Ngập lụt mỏ vàng tại Burundi, 14 người được cho là đã thiệt mạng
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời giới chức địa phương ngày 1/4 cho biết 14 người được cho là đã thiệt mạng khi mưa lớn làm ngập lụt một mỏ vàng ở tỉnh Cibitoke, Tây Bắc Burundi.
Theo nguồn tin trên, trận mưa xối xả chiều 31/3 tại khu vực Rutaba, nơi có các mỏ vàng Gafumberegi, đã khiến sông Rugogo tràn bờ. Nước tràn vào làm ngập khu vực hầm mỏ. Một nhóm gồm 10 thợ đào vàng và 4 người khác đang ở trong hầm dưới độ sâu khoảng chục mét tại 2 mỏ gần đó không kịp thoát ra. Lực lượng cứu hộ cho rằng những người này không còn cơ hội sống sót. Hiện lực lượng cứu hộ đang bơm nước để tìm thi thể các nạn nhân.
Những sự cố như trên xảy ra thường xuyên ở các mỏ của Burundi, thường do các hợp tác xã của những người khai thác vàng thủ công điều hành. Năm 2022, một sự cố tương tự khiến 4 trẻ vị thành niên thiệt mạng.
Video đang HOT
Sản lượng vàng của Burundi đã giảm mạnh kể từ tháng 7/2021 khi chính phủ từ chối các hợp đồng khai thác mới trong khi chờ đàm phán lại để có được các hợp đồng “đôi bên cùng có lợi”.
Trung Quốc miễn nợ cho 17 quốc gia châu Phi
Trung Quốc, bên cho vay song phương lớn nhất của châu Phi, đã miễn nợ cho 17 quốc gia ở châu lục này đối với 23 khoản vay không tính lãi đến hạn vào năm 2021.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa). Ảnh: QZ
Theo trang Qz ngày 23/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết bối cảnh của đợt miễn nợ mới nhất này nhấn mạnh rằng Trung Quốc muốn châu Phi coi mình là đối tác ưa thích để phát triển lâu dài.
Thông báo miễn nợ được công bố vào ngày 18/8 trong một bài phát biểu trước các nhà ngoại giao Trung Quốc và châu Phi tại cuộc họp liên quan đến Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc - châu Phi được tổ chức vào tháng 11/2021 tại Senegal. Tại diễn đàn đó năm ngoái, Trung Quốc đã giảm 33% cam kết đối với châu Phi do lo ngại về việc châu Phi mắc nợ nước này và trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang chậm lại.
Chi tiết cụ thể của việc miễn nợ nói trên không được công bố vì Trung Quốc không nói quốc gia và số tiền được miễn. Trước đó, Trung Quốc đã hủy nợ tới hạn đối với các khoản cho vay không tính lãi trị giá 113,8 triệu USD đến hạn vào năm 2020 cho 15 quốc gia châu Phi, trong đó có Botswana, Burundi, Rwanda, Cameroon, CHDC Congo và Mozambique.
Trong cuộc họp ngày 18/8 nói trên, ông Vương Nghị nói: "Trung Quốc đánh giá cao cam kết chắc chắn của các nước châu Phi đối với nguyên tắc một Trung Quốc và đánh giá cao ủng hộ mạnh mẽ của các bạn đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ".
Ông nhấn mạnh các điểm khác của thỏa thuận chính trị giữa Trung Quốc và châu Phi, mà kết quả là châu Phi đã nhận được các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng và nhân đạo do Trung Quốc tài trợ, từ cây cầu Foundiougne khai trương ở Senegal năm nay, đường cao tốc Nairobi ở Kenya, tới khoản hỗ trợ lương thực khẩn cấp cho Djibouti, Ethiopia, Somalia và Eritrea.
Các nhà tài chính Trung Quốc và các chính phủ châu Phi đã ký hơn 1.180 cam kết cho vay trị giá 160 tỷ USD từ năm 2000 đến năm 2020, trong đó 2/3 là dành cho các dự án vận tải, điện và khai mỏ. Angola, Zambia, Ethiopia, Kenya và Cameroon đã vay nhiều nhất từ Trung Quốc bằng đồng USD.
Ông Vương Nghị cam kết Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn nữa vào châu Phi, trong đó có khoản hỗ trợ xây dựng "Vạn lý trường thành xanh" chống biến đổi khí hậu, hỗ trợ lương thực cho 17 quốc gia và tăng nhập khẩu của Trung Quốc từ châu Phi.
Đồng thời, ông Vương Nghị nhấn mạnh nguyên lý cốt lõi trong quan hệ giữa hai bên: "Trung Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ giải quyết các vấn đề của châu Phi theo cách của châu Phi. Chúng tôi phản đối các thế lực bên ngoài can thiệp công việc nội bộ của các nước châu Phi và phản đối châm ngòi cho đối đầu và xung đột ở châu Phi".
Ông Vương Nghị cho biết châu Phi muốn môi trường hợp tác thuận lợi và thân thiện, chứ không phải tâm lý Chiến tranh Lạnh mà không ai thắng, muốn hợp tác cùng có lợi vì lợi ích lớn hơn của người dân, chứ không phải ganh đua giữa các nước lớn để giành lợi ích địa chính trị.
Trung Quốc đấu phương Tây trên đất châu Phi Một loạt nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có ông Dương Khiết Trì, đã đến thăm châu Phi trong thời gian gần đây, nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với 'sự quyến rũ' của phương Tây ở lục địa đen. Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa (phải) tiếp ông Dương Khiết Trì ở Harare ngày 3-7-2022 - Ảnh: XINHUA Bà Hứa...