Ngao nuôi ở Đồ Sơn chết hàng loạt, nhiều hộ dân mất trắng
Thời gian gần đây, ngao nuôi tại vùng bãi triều quận Đồ Sơn chết hàng loạt khiến nhiều gia đình gặp khó khăn, UBND quận yêu cầu lấy mẫu để kiểm nghiệm.
Khoảng từ cuối tháng 5 đến nay, trên 100ha ngao nuôi thả tại các phường Vạn Hương, Bàng La, Ngọc Xuyên (Đồ Sơn, Hải Phòng) xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn, thậm chí mất trắng.
Ông Hoàng Xuân Minh, Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn xác nhận thông tin trên với PV VTC News và cho biết, ngao chết được đánh giá do nhiều nguyên nhân. Có thể do thời tiết thay đổi dẫn tới sốc nhiệt; do bà con thả ngao không đảm bảo mật độ, quá dày; cũng có khả năng do ảnh hưởng của môi trường. “Chúng tôi đang yêu cầu lấy mẫu để kiểm nghiệm, xác định chính xác nguyên nhân”, ông Minh nói.
Ngao nuôi tại vùng bãi triều quận Đồ Sơn chết hàng loạt khiến nhiều gia đình gặp khó khăn.
Trong báo cáo đánh giá của Phòng Kinh tế quận Đồ Sơn, nguyên nhân dẫn đến ngao chết chủ yếu do ngao thả nuôi với mật độ quá dày (gấp nhiều lần so với khuyến cáo), làm ảnh hưởng đến không gian sinh sống, khả năng cạnh tranh thức ăn kết hợp với sự bất thường của các yếu tố thời tiết, môi trường.
Video đang HOT
Theo đó, biên độ dao động độ mặn lớn, từ 10-15%, mực nước thủy triều xuống tại các bãi ngao luôn ở mức 10-15cm, gây nên hiện tượng hấp thụ nhiệt cục bộ, nhiệt độ nước tăng cao, chênh lệch nhiệt độ ngày/đêm trên 10 độ C, làm ngao nuôi bị sốc, khả năng chống chịu suy giảm dẫn đến ngao nuôi bị chết.
Đồng thời, tại phiếu trả lời kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y vùng II về mẫu ngao lấy ở xã Đại Hợp (Kiến Thụy, Hải Phòng) – khu vực tiếp giáp với bãi triều quận Đồ Sơn cho kết quả âm tính với 5 loại bệnh trên ngao.
Qua nhiều năm theo dõi, hàng năm cứ từ tháng 4 đến tháng 5 hoặc tháng 6 khi nước lũ thượng nguồn đổ về qua các cửa sông đổ ra biển làm môi trường nước (độ mặn) thay đổi đột ngột, kết hợp nắng nóng làm nhiệt độ chênh lệch thời điểm giao mùa lớn, làm ngao chết ở các mức độ khác nhau.
Trong ngày 14/6, đại diện Phòng Kinh tế quận Đồ Sơn và Chi cục Thú y, Chi cục Thủy sản kiểm tra tình trạng ngao nuôi chết tại vùng bãi triều quận Đồ Sơn.
Theo VTC
Quảng Nam căng sức chống dịch tả lợn châu Phi
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Trí Thanh vừa chủ trì cuộc họp trực tuyến với sở, ban, ngành liên quan và các địa phương để bàn biện pháp cấp bách phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Các ổ dịch nằm rải rác ở khu dân cư
Theo báo cáo tại cuộc họp, ổ dịch đầu tiên được phát hiện trên địa bàn tỉnh là một hộ ở thôn Tây Sơn Đông, xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên vào ngày 14/5. Đến ngày 27/5, DTLCP đã xuất hiện tại 68 hộ, 23 thôn, 8 xã, phường, 4 huyện, thị xã.
Lực lượng liên ngành của tỉnh Quảng Nam chốt chặn 24/24 giờ trên tuyến Quốc lộ 1 qua xã Điện Thắng Bắc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Ảnh: P.V
Tính đến tối 2/6 đã có 705 con lợn (tổng trọng lượng hơn 36 tấn hơi) của 206 hộ chăn nuôi ở 56 thôn, khối phố thuộc 26 xã, phường của 9 huyện, thị xã, thành phố: Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh, Nam Trà My, Quế Sơn, Núi Thành, Nông Sơn, Điện Bàn, Tam Kỳ phải tiêu hủy bắt buộc vì mắc bệnh DTLCP.
Chi cục Thú y tỉnh cho biết, hầu hết các ổ dịch xảy ra ở hộ gia đình chăn nuôi với quy mô nhỏ, lẻ, nằm rải rác trong khu dân cư. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là lợn nái lây sang lợn thịt; bệnh xuất hiện ở các khu tập trung đông người, dọc theo đường 129 và đường giáp biển TP.Đà Nẵng.
Đường lây truyền của virus rất phức tạp, chủ yếu là yếu tố con người, sử dụng thức ăn thừa từ các nhà hàng, quán ăn chưa qua nấu chín để nuôi lợn. Các hộ chăn nuôi cần áp dụng đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, nhất là khâu vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi.
Nhiều giải pháp cấp bách để chống dịch
Tại cuộc họp, đại diện các sở, ban, ngành chức năng, các địa phương đã cùng nhau thảo luận, đưa ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong đó, đối với vùng đã phát hiện ổ dịch cần triển khai một số biện pháp cấp bách như: Khoanh vùng dịch, tiêu hủy toàn bộ số lợn dịch, nghi mắc bệnh trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng theo quy định; tổ chức tuyên truyền cho người dân thực hiện đúng các quy định trong phòng, chống dịch bệnh; giám sát chủ động và cảnh báo dịch; thực hiện xử lý theo đúng quy định; thực hiện kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại vùng uy hiếp và vùng đệm ...
Đối với vùng chưa phát hiện dịch bệnh, xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh; phân công cán bộ đứng điểm; thành lập chốt kiểm dịch động vật tạm thời ...
Ông Lê Trí Thanh chỉ đạo khẩn trương, chủ động phòng, chống dịch bệnh với phương châm: Chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương, quán triệt đến từng hộ dân về công tác phòng, chống dịch bệnh; lên kế hoạch cụ thể các phương án với các tình huống, mức độ khẩn cấp; tăng cường truyền thông về dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống, trách nhiệm của người dân, thiệt hại từ dịch bệnh mang lại cho người chăn nuôi. Vận động người dân báo cho chính quyền khi phát hiện dịch bệnh; xử lý nghiêm các hành vi ngăn cản cơ quan chức năng; tại các vùng dịch, vùng lân cận tiến hành tổng kiểm soát đàn lợn ...
Tăng cường hơn nữa hoạt động các trạm chốt chặn tại Điện Bàn và Núi Thành, có sự liên hệ thông tin chặt chẽ giữa 2 trạm chốt chặn. Các địa phương vận động nhân dân không mua lợn tại các xe vận chuyển. Các thành viên Ban chỉ đạo xuống địa bàn đứng điểm kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh. Cơ quan thú y cử cán bộ luân phiên xuống các vùng dịch hỗ trợ địa phương, xử lý kịp thời các tình huống...
"Đặc biệt, tăng cường quản lý, ngăn chặn tình trạng vận chuyển lợn ở vùng dịch ra ngoài. Sở NNPTNT cấp thuốc kịp thời để phun diện rộng trên vùng Đông; khẩn cấp mua bổ sung thuốc dự phòng..." - Phó Chủ tịch Lê Trí Thanh chỉ đạo.
Theo Danviet
Huế: Chủ tịch các huyện phải chịu trách nhiệm việc dịch tả lợn lan rộng So với thời điểm cách đây khoảng hơn 1 tuần, số hộ chăn nuôi có lợn mắc dịch tả lợn châu Phi và số lợn mắc bệnh, tiêu hủy ở Thừa Thiên- Huế tăng gấp đôi. Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi lây lan chóng mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa ban hành công văn về cấp bách...