Ngao vạng nấu canh cải gừng
Ngao vạng là loài có vỏ gần giống hình tam giác màu vàng nâu hoặc trắng trơn bóng dày và nặng tay, đường sinh trưởng mịn, rõ ràng. Ngao vạng có giá trị dinh dưỡng cao, có thể chế biến nhiều món ngon, như nấu canh cải.
Vào những tháng hè, khi đến với bãi biển Trà Cổ, Móng Cái, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh rất quen thuộc của người dân nơi đây vác cào đi cào ngao, vạng. Đây cũng đã trở thành nghề tay trái của hàng trăm người dân sinh sống gần khu vực bãi triều các xã, phường ven biển của Móng Cái. Với ngao vạng chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ngon như nấu cháo, nấu canh, hấp sả, hấp mỡ hành hoặc xào chua ngọt…
Không giống như ngao trắng nuôi được, ngao vạng chỉ có ở biển tự nhiên nên không phải lúc nào cũng sẵn, mùa có nhiều ngao vạng nhất và cũng là mùa sinh sản của chúng là mùa hè. Ngao vạng cũng là một trong những món ăn đặc sản được người dân nơi đây giới thiệu đến du khách mỗi khi có dịp ghé qua. Du khách dừng chân ở bất kì quán ăn nào ở khu vực biển Trà Cổ cũng sẽ được chủ quán gợi ý món canh ngao vạng nấu cải gừng. Món ăn này phổ biến cho các mâm cơm dân dã, bình dân vừa ngon lại bổ dưỡng.
Ngao vạng có kích thước lớn, vỏ dày có màu nâu hoặc trắng trơn bóng, có giá trị dinh dưỡng cao
Với món canh này, đầu bếp chỉ cần vài phút là đã xong bát canh nóng hổi phục vụ thực khách vì công đoạn chế biến rất đơn giản không cầu kì. Nguyên liệu thì dễ kiếm bao gồm: Rau cải, gừng tươi thái lát hoặc đập dập băm nhỏ, một chút gia vị thông dụng và không thể thiếu con ngao vạng.
Rau cải là nguyên liệu không thể thiếu cho món canh này.
Rau cải sau khi rửa sạch được thái nhỏ. Cho khoảng một bát canh nước vào nồi rồi đổ ngao vạng vào. Ở công đoạn này, ngao vạng phải cho vào lúc nước lạnh, không bỏ vào lúc nước sôi, vì cho vào lúc nước sôi ngao vạng sẽ không mở miệng như vậy phần nước ngọt của vạng sẽ không được tiết ra nước canh. Tiếp đến chúng ta cho một chút gia vị cùng gừng đã thái nhỏ hoặc đập dập vào nồi, nấu đến khi ngao vạng há miệng thì cho rau cải vào và nấu thêm tầm 2 phút là được. Trong quá trình nấu chúng ta sẽ vớt bọt liên tục để nước canh được trong.
Bát canh ngao vạng nóng hổi thơm ngon làm ấm lòng thực khách.
Bát canh ngao vạng nấu cải gừng có màu xanh mướt của rau cải ngọt, con ngao vạng há miệng lộ ra phần cồi nhân béo mọng nom rất hấp dẫn. Điều đáng ghi nhận ở đây là phần rau cải ăn rất giòn không hề bị nhũn, thịt ngao thì tươi, mập khiến thực khách đã miệng. Hơn cả là nước canh ngọt đậm đà, cái ngọt của ngao tiết ra chứ không phải ngọt do gia vị tạo nên. Húp một chút nước canh nóng hổi với vị ngọt đưa đẩy một chút thơm cay của gừng sẽ làm ấm lòng bất kì ai thưởng thức.
Cách làm sủi dìn Hải Phòng nhiều màu, mềm ngon đơn giản tại nhà
Cách làm sủi dìn Hải Phòng thực chất là tên gọi của công thức món bánh trôi tàu nhân mè đen. Tuy món ngon này có cách chế biến khá cầu kỳ nhưng thành phẩm của chúng vô cùng thơm ngon.
Món ngon khó cưỡng tại đất Cảng này được rất nhiều chị em quan tâm nấu thưởng thức cùng gia đình. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện sủi dìn nhiều màu, với lớp vỏ dai mềm thơm ngon, nhân đậu xanh hoặc này, mời bạn đọc tham khảo!
1. Hướng dẫn làm món chè sủi dìn nhiều màu mềm ngon
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Sủi dìn là một tên gọi khác của món bánh trôi nước , hay bánh trôi bánh chay cúng làm phần nhân chế biến từ mè đen độc đáo. Riêng phần vỏ bánh vẫn được trộn từ bột nếp nên có độ dai mềm rất ngon. Món ăn này được thưởng thức với nước đường ăn kèm, cực kì thích hợp với "team mê ngọt". Đặc biệt, ăn sủi dìn nóng hay lạnh đều có vị ngon đặc trưng. Hãy cùng gia đình thưởng thức món ăn này với công thức tự chế biến như sau nhé.
Bột nếp: 300 gram
Nước lọc: 100 ml
Lạc rang: 100 gram
Mè đen: 100 gram
Dừa nạo: 150 gram
Gừng tươi rửa sạch thái lát hoặc thái sợi
Đường trắng: 100 gram
Video đang HOT
Đường phèn: 100 - 200 gram
Nước màu từ rau củ quả: cà rốt, cam, chanh leo, hoa đậu biếc,...
1.2. Cách làm món sủi dìn nhân nhiều màu mềm ngon
1.2.1. Cách làm nhân bánh trôi nước nhiều màu
Thực hiện cho dừa nạo, mè, lạc rang và đường vào máy xay sinh tố. Cho thêm khoảng 30 ml nước và xay nhuyễn hỗn hợp với máy xay. Trường hợp không có máy xay, bạn có thể giã tay hoặc sử dụng cối.
Thực hiện xay phần nhân sủi dìn. Ảnh: Internet
Cho phần nhân vừa xay lên chảo, đảo đều. Đun tới khi phần nhân bánh tạo thành khối dẻo, đặc sánh thì bạn tắt bếp, để cho nhân nguội hẳn
1.2.2. Cách làm vỏ bánh sủi dìn nhiều màu
Thực hiện cho nước lọc vào bát bột nếp, trộn thật nhanh tay tới khi 2 nguyên liệu hòa quyện với nhau. Tới khi chúng tạo thành khối mịn dẻo, không dính tay là được. Sau khi nhồi, bạn sử dụng màng bọc thực phẩm bọc kín lại, ủ bột trong 20 phút.
Ở bước này, để làm bánh trôi nước có nhiều màu, bạn hãy thay nước lọc bằng các loại nước màu tương ứng.
Màu xanh: Bạn dùng lá dứa xay nhuyễn, lọc lấy phần nước hoặc hòa bột trà xanh matcha cùng nước nóng.Màu hồng: Bổ đôi củ dền, cắt nhỏ, xay nhuyễn đem lọc lấy nước.Màu cam: Sử dụng cà rốt cắt nhỏ, xay nhuyễn và lọc lấy phần nước.
Thực hiện làm phần nhân bánh với nhiều màu sắc khác nhau giúp thành phẩm thêm phần bắt mắt. Ảnh: Internet
Màu vàng: Sử dụng cam sành hoặc chanh dây, lấy nước đồng thời bỏ phần hạt.Màu tím: Xay nhỏ bắp cải tím, lọc lấy phần nước.Màu xanh da trời: Luộc hoa đậu biếc cùng nước tới khi hoa phai màu. Sử dụng rây lọc để lọc lấy phần nước cốt, bỏ xác.
1.2.3. Cách bọc vỏ bánh trôi nước nhiều màu với nhân và luộc chín
Chia phần vỏ bánh, nhân bánh thành các phần bằng nhau. Cán dẹt phần vỏ, cho nhân bánh vào giữa và bọc kín. Thực hiện lần lượt tới khi hết bột và nhân.
Cho phần nhân vào vỏ bánh và tạo hình bánh. Ảnh: Internet
Bạn chuẩn bị bát nước lạnh để khi bánh chín thì cho chúng vào. Điều này giúp hình dạng bánh được giữ nguyên và bánh không bị dính vào nhau.Chuẩn bị nồi nước, đun sôi và cho bánh vào luộc. Sau thời gian từ 5-10 phút, khi bánh chuyển sang màu trong là bánh đã chín.Bạn vớt bánh ra khỏi nồi và cho nhanh vào bát nước lạnh. Chia bánh vào từng bát nhỏ, chờ có nước dùng thì thưởng thức.
1.2.4. Cách nấu nước đường gừng ngọt the ăn kèm bánh sủi dìn
Cho đường phèn vào nồi đun với chút nước, thêm gừng thái sợi vào đun sôi. Nếu thích ăn nóng, bạn có thể để nồi nước dùng trên bếp, khi ăn thì múc ra. Đây cũng là công thức nước đường ăn với tào phớ được nhiều người yêu thích.
Đun nước dùng ăn kèm sủi dìn gồm đường phèn, gừng thái sợi. Ảnh: Internet
Bạn cho thêm dừa nạo, lạc rang vào các bát nhỏ, thêm nước dùng và bắt đầu thưởng thức. Như vậy là bạn đã hoàn thành các làm sủi dìn nhiều màu rồi đó.
Đĩa sủi dìn nhiều màu thành phẩm bắt mắt. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách làm sủi dìn nhân đậu xanh
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Bột nếp: 4 bát con
Bột gạo: 1 bát conĐậu xanh đã bỏ vỏ
Đường nâu
Gừng tươi
Nước cốt dừa : 1 bát, cùi dừa nạo sợi
Đường trắng, muối
Hạt đậu phộng rang chín, giã nhỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị thực hiện món sủi dìu nhân đậu xanh. Ảnh: Internet
2.2. Cách làm chè sủi dìn nhân đậu xanh
2.2.1. Cách trộn bột làm bánh trôi nước nhân đậu xanh
Bạn đem trộn bột nếp cùng bột gạo đã được chuẩn bị lại với nhau. Điều này giúp bột gạo bớt dính hơn, ngược lại nếu chỉ sử dụng bột nếp thì bánh thành phẩm rất dễ bị nát.Với bột sau khi trộn, bạn cho thêm nước nóng. Sau đó, thực hiện nhào tới khi bột mềm dẻo có thể nặn bánh là được.
Thực hiện nhào bột làm bánh tới khi hỗn hợp bột tạo thành khối. Ảnh: Internet
2.2.2. Cách sên nhân đậu xanh và bọc vỏ bánh sủi dìn
Đậu xanh bạn thực hiện ngâm với nước lạnh trong thời gian 6 giờ để cho đậu mềm ra. Khi đậu chín mềm, bạn thực hiện hấp trong chõ tới khi đậu xanh chín thì đem đi tán nhuyễn.
Thực hiện hấp đậu xanh trong chõ. Ảnh: Internet
Bạn cho thêm đường vào phần đậu này, thêm dừa tươi nạo sợi vào trộn đều. Khi thêm đường, bạn nên cho lượng phù hợp với khẩu vị. Tránh cho quá nhiều đường sẽ nhanh ngán hoặc quá nhạt sẽ không dậy hương vị bánh trôi tàu. Vo đậu thành các viên tròn với đường kính khoảng 1 - 2 cm.Ngắt từng khối bột đã nhào, dàn đều bột bánh đủ lớn để bọc trọn nhân đậu xanh. Cho phần nhân này vào giữa và bọc lại sao cho phủ kín phần nhân đậu xanh.
Thực hiện bọc phần nhân bánh đậu xanh tới khi hết nguyên liệu. Ảnh: Internet
Thực hiện liên tục tới khi hết bột đậu xanh. Lưu ý bọc nhân đậu xanh cần bọc kín nếu không khi nấu bánh, phần bột chín sẽ bị lộ nhân ra ngoài. Điều này khiến món bánh trôi tàu bị mất tính thẩm mỹ.Đặt nồi nước sôi lên bếp nấu sôi, cho phần bánh đã nặn vào luộc. Luộc tới khi phần bánh nổi lên trên tức là bánh đã chín. Bạn vớt bánh ra bát nước đá giup bánh không bị nát hoặc dính. Thực hiện ngâm bánh trong thời gian từ 1 - 2 phút thì bạn vớt ra bát.
Luộc bánh sủi dìn. Ảnh: Internet
2.2.3. Cách nấu nước đường ăn với chè sủi dìn nhân đậu xanh
Sủi dìn sẽ ngon hơn khi được ăn kèm cùng nước dùng. Để nấu nước đường ngon, bạn cho đường phèn với mức độ vừa đủ vào nồi nấu bánh và đun sôi. Cho thêm gừng tươi vào cho nước dùng được thơm. Thực hiện khuấy đều trong quá trình đun để đường nhanh tan.Nước cốt dừa bạn đun sôi cùng chút đường và muối tới khi nước cốt dừa thấy sền sệt là được. Bạn múc sủi dìu ra bát, thêm nước dùng, nước cốt dừa và ắc vừng rang hoặc đậu phộng rang lên bên trên, vài sợi dừa khô nạo là đã có thể thưởng thức. Để hương vị món ăn có vị béo ngon hơn, bạn nên học cách tự làm nước cốt dừa nguyên chất để điều chỉnh độ loãng, đặc theo khẩu vị nhé.
Cho sủi dìn ra bát, thêm nước dùng, dừa nạo sợi ăn kèm. Ảnh: Internet
3. Cách làm bánh sủi dìn Hải Phòng (chè trôi tàu nhân mè đen)
3.1. Chuẩn bị nguyên liệu
Vừng đen: 100 gram
Gạo nếp: 300 gram
Lạc rang: 50 gram
Đường phèn: 300 gram
Đường cắt trắng: 50 gram
Gừng tươi
Nước lọc: 100 ml
3.2. Cách làm bánh sủi dìn nhân mè đen kiểu Hải Phòng
3.2.1. Cách sơ chế nguyên liệu làm bánh trôi tàu nhân mè đen
Gạo nếp bạn chọn loại gạo thơm ngâm trong nước cùng muối trắng. Liên tục thay nước cho phần gạo ngâm bớt chua. Bạn vớt gạo đem xay tới khi thu được hỗn hợp bột dẻo, mịn.Vừng rang chín, giã tới khi chúng nhuyễn mịn. Bạn có thể cho chúng vào máy xay sinh tố và xay nhỏ. Phần lạc bạn cho 1 phần vào rang đều, sau đó cho ra cối giã vỡ.Cho hỗn hợp gồm đường, lạc giã, dừa nạo, vừng giã vào nồi rồi thêm nước. Thực hiện trộn hỗn hợp này rồi đun nóng tới khi cạn nước và hỗn hợp tạo thành khối.
Công đoạn rang mè đen làm nhân bánh sủi dìn Hải Phòng. Ảnh: Internet
3.2.2. Cách nấu bánh sủi dìn nhân mè đen Hải Phòng
Bắc lên bếp nồi nước và đun lửa lớn cho sôi. Bạn chia nhỏ bột thành các phần nhỏ, thực hiện vo tròn và ấn cho dẹt, cho phần nhân vào và vo tròn. Cho các viên bột này vào nồi nước, đun sôi từ 5 - 7 phút tới khi bánh chín. Khi bánh nổi lên và phần bột trong là hoàn thành.
Nặn bánh sủi dìn thành các viên tròn. Ảnh: Internet
Gừng bạn rửa sạch, đập dập. Cho đường, gừng vào nấu sôi. Tới khi đường tan, nước sôi đều, bạn cho một ít lạc giã đôi vào.Chờ tới khi bánh chín, bạn vớt bánh ra, thêm phần vừng đen lên trên. Múc nước đường phèn đã đun rưới đều lên bánh là đã có thể thưởng thức.
Bát sủi dìn Hải Phòng thành phẩm thơm ngon. Ảnh: Internet
Cách làm sủi dìn Hải Phòng kiểu truyền thống, hoặc nhiều màu mới lạ, tuy kỳ công, nhưng bù lại, bạn sẽ được thưởng thức món bánh thơm ngon , không bị ngán. Món ăn vặt này thưởng thức nóng hoặc lạnh đều rất phù hợp. Vì thế, bạn hãy bắt tay ngay vào việc thực hiện nhé!
Cách ngào me đơn giản vị chua ngọt để uống, ăn vặt cực ngon Cách ngào me dễ dàng ngay tại nhà bạn đã biết chưa? Món me ngào đường vừa có thể dùng để pha chế nước uống vào ngày hè vừa có thể nhâm nhi như món ăn vặt rất hấp dẫn. Sự kết hợp giữa vị chua của me và vị ngọt của đường sẽ làm bạn thích mê, còn chần chờ gì nữa...