Ngành y quên mình chống dịch
“Do đặc thù chống dịch COVID-19, ngày 27/2 không có hoa, không có cờ nhưng chúng ta vẫn nhớ ơn các thầy thuốc”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh tại hội nghị triển khai công tác y tế năm 2020 tổ chức ngày 25/2.
Cách ly điều trị cho bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc virus SARS-CoV-2. Ảnh: BYT
Chiến thắng mọi “kẻ thù” dịch bệnh
Đến nay, đã hơn một tháng, Việt Nam cùng thế giới bước vào “trận chiến” chống dịch COVID-19, một trận chiến đầy cam go với một chủng virus mới nguy hiểm, lây lan nhanh hơn cả những vụ dịch nguy hiểm trước đó. Tuy nhiên, với tinh thần quyết liệt ngăn chặn ngay từ đầu, Việt Nam bước đầu đã khống chế dịch thành công. Tuy đã ghi nhận 16 ca mắc nhưng đến nay cả 16 ca đều đã được chữa khỏi, ra viện; tạm thời trên cả nước không có ca bệnh, công tác cách ly, giám sát được thực hiện chặt chẽ, đồng bộ ở tất cả các địa phương.
Theo các chuyên gia, COVID-19 là trận dich đặc biệt, có tính, mới, khó, ác liệt, lây lan nhanh hơn cả dịch SARS (năm 2003) cả về số nhiễm, rất nhiều cán bộ y tế đã phải hy sinh ở nhiều nơi trên thế giới. Việt Nam thậm chí có nguy cơ rất cao bùng phát dịch bởi đặc điểm ở rất gần nơi phát dịch nhưng chúng ta đã khống chế dịch rất hiệu quả.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá: “Việt Nam đã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 rất mạnh mặc dù chưa có tiền lệ và rất hiệu quả. Việt Nam có đầy đủ từ cơ sở cách ly, phương án xét nghiệm, phác đồ điều trị các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 và tự tin có đủ khả năng cách ly lên tới 30.000 người”.
Đặc biệt, đến hiện tại, Việt Nam đã điều trị khỏi bệnh cho cả 16/16 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, các bệnh nhân đều ra viện khoẻ mạnh trong khi nhiều nước tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp Ý đều có ca bệnh tử vong. Trong số các ca bệnh của Việt Nam, đáng chú ý là chúng ta đã điều trị thành công cho 2 trường hợp cao tuổi, nhiều bệnh nền (một bệnh nhân đến từ Vũ Hán và một Việt kiều mỹ 72 tuổi); một trường hợp là trẻ em (bé 3 tháng tuổi), đây là những thành công rất đáng mừng trong điều trị. Điều này có được là nhờ phác đồ điều trị của Việt Nam phù hợp, liên tục được cập nhật với các nước trên thế giới; trong khi thế giới chưa có thuốc đặc trị, vắc xin phòng bệnh.
Với những thành tựu ban đầu đó, WHO cũng đánh giá: Việt Nam đã thể hiện năng lực rất tốt trong việc xử lý các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh mới xuất hiện. Đây là kết quả của nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi, bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ…
Các chuyên gia cũng cho rằng, sự thành công ban đầu của dịch COVID-19 là nhờ có sự kế thừa thành quả của công tác phòng chống dịch những năm qua. Trước đó, Việt Nam đã thành công trong việc ngăn chặn và khống chế nhanh các bệnh dịch truyền nhiểm nguy hiểm mới nổi trên phạm vi toàn cầu.
Video đang HOT
Cụ thể, năm 2003, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS, đồng thời ngăn chặn thành công không để một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như: Cúm A/H7N9, Ebola, Mers-CoV… góp phần rất lớn vào việc ổn định an sinh xã hội trong bối cảnh giao lưu du lịch, thương mại giữa các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.
Đối phó với các đợt dịch lớn, y tế Việt Nam luôn có những biện pháp hiệu quả, không những đảm bảo được tính mạng, sức khỏe của nhân dân, mà còn khiến thế giới khâm phục bởi những thành quả thần kỳ.
Đoàn kiểm tra của Bộ Y tế kiểm tra công tác phòng dịch tại các cửa khẩu.
Cách làm sáng tạo, hiệu quả
Trong đợt dịch COVID-9, Việt Nam đã khống chế tốt dịch bệnh là nhờ những cách làm kiên quyết, sáng tạo, hiệu quả. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch CoViD-19 ngay từ đau đã lên phương án cụ thể, từ phương án thấp nhất cho tới phương án xấu nhất và đưa ra những kịch bản rất cụ thể để kịp thời ứng phó.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, có nhiều biện pháp chưa từng có tiền lệ đã được áp dụng để phòng chống dịch cOViD-19. Ngay từ đầu, mức độ cảnh giác dịch bệnh đã ở mức rất cao với việc coi tất cả công dân đi qua Hồ Bắc hoặc đến từ Hồ Bắc đều là bệnh nhân; thậm chí chỉ đi qua cũng được coi thuộc diện phải cách ly tại cơ sở y tế, để phòng tối đa khả năng những người này có thể bị lây nhiễm và có thể lây ra cộng đồng. Cách làm này đã cho thấy hiệu quả và trên cơ sở đó, khi dịch diễn biến phức tạp hơn, một số nước khác cũng đã có biện pháp ứng pho gần như chúng ta.
Việt Nam cũng đưa ra phương án cách ly 4 vòng: Kiểm soát tất cả trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh, lập tức cách ly ngay tại cơ sở y tế; cách ly tại gia đình và cơ sở lưu trú với những trường hợp là công dân Việt Nam và Trung Quốc đi qua Trung Quốc về Việt Nam; cách ly, hạn chế tiếp xúc với những người bệnh; và tiếp tục khoanh vùng tất ca những người bên ngoài tiếp xúc với người tiếp xúc với mầm bệnh. Nhờ đó, các yếu tố nguy cơ được kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn được dịch lây lan ra cộng đồng.
Với phương án cách ly, điều trị tại chỗ, Việt Nam cũng đã phân tuyến điều trị sArS-CoV-2 tới cả tuyến huyện. Cụ thể, có 700 huyện, 1.300 bệnh viện trên toan quốc có thể điều trị được nhằm hạn chế việc chuyển tuyến. Phương án của Việt Nam là không xây dựng bệnh viện dã chiến theo kiểu Trung Quốc, mà trưng dụng ngay những cơ sở có sẵn để phục vụ cho cách ly, điều trị.
PGS.TS.Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế đánh giá: “Tất cả kịch bản ứng phó dịch bệnh và các biện pháp Việt Nam triển khai từ trước đến nay để ứng phó với COVID-i9 đang rất phù hợp. Ngay tại cửa khẩu, sân bay, chúng ta đã làm tốt công tác kiểm soát, hạn chế sự xâm nhập ca bệnh. Khi có ca bệnh nghi ngờ, công tác cách ly và điều trị bệnh được tiến hành khẩn trương, đồng bộ trong toàn bộ hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Tại cộng đồng, ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp thực hiện tốt công tác rà soát, nắm đối tượng từ nước ngoài về, tìm hiểu về lịch sử di chuyển của các trường hợp này và tư vấn thực hiện phòng bệnh. Đặc biệt, ngay cả khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) chưa công bố dịch COViD-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu thì các biện pháp mà Việt Nam triển khai trước đó trong phòng chống dịch đã rất mạnh mẽ”.
Cùng với những nỗ lực của cả nước, đội ngũ nhân viên y tế cũng là lực lượng sẵn sàng, xung kích không ngại gian khó, hiểm nguy, lao vào trận chiến chống dịch để làm nên những thành tựu đáng nể củaViệt Nam.
“Ngay trong và sau Tết Nguyên Đán, những y bác sĩ trong tuyến đầu dịch bệnh đã sẵn sàng lao vào cuộc ngay. Có những bác sĩ 2 tuần sau Tết vẫn chưa về được nhà vì dịch bệnh, công việc, điều trị cho bệnh nhân. Các y bác sĩ đã làm việc hết sức mình và đến nay chưa có ai đòi hỏi gì về quyền lợi, cứ đến lịch là trực, là làm việc. Đặc biệt, đáng trân trọng hơn là rất nhiều cán bộ y tế sẵn sàng xung phong đến tâm dịch Vĩnh Phúc, sẵn sàng cùng lên chuyến bay sang tâm dịch vũ Hán để đưa đồng bào về nước; chưa một ai từ chối khi được điều động. Khi chống dịch, cả bệnh viện dành cho phòng dịch, chắc chắn sẽ phải chap nhận thiệt hại lớn về thu nhập, nhưng các cơ sở y tế cũng không tính toán, sẵn sàng khi được huy động. Tinh thần ấy cùng với sự vào cuộc đồng tâm, đoàn kết quyết tâm của cả nước, cùng với những cách làm rất sáng tạo của ngành y tế trong tổ chức khâu cách ly, tránh lây lan, trong cách điều trị ca bệnh… , đã giúp việt Nam bước đầu sớm kiểm soát được dịch COVID-19 cũng như đã khống chế thành công nhiều dịch bệnh nguy hiểm trước đó”, GS.TS Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội, nguyên viện trưởng viện Huyết học- Truyền máu Trung ương nhận định.
Theo Tạ Nguyên/Báo Tin tức
Việt Nam đủ năng lực, sinh phẩm xét nghiệm dịch bệnh COVID-19
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định như vậy tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra, sáng 24-2, tại Hà Nội.
Họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh:vov.vn
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã triển khai nhiều biện pháp nhằm phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho người dân. Về xét nghiệm, Việt Nam có đủ năng lực, đủ sinh phẩm để làm xét nghiệm. Độ chính xác xét nghiệm tương đương như các nước, xét nghiệm Real-time RT-PCR (xét nghiệm kháng nguyên) nên độ nhạy và đặc hiệu cao.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Việt Nam hiện có 3 đơn vị xét nghiệm đạt chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận và thống nhất chuyển giao công nghệ, thống nhất phương pháp thực hiện mẫu xét nghiệm, gồm: Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Hà Nội.
Cán bộ xét nghiệm Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tiến hành xét nghiệm sàng lọc COVID-19.
Sau đó, các đơn vị này đã tiến hành chuyển giao công nghệ, tập huấn chuyên môn cho 22 phòng xét nghiệm là những đơn bị đủ máy móc trang thiết bị và nhân lực (đạt chuẩn do WHO công nhận). Các phòng xét nghiệm đủ năng lực cho kết quả tin cậy. Ngay cả tuyến tỉnh hiện nay như tỉnh Quảng Ninh, Hà Nội hiện đã thực hiện được xét nghiệm về dịch bệnh COVID-19.
Đối với các trường hợp có dấu hiệu điển hình, nghi ngờ mắc bệnh, mẫu bệnh phẩm đều được tiến hành xét nghiệm tại hai cơ sở để đối chứng và khẳng định tính chính xác.
Về trường hợp nữ sinh lớp 12 trú tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế tử vong sau khi có triệu chứng ho, sốt và khó thở kéo dài trong khoảng một tuần, Bệnh viện TW Huế sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Real time RT-PCR (do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh) để kiểm tra mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân và cho kết quả âm tính.
Tại Bệnh viện Trung ương Huế, hệ thống trang thiết bị đã được đầu tư hiện đại, đồng bộ, đủ năng lực xét nghiệm. Bệnh viện đã chủ động mời các chuyên gia của Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh ra đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật về xét nghiệm theo đúng quy chuẩn, trình tự của WHO.
Tuy nhiên, để đảm bảo thông tin chính xác, Bộ Y tế đã giao Viện Paster Nha Trang tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này để đối chứng và cũng cho kết quả âm tính với COVID-19.
* Bộ Y tế cho biết, từ 15 giờ chiều 23-2, Bộ Y tế đã chính thức áp dụng việc thực hiện tờ khai y tế bắt buộc đối với tất cả các hành khách nhập cảnh từ Hàn Quốc vào Việt Nam tại tất cả các cửa khẩu.
Thực hiện khai báo y tế với hành khách nhập cảnh tại sân bay Cam Ranh.
Theo đó, kiểm dịch viên y tế làm thủ tục nhập cảnh có trách nhiệm chỉ dẫn hành khách đến bộ phận kiểm dịch y tế để điền vào tờ khai y tế khi làm thủ tục nhập cảnh đối với hành khách từ Hàn Quốc vào Việt Nam. Khi phát hiện hành khách có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như ho, sốt, khó thở, viêm long đường hô hấp..., kiểm dịch viên y tế cần áp dụng các biện pháp kiểm dịch y tế theo quy định (đưa vào khu vực cách ly, khám sàng lọc và báo cáo kịp thời với các cơ quan chức năng).
Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (có hoạt động kiểm dịch y tế) cần tổ chức in và cấp phát tờ khai y tế bảo đảm chất lượng và đủ về số lượng cho hành khách thực hiện khai báo y tế. Tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu được cung cấp miễn phí. Đồng thời, kiểm dịch viên y tế có trách nhiệm kiểm tra việc khai báo y tế của hành khách; đóng dấu xác nhận vào tờ khai y tế và lưu trữ tờ khai y tế theo quy định. Những trường hợp sốt, ho, khó thở... sẽ được cách ly theo quy định
Đến thời điểm hiện tại, tờ khai y tế bắt buộc được thể hiện bằng 4 ngôn ngữ: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn.
THÁI SƠN
Theo QĐND
Chống dịch COVID-19: Bắt buộc khai báo y tế đối với người nhập cảnh từ Hàn Quốc Ngày 24/2, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đã họp triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. - Ảnh: VGP Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chính thức thông báo sáng hôm qua (23/2),...