Ngành Xây dựng và Môi trường đô thị TP Hồ Chí Minh căng mình ứng phó dịch bệnh
Tiếp theo chuyến kiểm tra tại Đồng Nai, ngày 27/8, Đoàn công tác của Bộ Xây dựng kiểm tra việc cung cấp nước sạch, việc ứng cứu chống ngập, việc duy trì thu gom xử lý rác thải tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của lãnh đạo Nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy có công suất thiết kế 750.000 m3/ngày.
Số liệu ghi nhận được, tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 2 triệu m3/ngày đêm, trong đó Sawaco cung cấp 90% lượng nước sạch tiêu thụ của thành phố, với tỷ lệ thất thoát 19%. Trong đó nhu cầu tiêu thụ nước sạch trong thời điểm giãn cách giảm 10 – 15%.
Theo báo cáo của lãnh đạo Nhà máy nước Thủ Đức, nhà máy có công suất thiết kế 750.000 m3/ngày, hiện đang duy trì hoạt động sản xuất 03 tại chỗ để cung cấp cho thành phố 650.000 m3/ngày đêm.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhà máy đã lập và triển khai phương án 03 tại chỗ từ giữa tháng 06/2021 đến nay cho bộ phận phân xưởng điều hành tại nhà máy.
Kiểm tra thực địa, Đoàn đã có đánh giá tốt về khả năng đáp ứng nhu cầu nước sạch của Sawaco. Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Nam – Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật Bộ Xây dựng cho biết, ngoài việc thực hiện nguyên tắc 5K thì Sawaco cũng cần chủ động dự phòng các biện pháp ứng phó đối với các sự cố của mạng lưới truyền tải, đặc biệt là hệ thống cấp 2, 3 để đảm bảo cung cấp liên tục nước sạch phục vụ người dân.
Đoàn kiểm tra khu vực bố trí ăn ở cho nhân viên phải làm việc 3 tại chỗ của Nhà máy nước Thủ Đức.
Kiểm tra công tác phòng chống ngập tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đoàn công tác ghi nhận sự chủ động của thành phố trong công tác chống ngập trước mùa mưa. Theo báo cáo của Trung tâm Chống ngập thành phố, hiện thành phố có 1.200 điểm thoát nước ra sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, để tăng cường, thành phố đã lắp đặt thêm 26 tổ máy bơm chống ngập, đã góp phần giải quyết 18 tuyến trục chính thường xuyên ngập do mưa lớn và 04 tuyến ngập do triều. Sau khi kiểm tra tại các trạm bơm chống ngập, Đoàn lưu ý Trung tâm Chống ngập cần có phương án ứng cứu khi xảy ra ngập lụt.
Về vấn đề thu gom và xử lý rác thải, hiện Thành phố Hồ Chí Minh thải ra 8-10 ngàn tấn rác/ngày. Trong đó, rác thải y tế 120 tấn/ngày (tăng hơn 5 lần so với thời điểm trước giãn cách).
Đoàn kiểm tra tại bãi rác Đa Phước.
Theo lãnh đạo Công ty Môi trường đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày dịch bệnh tăng mạnh, người lao động tại công ty cũng như các công ty trong lĩnh vực môi trường phải căng mình làm việc. Gần 2.000 công nhân của công ty vẫn ngày đêm tỏa vào các con hẻm nhỏ để thu gom rác thải mặc dù đang trong thời gian giãn cách, đã có 1 số công nhân bị dương tính với Covid-19.
Video đang HOT
Sau khi thực địa, Đoàn đánh giá cao và ghi nhận người lao động của Công ty Môi trường đô thị, mặc dù đang trong thời gian giãn cách nhưng công nhân vẫn ngày đêm để thu gom rác thải. Cạnh đó, việc thu gom và xử lý rác y tế bằng cách đốt trên 1.000 độ theo đúng quy định.
Công nhân đang phun khử khuẩn trước khi đốt rác thải y tế tại khu vực xử lý rác thải y tế của Công ty Xử lý bùn thải Sài Gòn Xanh.
Buổi chiều cùng ngày, Đoàn công tác đã làm việc với Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. Theo báo cáo, hiện Thành phố Hồ Chí Minh có 17 bệnh viện dã chiến và 03 bệnh viện có chức năng điều trị cấp độ 3, đáp ứng khoảng 71.000 giường bệnh. Trong số này có 05 khu hồi sức cấp cứu. Bên cạnh đó, thành phố cũng đang triển khai 04 bệnh viện hồi sức cấp cứu với khoảng 1.750 giường bệnh.
Đoàn đang làm việc với Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Quang Hùng đề nghị Sở Xây dựng cần làm tốt các vấn đề quản lý chuyên ngành, đặc biệt trong thời điểm hiện nay cần đảm bảo triển khai nhanh các bệnh viện dã chiến còn dang dở, các trạm cung cấp oxy cho các bệnh viện dã chiến. Thứ trưởng cũng lưu ý, việc duy trì đảm bảo cung cấp đầy đủ các dịch vụ, tiện ích hạ tầng kỹ thuật cho người dân của Thành phố Hồ Chí Minh là hết sức quan trọng trong bối cảnh giãn cách xã hội.
Về đề nghị của Sở Xây dựng cần có cơ chế tháo gỡ cho đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chống dịch theo lệnh khẩn cấp sử dụng vốn đầu tư công, Thứ trưởng Hùng ghi nhận và sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền sớm giải quyết việc này.
Siêu thị quá tải đơn hàng, nhiều tuyến đường vắng vẻ tại TP Hồ Chí Minh
Để có thể khống chế mức độ lây lan của dịch bệnh COVID-19, UBND TP Hồ Chí Minh đã có quyết định vừa áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, vừa siết chặt lưu thông các phương tiện trên địa bàn bằng giấy đi đường mới có mã code QR do Công an TP Hồ Chí Minh cấp cho các đơn vị từ ngày 23/8 - 6/9/2021.
Đồng thời, UBND Thành phố cũng thực hiện giải pháp đi chợ hộ để đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người dân.
Siêu thị quá tải
Hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hồ Chí Minh đi chợ giúp người dân mua hàng hóa, lương thực tại siêu thị Co.op Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Để hạn chế người dân ra ngoài mua thực phẩm, tụ tập đông người, đội ngũ giao hàng, vận chuyển hàng hóa cho các đơn vị bán hàng nhỏ lẻ lưu thông trên đường, TP Hồ Chí Minh triển khai chương trình đi chợ hộ. Theo đó, mỗi hộ được đăng kí 1 lần/tuần với các siêu thị hoặc đội ngũ hỗ trợ của các đơn vị hành chính như khu phố, phường tại nơi cư trú.
Theo ông Đỗ Tiến Đằng, Phó Chủ tịch UBND phường Phước Long B, thành phố Thủ Đức, hiện địa phương đang triển khai phương pháp đi chợ hộ, giúp người dân trong khu vực phường Phước Long B đảm bảo có đủ thực phẩm, yên tâm giãn cách, ứng phó dịch bệnh.
UBND phường Phước Long B cũng đã kết nối với 3 hệ thống siêu thị trên địa bàn phường gồm Vinmart, Coop Food, Bách Hóa Xanh để tạo mẫu đặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm.
Mỗi siêu thị có 1 khung giờ đặt hàng trong ngày, Bách Hóa Xanh đặt hàng từ 6 - 8 giờ sáng, 8 - 9 giờ tối. Siêu thị Vinmart đặt hàng từ 1 - 5 giờ chiều. Riêng đặt hàng tại Coop Food, lực lượng tình nguyện của phường nhận đơn của người dân rồi gửi đến siêu thị nên các hộ dân đều có thể lựa chọn khung giờ.
Từ ngày 24/8, người dân đã bắt đầu lên đơn đặt hàng. Người có thể nhận hàng ngay ngày hôm sau nhưng cũng có người chờ đến 2 ngày vẫn chưa nhận được phản hồi của nhân viên siêu thị.
Chị Lê Ngọc Thủy ở khu phố 2, phường Phước Long B chia sẻ, chị và vài người trong khu chị ở phải canh giờ đặt hàng tại siêu thị Bách Hóa Xanh. Vừa đúng khung giờ, chị nhanh chóng mở mẫu đặt hàng, điền nhanh các món hàng đã được ghi sẵn, sau đó gửi đi và không được sửa đơn hàng. Hôm sau, chị và những người làm đúng yêu cầu đều nhận được hàng hóa thông qua lực lượng tình nguyện viên đi chợ hộ của phường Phước Long B.
Tuy nhiên, bên cạnh những người dân có thể chốt đơn hàng nhanh, nhận được hàng thì cũng có nhiều người đặt hàng nhưng 2 ngày sau vẫn chưa có hồi âm từ hệ thống siêu thị.
Trả lời về vấn đề này, đại diện siêu thị Bách Hóa Xanh cho biết, hiện các siêu thị Bách Hóa Xanh trên địa bán phường Phước Long B đều có các nhóm zalo để người dân tham gia đặt hàng. Tuy nhiên, vì lực lượng nhân viên siêu thị hiện nay rất ít, không thể phục vụ hết cho 1.000 đơn hàng/khung giờ nên đã có sự chậm trễ trong việc xử lý đơn hàng.
Bên cạnh đó, nhiều người đặt hàng theo mẫu xong báo chỉnh sửa món hàng trong nhóm khiến cho nhân viên nhận đơn khó quản lí đơn.
Đối với những ai đặt hàng sai mẫu yêu cầu, lại yêu cầu chỉnh sửa món hàng, siêu thị sẽ hủy đơn đó để xử lý cho những người tiếp theo.
Đối với những người đặt hàng đúng mẫu, không có sự thay đổi, nhân viên siêu thị xử lý rất nhanh, đồng thời tiến độ giao hàng cũng nhanh.
Giảm 70% phương tiện lưu thông
Xe chở hàng hóa có mã Code QR do Công an TP Hồ Chí Minh cấp được lưu thông qua chốt kiểm tra trên đường Tăng Nhơn Phú, thành phố Thủ Đức.
Sau khi áp dụng giấy đi đường mới, theo khảo sát tại các chốt kiểm tra lưu thông quận Bình Thạnh, quận 8, huyện Bình Chánh, thành phố Thủ Đức, lượng phương tiện lưu thông trên các tuyến đường giảm rõ rệt. Theo đó, có nơi giảm 70% phương tiện lưu thông, có nơi giảm 90% phương tiện lưu thông.
Tại chốt kiểm soát phương tiện lưu thông Phạm Hùng - Nguyễn Văn Linh, quận 7, những phương tiện lưu thông để ra, vào trung tâm giảm hẳn so với trước ngày 23/8.
Đại diện Công an huyện Bình Chánh cho biết, hiện phương tiện lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Văn Linh chỉ còn 167 phương tiện/ca trực. Hầu hết những phương tiện lưu thông trên tuyến đường này là vận chuyển hàng hóa, đều có giấy đi đường do Công an TP Hồ Chí Minh cấp.
Tại chốt kiểm soát lưu thông Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương, tuyến đường chính lưu thông vào trung tâm thành phố từ thành phố Thủ Đức, quận Bình Thạnh, lưu lượng xe cũng giảm hẳn so với trước ngày 23/8. Nhiều trường hợp lưu thông qua tuyến đường này không được lưu thông vào Thành phố do chỉ trình được giấy đi đường cũ hoặc giấy đi đường của Sở Thông tin và Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh cấp.
Nhiều trường hợp trình bày hình ảnh giấy đi đường mới do chưa thể nhận được cũng không thể lưu, Thượng úy Nguyễn Quang trung, công an quận Bình Thạnh chia sẻ. Khi không có giấy đi đường do Công an TP Hồ Chí Minh cấp, người dân đã phải quay đầu ngay từ chốt đầu tiên là ban quản lý các khu dân cư, khu chung cư, lực lượng dân quân tự vệ tại khu phố.
Bộ đội biên phòng tại chốt Điện Biên Phủ - Nguyễn Văn Thương, quận Bình Thạnh.
Đây là giải pháp cấp bách được UBND Thành phố áp dụng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giảm số ca nhiễm COVID-19 trong cộng đồng, giúp ứng phó dịch bệnh nhanh chóng, đưa TP Hồ Chí Minh trở lại trạng thái bình thường trong 15 ngày.
Song với cách thức này, TP Hồ Chí Minh, các hiệp hội ngành hàng sẽ phải chịu tổn thất kinh tế ở một mức nào đó. Bởi không có giấy đi đường cho các hiệp hội ngành hàng sẽ gây ra trở ngại ách tắc lưu thông hàng hóa xuất khẩu. Các đơn hàng phải giao trong thời gian từ 23/8 đến hết tháng 9/2021 sẽ bị hủy, chuỗi cung ứng bị đứt gãy trong thời gian để ứng phó dịch bệnh.
Khi đứng giữa sự lựa chọn ngắn hạn và lâu dài, sức khỏe và kinh tế, người dân TP Hồ chí Minh đã đồng lòng chịu "thắt lưng, buộc bụng" để cùng chính quyền ứng phó dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống của người dân Thành phố trở lại bình thường như trước đây.
Khai thông tốt luồng xanh cho đường thủy vận chuyển nông sản "Luồng xanh" dành cho giao thông đường bộ đã được vận hành từ 1 tháng nay đang góp phần giúp cho việc vận chuyển hàng hóa, nông sản từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đông Nam Bộ về Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế phía Nam thuận lợi trong thời gian thực hiện Chỉ...