Ngáp cũng có thể truyền nhiễm
Phát hiện mới đây nhát cho thấy, ngáp cũng có thể truyền nhiễm và chỉ những ai dễ cảm thông mới bị lây ngáp.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Elizabeth Cirulli thuộc ĐH Duke cùng các đồng nghiệp đã tiến hành thử nghiệm với 328 tình nguyện viên khỏe mạnh và khoảng 5 người có triệu chứng tự kỷ. Họ sẽ cùng tham gia một cuộc khảo sát nhân khẩu học, một bảng câu hỏi toàn diện về sự đồng cảm, độ nhiệt huyết…
Sau đó, những người tham gia cùng xem một đoạn video 3 phút có người ngáp và họ được ghi lại số lần ngáp khi xem video. Các chuyên gia phát hiện, một số cá nhân ít nhạy cảm, “lây” ngáp hơn so với người khác, còn người ngáp nhiều nhất là 15 lần.
Nghiên cứu đã chỉ ra những đối tượng nào dễ bị hiện tượng “lây” ngáp tác động và đối tượng nào có thể miễn dịch với chúng. Qua đó, các chuyên gia tìm hiểu được về yếu tố tâm lý khi người tham gia thử nghiệm ngáp, đồng thời tìm hiểu về cơ chế gây lây lan này.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà tâm lý học cũng phát hiện thêm một điều khá lạ lùng, các đối tượng tự kỷ thường không bị tác động bởi cơn ngáp. Họ dường như miễn dịch với các kiểu ngáp, cho dù đã bị tác động bằng hình ảnh, âm thanh hay cả hai thứ gộp lại.
Video đang HOT
Một nhà nghiên cứu khác cho rằng, cơ chế gây ngáp trước đây được cho là do thiếu oxy nhưng nó chưa hoàn toàn đúng. Việc nhìn, nghe thấy ngáp đã tạo ra một phản xạ nào đó, khiến chúng ta có xu hướng bắt chước một cách vô thức.
Những người có sự đồng cảm đã mang sẵn những ý thức về sự chia sẻ nên dễ dàng bị tác động hơn. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang cố gắng nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn xem liệu những ảnh hưởng di truyền có góp phần vào căn bệnh “lây” ngáp này.
Ngáp rất “truyền nhiễm.” Nó được kích hoạt trong 45-60 phần trăm của người lớn khi nhìn, nghe, hoặc thậm chí tưởng tượng ai đó ngáp.
Hiện tượng này lây lan dường như có liên quan đến khả năng đồng cảm, vì nó liên quan đến các lĩnh vực của bộ não giúp chúng ta nhận thức được bản thân mình và Hòa âm cho người khác. Nghiên cứu cho thấy mọi người có thể Hòa âm với nhau thông qua một cái ngáp truyền nhiễm. Và thậm chí ngáp truyền nhiễm còn có tính cạnh khiêu dâm, vì ngáp có liên quan đến phản ứng tình dục và giao cấu liên kết.
Mục tiêu lâu dài của các chuyên gia là mô tả những biến đổi trong căn bệnh “ngáp truyền nhiễm” cũng như xem cách thức hoạt động của con người nói chung bằng cách xác định cơ sở di truyền của tính trạng này.
Theo PNO
Điểm mặt những nguyên nhân khiến bạn ngáp liên tục
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại ngáp liên tục đến như vậy cho dù bản thân đã ngủ rất nhiều và không hề buồn ngủ.
Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ và uể oải. Nhưng thực tế, ngáp có thể do một loạt các lý do khác gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
- Cơ thể cần cung cấp oxy: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.
- Nhiệt độ não bị thay đổi: Ngáp còn là việc làm giúp duy trì nhiệt độ của não. Khi một người đang mệt mỏi hoặc không thể ngủ được, nhiệt độ của não tăng lên. Khi một người ngáp, cơ thể được làm mát hơn, các cơ bắp và khớp xương được uốn cong và nhiệt độ não cũng được giữ ổn định.
- Mệt mỏi hoặc chán nản: Nếu bạn ngáp quá nhiều trong khi đang làm việc thì lý do có thể là mệt mỏi hoặc chán nản, căng thẳng.
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm. Ảnh minh họa
- Bắt chước người khác: Các tế bào thần kinh gương (tế bào thần kinh phản chiếu) trong não chịu trách nhiệm việc gây ra các cơn ngáp. Khi bắt gặp một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và gây ra phản ứng, tạo thành hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.
- Do hóa chất trong não bị kích thích: Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine... bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.
- Rối loạn giấc ngủ: Đôi khi, ngáp quá mức có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Và điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.
Khi nào thì ngáp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn không tốt? Ngáp liên tục có thể là dấu hiệu chỉ ra một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn trong cơ thể bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu mãn tính... thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim, khối u não, động kinh... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dây thần kinh phế vị bị ảnh hưởng, làm suy giảm nhịp tim và huyết áp. Do đó, mức độ oxy trong máu giảm khiến bạn ngáp nhiều hơn bình thường.
Ngáp là một tình trạng hoàn toàn bình thường nếu người ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào cuối ngày. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Theo VNE
Lợi ích "khó tin" từ...ngáp Nhiều khi, ngáp nhiều gây nhiều phiền toái cho bạn. Nhưng ngáp cũng có những lợi ích mà bạn không ngờ tới. Vậy nên đừng cố gắng "nhịn" khi muốn ngáp ngủ bạn nhé! Cân bằng não bộ Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ngáp có thể giúp làm dịu các hoạt động của não bộ khi nó rơi vào tình trạng...