“Ngành y lo cho người sống, sao lo cho người chết được?”
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh lên tiếng về vụ người nhà khiêng xác bệnh nhân từ bệnh viện về nhà.
Hình ảnh hai người đàn ông khiêng xác bệnh nhân từ bệnh viện gây phản cảm cho xã hội
Chiều 11/12, hình ảnh hai người đàn ông khiêng thi thể người thân được cuốn chiếu trên đường và vừa đi vừa khóc trên một trang mạng xã hội đã gây xôn xao dư luận.
Khi nhìn những hình ảnh này, nhiều người bày tỏ: “Thế kỷ 21 rồi sao lại còn có cảnh tượng này?”, “vai trò của Bộ Y tế ở đâu? Bệnh viện và bác sĩ đâu? Sao để dân khổ thế này…”
Chia sẻ với phóng viên, GĐ Bệnh viện Đa khoa huyện Lạc Sơn, ông Bùi Văn Vanh phân trần: “Chúng tôi cũng thấy việc cuốn chiếu, khiêng thi thể về là rất phản cảm nhưng gia đình họ ở gần bệnh viện, chỉ cách khoảng hơn 1km, lại quyết tự đưa về nên cũng rất khó”.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cũng lên tiếng về những hình ảnh này.
Video đang HOT
Ông Khuê nói: Trong y tế, không có quy định bệnh viện phải đưa xác về nhà. Với bệnh nhân tử vong tại bệnh viện có quy chế kiểm thảo tử vong. Bệnh viện có nhà tang lễ, xe tang bảo đảm vệ sinh môi trường theo quy định pháp luật. Theo đó, bệnh viện chỉ có thể giải thích, chứ không có nhiệm vụ chở xác người bệnh về gia đình.
“Nhiều người hỏi tôi, xe cứu thương để làm gì? Xe cứu thương là dành để cấp cứu người bệnh chứ không phải chở người chết. Ngành y lo cho người sống chứ làm sao lo cho người chết được”, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh chia sẻ.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cho biết, hình ảnh hai người đàn ông khiêng thi thể bệnh nhân tử vong là một sự vi phạm vệ sinh môi trường và phản cảm về mặt xã hội.
Chuyên gia lý giải, việc tự vận chuyển một mầm bệnh ra cộng đồng có nguy cơ dẫn đến lây lan, phát tán mầm bệnh trong cộng đồng. Hơn nữa, Luật Giao thông cũng quy định các phương tiện vận chuyển hành khách thông thường không được vận chuyển tử thi.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết, thông thường, bệnh viện không có nhiệm vụ vận chuyển tử thi. Tuy vậy, tại bệnh viện, đôi khi có tình trạng người nhà bỏ mặc tử thi. Lúc này, bệnh viện phải đi chôn nên nhiều khi bệnh viện phải hỗ trợ xe (tức là đã xén vào đời sống của nhân viên).
Qua những sự việc này, bác sĩ Cấp đề xuất, cần có những chính sách hỗ trợ cho người dân nghèo. Ngoài ra, cần phải có sự phối hợp từ phía bệnh viện, chính quyền điạ phương…. Trong trường hợp, nếu người nhà bệnh nhân cố tình không tuân thủ, cần cả sự vào cuộc của Cảnh sát môi trường.
PGS.TS Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện Lao phổi TƯ cho biết, nhiều người nói xe cứu thương chở bệnh nhân tử vong về nhà. Nhưng thực tế, chỉ xe cứu thương có đèn xanh mới được phép chở xác chết còn xe có đèn ủ màu đỏ mà chở bệnh nhân tử vong là sai quy định về đảm bảo môi trường.
Theo PGS.TS Vũ Xuân Phú, cái khó của các bệnh viện làm sao vừa phải đảm bảo hành lang pháp lý nhưng không làm khó người bệnh, hỗ trợ được bệnh nhân tốt nhất.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Nhiều bộ, ngành không chịu 'nhả' trụ sở cũ
Chủ trương di dời trụ sở các bộ, ngành, bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ra khỏi nội thành Hà Nội đã phá sản vì nhiều đơn vị không chịu "nhả" trụ sở cũ.
Đó là một trong những nội dung được báo cáo giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội gửi tới kỳ họp 3, HĐND TP Hà Nội khóa XV dự kiến diễn ra vào tuần tới (từ ngày 5 đến 8-12).
Cụ thể báo cáo kết quả giám sát về "Kết quả thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện quy hoach, quy định về diện tích đất ở, nhà ở để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị theo quy định của Luật Thủ đô và nghị quyết của HĐND TP Hà Nội" do Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội chỉ rõ:
"Một số cơ quan, cơ sở giáo dục, y tế sau khi di dời đến cơ sở mới nhưng vẫn tiếp tục quản lý, sử dụng trụ sở cũ. Việc phê duyệt quy hoạch khu đất xây dựng mới một số bệnh viện để di dời ra khỏi khu vực nội thành chứa đảm bảo yêu cầu của Luật Thủ đô".
Trụ sở mới khang trang của Bộ Nội vụ tại số 8 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy (Hà Nội).
Nhưng Bộ Nội vụ vẫn "giữ" trụ sở cũ tại số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội).
Theo đó báo cáo dẫn chứng một số bộ, ngành không chịu "nhả" những khu đất vàng là trụ sở cũ khi đã có trụ sở mới như Bộ Nội vụ; Thanh tra Chính phủ, BV Nội tiết Trung ương, BV K...
Theo báo cáo, nguyên nhân của hiện tượng trên là do trung ương chưa có cơ chế, quy định bắt buộc các đơn vị sau khi di dời phải bàn giao lại trụ sở cũ để phục vụ làm công trình công cộng, hạ tầng kỹ thuật như quy hoạch đề ra; nguồn vốn thực hiện công tác di dời lớn, đồng thời thiếu cơ chế chính sách sử dụng quỹ đất trụ sở sau di dời.
Báo cáo đề nghị Chính phủ chị đạo các bộ (Xây dựng, Y tế, Giáo dục, Lao động) sớm hoàn chỉnh lộ trình, biện pháp di dời trụ sở ra khỏi nội đô theo Quyết đinh 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vào ngày 23-1-2015; ban hành cơ chế tài chính để khuyến khích, khai thác quỹ đất sau di dời có hiệu quả, đảm bảo tiến độ, lộ trình di dời.
Theo Trọng Phú (Pháp Luật TPHCM)
Thêm 12 người nhiễm virus Zika tại TP. HCM Viện Pasteur TP.HCM cho biết, với số ca mắc mới phát hiện (12 ca) đã nâng tổng số ca mắc Zika trên địa bàn thành phố đến thời điểm này là 17 trường hợp. Phụ nữ bi nhiễm virus zika trong 3 tháng đầu có nguy cơ sinh con mắc hội chứng đầu nhỏ. Ngày 31/10, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y...