Ngạo ngược trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ bị “gậy ông đập lưng ông”
Theo The National Interest (TNI) của Mỹ, Trung Quốc đang tự gây bất ổn, để tuột mất hòa bình khi quá tham lam trên Biển Đông. Gần đây, vì quá bất bình, nhiều nước trong khu vực và thế giới đã phải lên tiếng trước sự ngang ngược của Bắc Kinh.
TNI cho rằng, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, các hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm phát triển một mạng lưới căn cứ để đặt các hệ thống radar cũng như hệ thống phát hiện tàu ngầm, hỗ trợ cho các đơn vị giám sát của không quân và hải quân.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như đang muốn rải một loạt căn cứ trái phép trên Biển Đông nhằm khiến cho Bắc Kinh trở nên nguy hiểm đối với các quốc gia láng giềng và Mỹ.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Hải Khẩu (171) của Trung Quốc tham dự tập trận RIMPAC 2014.
Mục tiêu của Trung Quốc là đưa vùng biển phía nam của đảo Hải Nam của nước này trở thành một nơi ẩn náu an toàn cho các lực lượng hải quân, đặc biệt là tàu ngầm, cũng như một điểm “nhảy tắt” cho các hoạt động xa xôi ở Biển Đông.
Số lượng và quy mô các hoạt động trái phép của Trung Quốc đã khiến cho nhiều nước trong khu vực quan ngại. Họ cũng lo sợ trước khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Biển Đông đại diện cho cốt lõi vấn đề mà Bắc Kinh đang tự gây ra cho chính mình. Chúng buộc các quốc gia trong khu vực cũng như Mỹ phải có hành động ngăn chặn, tác động xấu đến mối quan hệ lâu dài của Bắc Kinh với Đông Nam Á, gây căng thẳng cho cả khu vực, làm xấu hình ảnh của Bắc Kinh trên toàn cầu.
Tình hình có thể còn xấu hơn nữa nếu Bắc Kinh bất chấp luật pháp quốc tế và bác bỏ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách ngang ngược ở Biển Đông.
Tàu cá Trung Quốc liên tục gây náo loạn Biển Đông.
Video đang HOT
Hôm 25/4, tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, nếu PCA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể sẽ đẩy nhanh kế hoạch xây dựng một “đảo nhân tạo” tại Scarborough Shoal, bãi cạn chỉ cách bờ biển Philippines 230 km, nhưng cách bờ biển gần nhất của Trung Quốc tới 1.020 km.
Washington thường xuyên chỉ trích mạnh mẽ và gọi những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép là “Vạn lý trường thành bằng cát” trên Biển Đông.
Theo tờ Sydney Morning Herald (SMH) của Australia, khả năng chiến tranh Mỹ – Trung hoàn toàn có thể xảy ra khi cuộc đua tranh giành quyền ảnh hưởng tại Tây Thái Bình Dương đang ngày càng quyết liệt.
SMH dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein cho rằng, cuộc đối đầu Mỹ – Trung có khả năng leo thang thành một trong những cuộc xung đột đẫm máu nhất trong thời đại của chúng ta, thậm chí còn của cả lịch sử nhân loại”.
Gần đây, Trung Quốc còn đưa cả máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không đến đảo Phú Lâm của Việt Nam và có nhiều hành động ngang ngược khác với các nước láng giềng.
Tiến sĩ Shi Yinghong là một chuyên gia về quan hệ Mỹ – Trung tại Đại học Nhân dân Trung Quốc đồng thời là cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc (cơ quan hành chính nhà nước tối cao, thi hành pháp luật và nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội). Ông Shi nhận định, ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được công nhận là một siêu cường ngang với Mỹ. Thứ hai, ông Tập muốn Trung Quốc có vai trò ngang Mỹ trong việc quản lý các vấn đề toàn cầu. Đặc biệt, Trung Quốc muốn phải có vị thế hơn Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc thăm Campuchia vào cuối tuần trước.
Cũng theo ông Shi, Bắc Kinh sẽ tăng cường vũ trang và khả năng chiến lược để “ăn miếng trả miếng” với Mỹ và buộc Mỹ phải thừa nhận vị thế của Trung Quốc trong khu vực.
Ngoài ra, gần đây, Bắc Kinh liên tiếp phải nhận sự chỉ trích của các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia vì đã có những hành động đầy thách thức ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter vừa hoãn chuyến thăm tới Trung Quốc, trong khi vẫn giữ nguyên lịch trình tới Ấn Độ và Philippines cách đây hai tuần. Trong chuyến công du này, ông Carter thảo luận với New Dehli và Manila về việc tăng cường hợp tác quân sự trong bối cảnh cùng có chung mối lo ngại về Trung Quốc.
Không chỉ có các nước trong khu vực, nhiều quốc gia khác trên thế giới và cả những quốc gia không có tranh chấp trên Biển Đông cũng lên tiếng cảnh báo Bắc Kinh.
Hôm 18/4, phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Washington ông Hugo Swire, Quốc vụ khanh phụ trách khu vực Đông Á của Bộ Ngoại giao Anh đã thẳng thắn chỉ trích: “Tình hình căng thẳng ở Biển Đông là do hành động cứng rắn của Trung Quốc tạo ra”. Ông khẳng định phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về vấn đề Biển Đông có tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines; cả Anh và Mỹ đều sẽ ủng hộ, yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết này.
Trước đó một tuần, ngày 11/4, ngoại trưởng các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cũng đã ra tuyên bố chung, phản đối bất cứ hành vi ép buộc hoặc đơn phương khiêu khích nào nhằm thay đổi hiện trạng hoặc gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Không chỉ vậy, hôm 26/4, tờ Phnompenh Post của Campuchia đã vạch trần sự không đứng đắn của Trung Quốc khi phủ nhận tuyên bố của Bắc Kinh về việc đã đạt được thỏa thuận riêng với Campuchia, Lào và Brunei về các tranh chấp trên Biển Đông. Theo Phnompenh, tuyên bố này là nhằm chia rẽ ASEAN.
Những nước có lợi ích trong việc duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông như Nhật Bản và Australia cũng đang hành động để ngăn chặn sự quá trớn của Bắc Kinh trong khu vực.
Nhật Bản gần đây đã sửa đổi hiến pháp nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ. Ngoài ra, Tokyo cũng vừa tham gia vào cuộc tập trận chung quy mô lớn hàng năm giữa Mỹ và Philippines. Trong khi đó, Australia cho biết sẽ tăng ngân sách lên gần 23 tỷ USD trong 10 năm tới và nhấn mạnh mối lo ngại ngày càng tăng với các diễn biến trên Biển Đông. Nước này cũng nhiều lần chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn, quân sự hóa Biển Đông.
Theo Infonet
Nghiên cứu mới: Động thực vật đảo Hải Nam xuất phát từ Việt Nam
Hầu hết các giống động thực vật trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) đều có nguồn gốc từ Việt Nam, và hòn đảo này từng gắn với lãnh thổ Việt Nam trước khi bị tách ra, theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc.
Bãi biển thành phố Đương Phương trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Hải Nam từng gắn với lãnh thổ Việt Nam thời Đại Trung sinh, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học Trung QuốcReuters
Những phát hiện mới này được công bố trên tạp chí trực tuyến PLoS ONE, theoSouth China Morning Post hôm nay 26.4. Phát hiện này có thể giúp giải thích một bí ẩn từ lâu khiến các nhà khoa học bối rối rằng tại sao các sinh vật tìm thấy trên đảo Hải Nam, cách bờ biển phía nam của Trung Quốc chỉ 20 km lại rất khác với những giống loài ở Quảng Đông, tỉnh láng giềng của Hải Nam.
Một nhóm nghiên cứu do ông Zhu Hua, giáo sư tại Vườn bách thảo nhiệt đới Xishuangbanna ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam thực hiện khi so sánh hệ thực vật và động vật ở Hải Nam với những hệ mà ông tìm thấy ở Xishuangbanna.
"Hệ thực vật của Hải Nam có những điểm tương đồng gần nhất với Việt Nam", ông Zhu khẳng định. Cần biết đảo Hải Nam cách Việt Nam hàng trăm km.
"Nếu nhìn vào các chi được chia giữa các khu vực này, chúng ta có thể thấy rằng 110 chi được chia sẻ giữa Hải Nam và Việt Nam, nhưng chỉ có bảy chi được chia sẻ giữa Hải Nam và Quảng Đông. Hệ thực vật ở đảo Hải Nam có liên quan chặt chẽ nhất với Việt Nam", ông Zhu kết luận trong bài báo. Hiện tượng tương tự này cũng được tìm thấy trong hệ động vật.
Hệ động thực vật ở đảo Hải Nam của Trung Quốc hầu hết có nguồn gốc từ Việt Nam Reuters
Đảo Hải Nam có tỷ lệ cao nhất các hệ động vật có vú gần với loài ở Việt Nam nhưng lại rất khác xa so với Quảng Đông, theo nghiên cứu. "Trong số 41 loài động vật có vú tại Hải Nam, 30 loài có thể được tìm thấy ở Việt Nam", nghiên cứu cho biết.
Nghiên cứu của ông Zhu cho thấy rằng Hải Nam là một phần thuộc lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ Đại Trung sinh (Mesozoic, kéo dài khoảng 186 triệu năm, từ khoảng 251 triệu năm trước tới khi đại Tân sinh bắt đầu cách đây 65 triệu năm). Hòn đảo này bị tách khỏi Việt Nam và dạt về phía đông nam sau giai đoạn Đại Trung sinh cho đến khi nó cố định ở vị trí như hiện tại, theo nghiên cứu.
Chính những hoạt động của núi lửa ở Vịnh Bắc bộ đã gây ra sự chia tách của đảo Hải Nam. Nhưng cuộc nghiên cứu cho rằng có thể đảo Hải Nam hoàn toàn không có mối gắn kết nào với Việt Nam vì mũi đông bắc của hòn đảo này dính với tỉnh Quảng Tây vào thời điểm đó.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Giàn khoan Trung Quốc hoạt động tại khu vực chưa phân định ở Vịnh Bắc Bộ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết giàn khoan Hải Dương 943 của Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực hai bên đang phân định, bày tỏ lo ngại về tình hình thêm phức tạp. Trung Quốc đang khoan thăm dò ở khu vực Việt Nam và nước này đang đàm phán ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Ảnh: Googlemap "Giàn khoan Hải...