Ngành Y tế triển khai nhiều giải pháp để “giảm tải”
Đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước, ông Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, năm 2019, Bộ Y tế đã phê duyệt Đề án phát triển công nghệ thông tin y tế thông minh giai đoạn 2019- 2025.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp người dân thuận tiện hơn khi tới các cơ sở y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng tiếp tục triển khai Đề án thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) không in phim tại 15 bệnh viện.
Chưa kể, hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia được triển khai đến tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc. Hệ thống quản lý thông tin bệnh truyền nhiễm bằng phần mềm tại 1.761 xã, phường, thị trấn của 33 tỉnh, thành phố.
Ngành Y tế cũng phát triển hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa, bệnh án điện tử và tích cực thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin tại trạm y tế xã, phường giai đoạn 2018- 2020.
Ngày 12/11, Bộ trưởng Y tế cũng đã ban hành Quyết định 5349 phê duyệt Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử.
Video đang HOT
Ngoài ra, ngành Y tế cũng duy trì ổn định hoạt động của 51 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4, 100% các dịch vụ hành chính công được cung cấp ở mức độ 2, triển khai cơ chế một cửa quốc gia.
Tính đến hết tháng 10, Bộ Y tế đã triển khai 10 trong số 24 thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo kế hoạch năm 2019.
Bộ Y tế đã ban hành bộ mã danh mục dùng chung áp dụng trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT (Phiên bản số 6) sử dụng tại trên 12.000 cơ sở y tế.
Bộ cũng hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trích chuyển dữ liệu lên Cổng Tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông tin giám định BHYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, triển khai đào tạo cho nhân viên các cơ sở y tế. Từ đó nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ BHYT, quản lý cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
Theo ông Tường, đến nay, 100% các bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện, công nghệ thông tin đã được ứng dụng rộng rãi trong khám, chữa bệnh, đón tiếp người bệnh, bước đầu một số bệnh viện đã ứng dụng bệnh án điện tử, bệnh viện không giấy tờ, bệnh viện không phim.
Phần mềm quản lý khám chữa bệnh BHYT luôn cập nhật các văn bản hướng dẫn hiện hành, văn bản mới về chi phí khám chữa bệnh, danh mục kỹ thuật được áp dụng BHYT, giúp nhân viên y tế dễ dàng trong việc chỉ định y khoa, hạn chế rủi ro do bị xuất toán từ BHYT.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước khám chữa bệnh BHYT đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam.
Việc liên thông dữ liệu khám chữa bệnh BHYT với BHXH cho phép đánh giá tình hình sử dụng dịch vụ y tế trên toàn quốc và kiểm soát việc cung ứng dịch vụ y tế cho người bệnh, bảo đảm quỹ của người tham gia BHYT được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả.
Qua quản lý trên hệ thống giám định, các giám định viên nắm được các loại thuốc, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật các cơ sở khám chữa bệnh đã sử dụng cho người bệnh BHYT.
Được biết, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, tỷ lệ tham gia BHYT đã tăng từ 88,5% năm 2018 lên 89,9% tháng 10/2019. Hiện nay có khoảng 151,308 triệu lượt người khám bệnh, chữa bệnh BHYT, ước chi khám bệnh, chữa bệnh BHYT là 86.321 tỷ đồng.
Vì thế, ứng dụng công nghệ thông tin là một thành tựu để giúp cho ngành Y tế tiến tới quản lý hồ sơ sức khỏe cá nhân, thực hiện liên thông giữa các bệnh viện, giúp người bệnh giảm đi những thủ tục hành chính, bác sỹ điều trị cũng nắm được rõ bệnh lý của bệnh nhân một cách hệ thống.
Hiện nay, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn chỉnh phương thức thanh toán theo định suất, triển khai thí điểm phương thức thanh toán theo trường hợp bệnh cho một số tỉnh và một số bệnh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng nghiên cứu đề xuất việc kết nối, hợp tác và phát triển BHYT, sức khỏe thương mại và các gói BHYT bổ sung.
D.Ngân
Theo HQ Online
Điều kiện được đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Thẻ BHYT của bà Ngô Thị Mai (Hà Nội) đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu tại Bệnh viện Quân y 354. Bà Mai hỏi, bà muốn chuyển nơi đăng ký đến Bệnh viện Đa khoa Đống Đa có được không? Nếu được thì cần thực hiện những thủ tục gì?
Việc thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu được thực hiện vào đầu mỗi quý
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Do Bệnh viện Quân y 354 và Bệnh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội đều là bệnh viện tuyến tỉnh. Vì vậy, theo quy định về đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu, người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quyền đăng ký nơi khám chữa bệnh BHYT ban đầu tại cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh, trung ương khi trên địa bàn không có cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã, huyện hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT hoặc cơ sở tuyến tỉnh, trung ương có đủ khả năng tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu.
Vì vậy, trường hợp Bệnh viện đa khoa Đống Đa đủ điều kiện tiếp nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu thì bà được đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu về cơ sở này.
Vào đầu mỗi quý, đề nghị bà đến cơ quan BHXH nơi phát hành thẻ để được hướng dẫn thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu.
Theo Chinhphu.vn
Giảm 58 bảo hiểm xã hội thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đề xuất giảm 65 đầu mối cấp phòng của 63 BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đặc biệt, giảm 58 BHXH thành phố, thị xã trực thuộc BHXH cấp tỉnh. BHXH Việt Nam vừa có báo cáo đánh giá tác động chính sách đề nghị điều chỉnh cơ cấu tổ chức của BHXH Việt...