số trường hợp.
Tiến sĩ Stedman, đồng sáng lập tổ chức từ thiện về ung thư Planets, cho biết: Phương pháp này cho phép ngắt hoạt động của gan khỏi cơ thể trong 60 phút, ngâm nó trong thuốc liều cao, rồi lọc máu gần như sạch hoàn toàn trước khi đưa vào lại.
Đồng tác giả của nghiên cứu, giáo sư Neil Pearce, cho biết những kết quả này giờ đây mở ra cánh cửa cho các nghiên cứu trong tương lai với các loại ung thư khó điều trị khác ảnh hưởng đến gan và họ đang khám phá các thử nghiệm nghiên cứu mới tiềm năng.
Cũng đã có một số ít nghiên cứu về các loại ung thư khác - bao gồm ruột, vú, tuyến tụy và nội tiết thần kinh, giáo sư Pearce cho biết.
Những phát hiện này cho thấy có tiềm năng thực sự để phương pháp điều trị này mở rộng ra các bệnh ung thư phổ biến hơn, điều này rất thú vị, giáo sư Pearce hy vọng, theo Express.
Cậu học trò mắc bệnh u xương, cắt bỏ một chân Khi đang học lớp 10, em Nguyễn Hữu Thiện (quê An Giang) mắc bệnh hiểm nghèo, phải cắt bỏ toàn bộ chân trái. Cha bỏ đi biền biệt, mẹ có chồng khác, Thiện sống với ông bà ngoại (ngụ số nhà 12 Nguyễn Du, khóm Long Thạnh D, P.Long Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang). Ông Nguyễn Văn Hùng chăm sóc cháu ngoại Nguyễn...