Ngành y đau đầu vì ‘thuốc gia truyền’, ‘thuốc đông y’ quảng cáo tràn lan trên mạng, TV
Đại diện Bộ Y tế cho biết hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại được quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
Quảng cáo thuốc đông y chữa bệnh trên Facebook – Ảnh: Q.ĐỊNH
Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển y học cổ truyền tại TP.HCM diễn ra mới đây, ông Đỗ Văn Dũng – trưởng phòng nghiệp vụ dược, Sở Y tế TP.HCM – cho biết hiện thành phố có 1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân. Trong năm 2020, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra 30 cơ sở, phát hiện 2 cơ sở vi phạm và 5 cơ sở đang chờ thanh tra xử lý.
Theo ông Nguyễn Thế Thịnh – cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền, Bộ Y tế, chỉ có 30/1.548 cơ sở y học cổ truyền tư nhân tại TP.HCM được thanh kiểm tra là quá ít, trong khi đó tình trạng quảng cáo thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn tràn lan trên mạng xã hội, tivi.
Video đang HOT
Ông Thịnh cho hay bất kỳ sản phẩm thuốc nào cũng phải dựa trên bằng chứng, khoa học nên các bài thuốc y học cổ truyền cũng phải xây dựng và phát triển dựa theo yêu cầu này. Tuy nhiên thực tế hiện nay, thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là thuốc gia truyền chưa đảm bảo nguồn gốc, chất lượng, lại xuất hiện tình trạng quảng cáo tràn lan trên tivi và mạng xã hội.
“Hiện nay chúng ta suốt ngày nghe quảng cáo thuốc y học cổ truyền ra rả trên tivi, nào điều trị tận gốc, không hại, trong khi không biết chất lượng dược liệu như thế nào? Chúng tôi rất đau đầu điều này” – ông Thịnh nói và đề nghị Sở Y tế TP.HCM cần tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra để kiểm soát chặt hơn nữa công tác quản lý y dược học cổ truyền.
Theo quy định, các cơ sở sản xuất thuốc gia truyền được sở y tế địa phương cấp phép và chỉ lưu hành trong phạm vi tỉnh. Các bài thuốc này chỉ được lưu hành toàn quốc khi được Bộ Y tế và cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý y dược cổ truyền cấp phép.
Để hạn chế tình trạng thuốc đông y quảng cáo tràn lan, ông Thịnh cho biết trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phát triển hơn nữa để truy xuất nguồn gốc, chất lượng dược liệu. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra ngành y dược cổ truyền tư nhân, đảm bảo thuốc đông y phải phát triển dựa trên khoa học bằng chứng.
Nỗi ám ảnh "3 đời trị bệnh"
Thậm chí, nhiều người tỏ ra hoang mang về chất lượng thuốc y học cổ truyền (YHCT) khi nhà nhà, người người trở thành bác sĩ, lương y bày bán thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng (TPCN).
Ảnh minh họa
Thời gian gần đây, những đoạn video clip quảng cáo thuốc đông y "nhà tôi 3 đời trị bệnh", "chỉ cần để lại số điện thoại, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí", hay thuyết phục kiểu "điều trị khỏi 100% - không khỏi không lấy tiền", "nhiều người đã thử và thành công"... được dàn dựng công phu xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội.
Thậm chí, nhiều người tỏ ra hoang mang về chất lượng thuốc y học cổ truyền (YHCT) khi nhà nhà, người người trở thành bác sĩ, lương y bày bán thuốc đặc trị, thực phẩm chức năng (TPCN).
Để có thể trở thành một bác sĩ YHCT, phải được đào tạo trong môi trường bài bản và khắt khe. Lợi dụng mạng xã hội, hàng loạt kẻ lừa bịp, chưa một ngày được đào tạo chuyên khoa tự nhận là lương y, có các bài thuốc gia truyền tổ tiên để lại, bán cho người bệnh mà chưa ai kiểm chứng thuốc đó là gì.
Vô cảm đến mức, có người còn tạo hiệu ứng truyền thông độc ác, rằng thuốc của họ có thể chữa bách bệnh, ngang nhiên chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội; dùng mọi lời lẽ đánh vào tâm lý ngại điều trị tại cơ sở y tế của bệnh nhân để thỏa mãn việc kiếm tiền trên nỗi đau người bệnh.
Theo một chuyên gia về YHCT, mánh khóe của các loại thuốc "3 đời" này là trộn các hoạt chất tân dược vào đông được để tăng kết quả, rút ngắn quá trình điều trị. Tuy nhiên di chứng về sau thì hết sức nặng nề, có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Không có một dòng thông tin xác thực, kiểm chứng từ ngành y tế, các đoạn video kiểu "nhà tôi 3 đời" ấy cứ xuất hiện tràn lan, ngày một dày đặc.
Thậm chí người đứng đầu Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng thừa nhận, nhiều quảng cáo TPCN hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe mạo danh thuốc đông y còn sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, bác sĩ kèm theo phản hồi của người tiêu dùng... có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm cách "trị" các đoạn quảng cáo vô lương tâm này, mỗi người dân hãy ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình, nên tới bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ khám bệnh, chỉ định phác đồ điều trị, không nên tự ý mua sản phẩm dựa trên thông tin quảng cáo.
Chọn dùng đông dược mùa xuân Mua xuân, khi dương trong giơi tư nhiên băt đâu thăng phat, van vât hôi sinh, cac cơ quan tang phu trong nhân thê cung theo đo ma tăng cương năng lưc hoat đông nên cân rât nhiêu cac chât dinh dương cho qua trinh sinh trương va phat duc. Ảnh minh họa Mua xuân tiêt trơi ẩm thấp la điêu kiên thuân...