Ngập lụt kéo dài ở Chương Mỹ: “Không thể ngủ được vì nước ăn chân”
Các chuyên gia y tế nhận định, trong và sau ngập lụt các ổ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ xảy ra như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, …
Sống chung cùng nước lũ ngập ngang mái nhà, đường cũng như sông, sinh hoạt của người dân nhiều xã ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đang bị đảo lộn. Không những vậy, tình trạng rác thải ngổn ngang theo dòng nước lũ khiến nhiều người rất lo lắng về những nguy cơ phát sinh dịch bệnh sau lũ.
Ngập lụt ngày thứ 13
Ghi nhận của PV Dân Việt, cho tới đêm 3.8, nhiều xã của huyện Chương Mỹ vẫn bị ngập sâu. Điển hình, tại xã Nam Phương Tiến đường vào trung tâm xã nước rút chậm và vẫn ngập lút mái, ngang nhà người dân; hàng cây dọc đường ngập gần tới ngọn, đình, chùa, nhà văn hóa không thể sinh hoạt.
Đặc biệt, nơi đây đang đối mặt với tình trạng rác thải, động vật chết trôi nổi bủa vây tứ phía, bốc mùi hôi thối khiến mọi sinh hoạt của người dân càng khó khăn bội phần.
Hơn 10 ngày qua, người dân vùng rốn lũ Chương Mỹ vẫn phải lội nước đi lại trên con đường bê tông thường ngày. Ảnh: THÀNH AN
Đến đây, không khó nhìn thấy cảnh, phụ nữ ban ngày xắn quần đến đùi lội bì bõm cả trăm mét đi làm Tối lại bì bõm lội về trên con đường bê tông bị ngập. Người không biết lội thì được chồng chèo thuyền đưa đón. Dù khó khăn nhiều bề nhưng cuộc sống thường nhật vẫn tiếp diễn.
Tuy nhiên, nhiều người đêm đêm không thể chợp mắt, vì nước ăn chân, tay, côn trùng chui, rúc, bò vào người.
Tay trái cầm lọ thuốc vừa nhận được từ cơ quan y tế cấp lúc chiều, tay phải dùng bông tăm thấm từ từ các giọt vào từng kẽ chân, bà Nguyễn Thị Sáu – thôn Nam Hài than thở: “Hơn 10 ngày ngập, nước tràn lên cả nhà nên suốt ngày phải lội nước để đi lại, lúc thì cho vịt ăn, lúc cho gà, lúc chuẩn bị bữa cơm cho ông chồng nên chân tôi bị nước ăn, ngứa ngáy không chịu được. Chỉ có đêm ở trên giường là không phải lội”.
Chồng bà, ông Nguyễn Tất Sáng ngồi bên cạnh cũng chìa đôi chân xanh lét ra – tiếp lời: “Đâu chỉ mình bà nhà tôi, tôi, bà Hậu, cô Duyên nhà bên kia cũng bị. Năm nay, nước lũ đọng lâu, cả nhà ai cũng bị nước ăn chân, khổ nhất là bị tiêu chảy vì thiếu nước sạch và rau xanh”.
Trong màn đêm, với ánh sáng yếu ớt hắt ra từ chiếc đèn pin mới mua, bà Nguyễn Thị Duyên (56 tuổi, thôn Nam Hài) không ngủ được cứ lấy thanh gỗ chắn trước cửa ngăn bèo, rác bẩn trôi vào nhà… mỗi lần lội nước, leo lên giường bà không quên cầm theo ca nước sạch để rửa chân và bôi thuốc.
Do phải lội nước nhiều ngày chân của nhiều người dân vùng ngập ở Chương Mỹ bị nước ăn chân. Ảnh: THÀNH AN
Đôi bàn chân của bà Duyên bị nước ăn ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm. Liên tiếp nhiều tối, kiến bò đầy giường khiến bà không ngủ được nên lại dậy trông nước rút, rút đến đâu bà lấy nước cọ nhà tới đó. “Tôi ở một mình ngày thường quen làm việc, ngồi một chỗ buồn chân, buồn tay nên phải đi đi lại lại làm cái gì đó để đỡ hiu quạnh” – bà Duyên nói.
Rác ngổn ngang khắp nơi
Trong những ngày qua, không chỉ phải sống trong tình trạng ngập lụt, người dân khu vực xã Nam Phương Tiến còn phải sống trong cảnh rác ngập ngụa, ngổn ngang.
Video đang HOT
Ngập lâu ngày, rác thải bủa vây nhà dân tại rốn lũ Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh: THÀNH AN
Các cơ quan báo chí trong đó có báo Dân Việt cũng đã phản ánh về tình trạng này, chính quyền địa phương và người dân cùng đơn vị thu gom đã thực hiện việc thu gom rác.
Tuy vậy, việc thu gom này không thể hết được số rác khổng lồ tồn đọng nhiều ngày sau mưa lũ. Điều này khiến nhiều người cảm thấy lo lắng, đặc biệt về tình hình dịch bệnh có thể phát sinh.
Ông Dương Văn Cường, người dân xã Nam Phương Tiến cho hay: nước vẫn ngập ngang nhà, muốn vận chuyển đồ đạc trong nhà ra ngoài cũng khó; người dân gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt là thiếu nước sạch sinh hoạt, giếng khoan đều bị ngập. Hiện người dân ở đây đều trông chờ vào nguồn nước sạch của chính quyền cũng như nhiều đơn vị ở nơi khác hỗ trợ, song người dân cũng dùng dè xẻn.
“Mỗi người trong gia đình tôi dùng tiết kiệm lắm cũng phải mất 10 lít nước sạch/ngày. Còn nước tại địa phương hiện tại đã bị ô nhiễm, rác thải tập trung rất nhiều, người dân lội nước hàng ngày bị lở loét tay chân, ngứa rất khó chịu” – ông Cường cho hay.
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất lớn
Các chuyên gia y tế, trong và sau ngập lụt các ổ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ xảy ra như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, …
Theo các chuyên gia y tế, trong và sau ngập lụt các ổ dịch bệnh truyền nhiễm rất dễ xảy ra như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân… Ảnh: THÀNH AN
Để chủ động chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe người dân vùng ngập úng, ông Dương Viết Tài – Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ cho biết, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Chương Mỹ và trạm y tế các xã đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các phương án đối phó với thiên tai và thảm họa.
Những ngày qua, TTYT huyện phối hợp với Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ, các trạm y tế 11 xã bị ngập úng nặng đã khám cho gần 2.000 người dân. Qua khám sàng lọc, phát hiện nhiều người bị đau mắt đỏ, một số khác bị tiêu chảy, số khác mắc bệnh da liễu và các bệnh khác.
Bên cạnh đó, TTYT huyện Chương Mỹ đã thành lập đội cơ động phòng chống dịch phối hợp với các xã lên phương án vệ sinh môi trường sau ngập úng.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền cũng đã cùng đoàn công tác trực tiếp thị sát tình hình ngập úng trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội) và công tác đáp ứng y tế, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe người dân vùng ngập úng.
Tại buổi thị sát, ông Hiền yêu cầu các đơn vị y tế huyện Chương Mỹ phối phợp với UBND các xã tiếp tục tăng cường công tác y tế đảm bảo người dân được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt nhất…
Đồng thời, ông Hiền đề nghị TTYT Dự phòng Hà Nội cử cán bộ có trình độ chuyên môn cao hỗ trợ Chương Mỹ giám sát dịch bệnh, xử lý môi trường khi nước rút và dự trù hóa chất, trang thiết bị y tế đáp ứng việc vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn huyện.
Đối với Bệnh viện Đa khoa huyện Chương Mỹ, Bệnh viện Mắt Hà Đông và Bệnh viện Da liễu Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế yêu cầu các đơn vị này phối hợp với TTYT huyện Chương Mỹ cấp cứu kịp thời các trường hợp nặng, đáp ứng cơ số thuốc và tổ chức khám sức khỏe, tầm soát bệnh cho người dân… đảm bảo người dân được chăm sóc y tế tốt nhất.
Trước tình trạng ngập lụt sau bão lũ, Bộ Y tế cũng đã có công văn số 805/MT-SKHC của Cục Quản lý Môi trường Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải cơ sở y tế sau bão lũ.
Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác.
“Cần triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau bão lụt, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom và sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn xác động vật tránh phát sinh các dịch, bệnh truyền nhiễm. Đồng thời phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ – Bộ Y tế khuyến cáo.
Theo Danviet
Ảnh: Cuộc sống khốn khổ của người dân rốn lũ Chương Mỹ khi đêm về
Hơn 10 ngày bị ngập, cuộc sống của người dân ở vùng rốn lũ Chương Mỹ (Hà Nội) bị xáo trộn nghiêm trọng, đặc biệt khi đêm về, thôn nào ngập sâu thì không có điện, những thôn khác ngày có, ngày không. Do lội nước cả ngày lẫn đêm người dân bị nước ăn chân, đêm đêm không ngủ được.
Ghi nhận của PV Dân Việt, cho tới đêm 3.8, nhiều xã của huyện Chương Mỹ vẫn bị ngập sâu. Điển hình, tại xã Nam Phương Tiến đường vào trung tâm xã nước rút chậm và vẫn ngập lút mái, ngang nhà người dân; hàng cây dọc đường ngập gần tới ngọn, đình, chùa, nhà văn hóa không thể sinh hoạt.
Màn đêm buông xuống, từ đầu xã Nam Phương Tiến đến cuối xã tối om như mực do các hộ dân đã di cư lánh nạn gần hết, chỉ còn mấy hộ dân cố gắng bám trụ lại. Đường vào trung tâm xã không thể đi lại bằng xe máy hay ô tô, nước dâng cao đến nửa mét, người dân đi lại bằng thuyền và lội nước bì bõm.
19h tối chúng tôi quyết định đi vào làng để tìm hiểu sinh hoạt của người dân nơi đây như thế nào sau hơn 10 ngày sống chung cùng nước lũ.
Gửi nhờ xe ở đầu làng, chúng tôi bì bõm lội trên con đường làng dài khoảng 200m, nước ngập sâu ngang bụng và tối om. Nhờ ánh đèn pin của điện thoại mập mờ và bóng dáng của những người phụ nữ đang lội phía trước sau một ngày đi làm về chúng tôi mới có thể định hướng được đường để vào sâu trong các thôn.
Màn đêm buông xuống, từ đầu xã Nam Phương Tiến đến cuối xã tối om như mực do các hộ dân đã di cư lánh nạn gần hết, chỉ còn mấy hộ dân nhà cao nước ngập ở sân cố gắng bám trụ lại.
Những con đường tại thôn Nhân Lý, Nam Hài thuộc xã Nam Phương Tiến mặc dù nước đã rút nhưng rất chậm.
Những con đường trong xã giờ biến thành sông, để vào được nhà dân nhiều người vẫn phải dùng thuyền, bè đi lại. Đêm xuống chỉ thấy thấp thoáng ánh sáng yếu ớt từ nhà dân hắt ra.
Đêm về khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Anh Trịnh Văn Đức (42 tuổi), người dân thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến cho biết: "sống trong cảnh không có điện, tối đến chẳng khác nào người mù. Thức ăn thì nhờ bà con ai đi thuyền thì mua giùm, không thì chỉ ăn cơm trắng và bát canh rau. Hai vợ chồng không dám đi sơ tán vì lo sợ nhà cửa mất hết đồ đạc".
Theo người dân nơi đây, thôn nào ngập sâu thì không có điện, những thôn khác ngày có, ngày không.
Mọi sinh hoạt của vợ chồng ông Nguyễn Văn Nở (62 tuổi) chỉ quanh chiếc giường với ánh sáng yếu ớt của chiếc nến.
Trong màn đêm, với ánh sáng yếu ớt leo lắt hắt ra từ chiếc đèn pin mới mua, bà Nguyễn Thị Duyên (56 tuổi, thôn Nam Hài) không ngủ được cứ lấy thanh gỗ chắn trước cửa ngăn bèo, rác bẩn trôi vào nhà... mỗi lần lội nước, leo lên giường bà không quên cầm theo ca nước sạch để rửa chân và bôi thuốc. Con cháu bà đã đi ở nhờ hết, nhà chỉ có bà và người con trai. Con trai bà chạy công nông cho xã, hôm nào có điện thì về ngủ, không thì ngủ ở xã.
Đôi bàn chân của bà Duyên bị nước ăn ngứa ngáy cả ngày lẫn đêm. Liên tiếp nhiều tối, kiến bò đầy giường khiến bà không ngủ được nên lại dậy trông nước rút, rút đến đâu bà lấy nước cọ nhà tới đó. "Tôi ở một mình ngày thường quen làm việc, ngồi một chỗ buồn chân, buồn tay nên phải đi đi lại lại làm kiếm cái gì đó để đỡ hiu quạnh" - bà Duyên nói.
21h đêm, bà Nguyễn Thị Hậu (76 tuổi) nhà đối diện trụ sở UBND xã Nam Phương Tiến vẫn còn lau dọn nhà.
Lội nước nhiều ngày, chân, tay người dân bắt đầu bị ngứa.
"Hơn 10 ngày ngập, nước tràn lên cả nhà nên suốt ngày phải lội nước để đi lại, lúc thì cho vịt ăn, lúc cho gà, lúc chuẩn bị bữa cơm cho ông chồng nên chân tôi bị nước ăn, ngứa ngáy không chịu được. Chỉ có đêm ở trên giường là không phải lội" - bà Nguyễn Thị Sáu - thôn Nam Hài than thở
Những đầu móng chân của ông Nguyễn Tất Sáng (chồng bà Sáu) bị nước ăn không mọc được. "Năm nay, nước lũ đọng lâu, cả nhà ai cũng bị nước ăn chân, khổ nhất là bị tiêu chảy vì thiếu nước sạch và rau xanh" - ông Sáng nói.
Nhà anh Nguyễn Trọng Đối cao nên không bị ngập. Bố anh Đối (91 tuổi) cho biết: "Ở đây ngập thường xuyên. Có những năm ngập còn hơn bây giờ, ngày đó không có đường bê tông nên người dân chạy lũ còn khổ hơn nhiều".
Dù cuộc sống khó khăn nhưng người dân vẫn vô cùng lạc quan. Trong ảnh: anh Nguyễn Tùng (thôn Nhân Lý) vì nước ngập cộng thêm mưa không đi được đâu anh ở nhà ngồi hát ngêu ngao.
Theo Danviet
Hơn 6.000 người sơ tán vì lũ: Không có chuyện người dân bị đói, khát Ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: "không có chuyện người dân thiếu nước uống, bị đói". Ông Nguyễn Văn Phong - Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định: "không có chuyện người dân thiếu nước uống, bị đói". Ảnh: THÀNH AN Liên quan đến tình hình mưa, lũ, lụt, ông Nguyễn...