Ngao chết trắng bãi biển, người Hà Tĩnh ngao ngán nhìn hàng chục tỷ bốc hơi
Hơn 80ha ngao nuôi của người dân vùng biển huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh chết trắng cả một bãi biển khiến người dân điêu đứng, thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng.
Về thôn Mai Lâm (xã Mai Phụ, Lộc Hà) những ngày này, khi thủy triều xuống, ai nấy không khỏi xót xa khi chứng kiến một vùng bờ biển trắng xóa bởi hàng trăm tấn ngao nuôi bị chết đột đột.
Khoảng 80ha ngao nuôi của người dân tại huyện Lộc Hà bất ngờ chết khiến người dân điêu đứng
Anh Lê Công Bàng (44 tuổi) kể, ngao chết rải rác khoảng từ ngày 9/9.
Hai ngày sau, ngao bắt đầu chết hàng loạt, nổi trắng cả bãi biển.
Gia đình anh Bàng thả nuôi 10 tấn ngao giống đã 2 tháng, giờ ngao chết thiệt hại mất một nửa diện tích.
Theo anh Bàng, những năm trước có xuất hiện hiện tượng ngao chết nhưng không nhiều, đây là lần đầu tiên ngao chết với số lượng nhiều như vậy.
Ngồi nhặt những con ngao còn sống sót, bà Lê Thị Dung (68 tuổi) buồn bã nói, gia đình bà nuôi 0,5ha ngao, mua ngao giống hết hơn 200 triệu đồng.
“Sau 2 năm thả nuôi, đến thời điểm này vào vụ thu hoạch thì ngao chết khoảng 70% diện tích nuôi, thiệt hại cho gia đình khoảng 300 triệu đồng” – bà Dung nói.
Ông Thuận trên bãi ngao nuôi có diện tích 2,4ha bị chết hàng loạt
Một trong những người nuôi ngao nhiều nhất tại thôn Mai Lâm là ông Lê Văn Thuận (64 tuổi). Cách đây 2 tháng, gia đình ông bỏ ra 500 triệu đồng mua 27 tấn ngao giống về nuôi, không ngờ sau trận lũ vừa rồi ngao lăn ra chết trắng cả bờ biển, gây thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
“Tiền mua ngao giống chúng tôi vay ngân hàng là chính, giờ ngao chết đột ngột, mất cả vốn lẫn lời, những tháng tiếp theo không biết lấy tiền đâu ra để trả lãi ngân hàng nữa” – ông Thuận ngao ngán.
Thiệt hại lớn về kinh tế đã đành, các hộ dân còn phải bỏ ra khoản hàng chục triệu đồng thuê người thu gom số ngao chết tránh gây ô nhiễm môi trường.
Mặt khác, số ngao còn chưa chết phải thu hoạch vội, giá trị kinh tế không cao cũng là nguyên nhân khiến người dân thêm lao đao.
Do nước lũ và bèo phân hủy?
Phó chủ tịch UBND xã Mai Phụ Phạm Trọng Hợp thông tin, thôn Mai Lâm có 36 hộ dân nuôi ngao với diện tích khoảng 80ha, ngao chết đợt này gồm ngao giống và ngao thương phẩm với mức độ chết phổ biến từ 70 – 80%, có nơi chết gần như 100%.
“Trên thị trường mỗi ha ngao năng suất bình quân khoảng 40 tấn, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Tính ra, toàn khu vực nuôi 80ha thiệt hại ước 40 tỉ” – ông Hợp nói.
Bà Lê Thị Dung có 0,5ha ngao nuôi bị chết, gia đình bị thiệt hại gần 200 triệu
Cũng theo ông Hợp, nguyên nhân bước đầu xác định ngao chết là do mưa lũ kéo dài, nước lũ đổ về khiến cho khu vực bờ biển nuôi ngao bị ngọt hóa.
Hơn nữa, quá trình đập bara Đò Điệm xả lũ kéo theo một lượng bèo khá lớn trôi về, khi bèo phân hủy làm ô nhiễm nguồn nước khiến ngao bị chết.
Không riêng gì xã Mai Phụ, tại xã Thạch Châu (huyện Lộc Hà) trong 3 ngày qua cũng xuất hiện tình trạng ngao chết.
Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết, sáng qua, đơn vị đã về thôn Mai Lâm lấy mẫu nước để gửi Cơ quan Thú y vùng 3 phân tích tìm nguyên nhân.
Người dân gom ngao chết để tránh ô nhiễm
Liên quan đến tình trạng thủy sản nuôi chết sau lũ, trước đó VietNamNet đưa tin, rạng sáng 9/9, cá nuôi trong lồng bè trên sông Đò Điệm (thuộc thôn Song Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà) bất ngờ giãy tung mặt nước rồi chết hàng loạt.
Theo thống kê, có 53 hộ dân nuôi cá lồng với số lượng khoảng 82 tấn cá bị chết.
Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh nhận định, nguyên nhân cá chết là do mưa lũ nên nước ngọt và chất hữu cơ, bùn đổ về khiến môi trường thay đổi đột ngột, làm cá sốc nước.
Lê Minh
Theo Vietnamnet
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh): Dự án kè chống lũ hàng chục tỷ đồng chưa bàn giao đã nứt
Dự án trọng điểm kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Phố được đầu tư hàng chục tỷ đồng, mặc dù đang trong quá trình thi công nhưng đã xuất hiện nhiều bất cập khiến người dân lo lắng về chất lượng cũng như vai trò quản lý của các bên liên quan.
Báo Công lý nhận được phản ánh của người dân về việc dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Phố qua xã Sơn Tân, Sơn Mỹ (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đang trong quá trình thi công nhưng đã xuất hiện nhiều dấu hiệu xuống cấp, thi công cẩu thả. Đặc biệt, vai trò chức năng giám sát công trình của các bên liên quan có phần buông lỏng.
Tiếp nhận phản ánh, PV đã có buổi ghi nhận thực tế tại công trường, có thể thấy phần nào những phản ánh của người dân là hoàn toàn có cơ sở.
Vết nứt xuất hiện trên mặt kè được "khắc phục" bằng lớp hồ dầu.
Tại công trình, tuyến kè mái đá cùng mặt đường bằng bê tông cơ bản đã được thi công gần xong, còn một đoạn chừng vài trăm mét công nhân đang làm. Việc ghép đá mái được các công nhân thực hiện hết sức cẩu thả khi lớp đá dăm lót bị trộn lẫn rất nhiều đất và mỏng. Cũng tại thời điểm này, những người có vai trò, chức năng giám sát lại vắng mặt, để mặc công nhân "tự biên tự diễn" với việc thi công.
Tại một số điểm đã được thi công xong trên tuyến, PV phát hiện mặt đường kè cùng với phần dầm kè đã xuất hiện nhiều vết nứt. Có đoạn mặt đường bê tông bị nứt mạnh, kéo cắt ngang mặt và đã được "khắc phục" lại bằng một lớp hồ dầu đổ lên trên trông rất mất mỹ quan.
Phần dầm kè cũng xuất hiện rất nhiều vết nứt.
Trao đổi về vấn đề này, một người dân sống cạnh bờ kè cho hay: "Người dân chúng tôi rất mừng vì Nhà nước đã xây dựng tuyến kè này. Mùa mưa lũ sắp đến, người dân chúng tôi sinh sống ở đây yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng công trình đang thi công mà nứt nẻ nhiều, nhà thầu lại khắc phục bằng cách đổ hồ dầu lên thế này liệu có được bền không?"
Trao đổi với PV báo Công lý, ông Trần Quốc Pháp - Giám đốc BQL Dự án xây dựng cơ bản huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) cho biết: "Dự án kè chống sạt lở bờ sông Ngàn Phố gồm hai giai đoạn, với tổng mức đầu tư hơn 41 tỷ đồng. Giai đoạn 1 (khoảng 7 tỷ đồng) đã hoàn thành xong được khoảng 2 năm. Giai đoạn 2 được khởi công vào cuối năm 2018, hiện nay đang trong giai đoạn hoàn thành, chuẩn bị nghiệm thu bàn giao. Dự án do UBND huyện Hương Sơn làm chủ đầu tư, nguồn vốn được lấy từ ngân sách tỉnh, huyện và từ các nguồn vốn hợp pháp khác. Dự án do Công ty Cổ phần xây lắp Thành Vinh (trụ sở tại TP. Hà Tĩnh) thi công và do Công ty CPTVXD Hưng Thịnh (trụ sở tại TP.Hà Tĩnh) làm đơn vị giám sát".
Lớp đá dăm lót trộn lẫn đất liệu có đạt chất lượng?
Theo thông tin thiết kế lãnh đạo ban cung cấp thì mái kè được bố trí từ dưới lên bằng các lớp vải địa, đá dăm lót 2,4 dày 10 cm và trên cùng là lớp đá khan dày 30cm, mặt kè trên tuyến được đổ bê tông tươi. Công trình sử dụng bê tông tươi của chính đơn vị thi công - Công ty Cổ phần xây lắp Thành Vinh.
"Việc trên tuyến xuất hiện vết nứt là có thật, chúng tôi cũng đã biết. Nguyên nhân dẫn đến việc nứt nẻ này là do công trình sử dụng bê tông tươi nên co ngót nhanh, quá trình bảo dưỡng không đạt nên xảy ra nứt", ông Pháp nói và cho biết hướng xử lý sắp tới sẽ cho kiểm tra, rà soát lại toàn tuyến, những điểm nứt nẻ, xuống cấp không đảm bảo chất lượng sẽ yêu cầu đơn vị thi công làm lại.
Phần nền đất mái kè mặc dù đã được thi công xong nhưng lẫn nhiều tạp chất, rễ cây.
Một công trình trọng điểm, có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với người dân sống quanh khu vực kè mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chung của cả huyện nhưng đã khiến cho người dân lo lắng và hoài nghi về chất lượng công trình cũng như trách nhiệm quản lý của các bên liên quan.
Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần phát huy hơn nữa vai trò của mình, nhanh chóng đôn đốc kiểm tra việc khắc phục để công trình được đúng như ý nghĩa mục đích xây dựng, đặc biệt khi mùa mưa lũ đang cận kề.
Nhóm PV
Theo Congly
Nữ hành khách Hà Tĩnh tố bị phụ xe sàm sỡ khi đang nằm ngủ Ông Nguyễn Phi Cường (chủ nhà xe Cường Cày) xác nhận một nữ hành khách tố bị một nam nhân viên nhà xe sàm sỡ. Video: Camera ghi lại cảnh lộn xộn trên xe khách Đơn trình báo gửi Ban quản lý bến xe Nước Ngầm của nữ hành khách tên V. (trú xã Cẩm Dương, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho hay,...