Ngành vận tải biển làm ăn ‘phát tài’ nhất kể từ năm 2008
Ngành vận tải biển toàn cầu đang trải qua những ngày làm ăn tưng bừng nhất kể từ năm 2008.
Vận chuyển tàu container đang mang lại lợi nhuận lớn nhờ phí tăng mạnh. Ảnh: Bloomberg
Sự bùng nổ này là kết quả của nhu cầu hàng hóa tăng vọt trong khi chuỗi cung ứng toàn cầu sụp đổ dưới sức nặng của đại dịch COVID-19 đã khiến giá vận chuyển lên cao hơn bao giờ hết.
Theo Bloomberg, dù là những con tàu container khổng lồ, những tàu hàng chứa hàng nghìn tấn than, hay những chiếc tàu chuyên dụng được thiết kế để chở ô tô, xe tải, thì thu nhập của hầu hết các loại tàu đều tăng vọt.
Với đội tàu buôn vận chuyển khoảng 80% thương mại thế giới, sự gia tăng doanh thu lan đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế.
Cuộc bùng nổ của ngành tàu biển trước năm 2008 đã kéo theo một làn sóng lớn các đơn đặt hàng tàu mới, nhưng làn sóng phục hồi này nhanh chóng mất đà do sụt giảm nhu cầu khi cuộc khủng hoảng tài chính gây ra suy thoái toàn cầu nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.
Còn lần này, cuộc bùng nổ đã được nhân đôi. Nền kinh tế mở cửa trở lại sau dịch COVID đã thúc đẩy nhu cầu về hàng hoá và nguyên liệu thô tăng vọt. Bên cạnh đó, đại dịch tiếp tục gây ra sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tắc nghẽn các cảng và chậm trễ các chuyến tàu, dẫn đến hạn chế số lượng hàng hoá sẵn có để vận chuyển qua các đại dương. Điều đó khiến phần lớn lĩnh vực vận chuyển tàu biển trở nên bội thu trong những tháng gần đây.
“Thần tài” chủ yếu hướng tới ngành vận chuyển container, lĩnh vực có sức tăng đang lên cao hơn bao giờ hết, liên tục lập những kỷ lục mới. Theo công ty nghiên cứu Clarkson Research Services, ngành công nghiệp tàu biển đang công bố doanh thu hàng ngày cao nhất kể từ năm 2008.
Trong khi đó, lĩnh vực tụt hậu duy nhất là tàu chở dầu và khí đốt, khi mảng hàng hoá này vẫn chưa phục hồi.
Video đang HOT
Lợi nhuận từ vận chuyển hàng hóa bằng tàu biến đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Ảnh: Africnews
Vận chuyển container tăng đột biến
Vận chuyển container vẫn là “ngôi sao”. Hiện chi phí để vận chuyển một container thép 40 feet từ Trung Quốc đến châu Âu đã lên tới 14.287 USD. tăng hơn 500% so với một năm trước và đang đẩy cao chi phí vận chuyển mọi thứ hàng hoá, từ đồ chơi đến xe đạp hay cà phê.
Nguồn thu từ giá vận chuyển tăng vọt đó đã được thể hiện ở báo cáo thu nhập của của A.P. Moller-Maersk A / S, hãng tàu container lớn nhất thế giới. Lợi nhuận ước tính trong năm nay của hãng này ước tính lên gần 5 tỷ USD. Trong một dấu hiệu cho thấy ngành này đã trở nên sinh lợi như thế nào, CMA CGM SA – hãng vận tải lớn thứ ba thế giới – cho biết họ đang đóng băng tỷ giá giao ngay (Spot Rate) để duy trì các mối quan hệ khách hàng lâu dài. Nói cách khác, công ty đang quay lưng lại với lợi nhuận.
Trong khi nhu cầu về hàng hóa bán lẻ đang thúc đẩy thị trường vận tải container, nền kinh tế toàn cầu cũng đang phục hồi sôi động nhờ nhiều nguyên liệu thô hơn – thúc đẩy doanh thu của các tàu chở hàng công nghiệp. Trong lĩnh vực này, lợi nhuận gần đây đã đạt mức cao nhất trong 11 năm và có ít dấu hiệu giảm xuống với mức tiêu dùng dự kiến sẽ vẫn ổn định trong phần còn lại của năm.
Ted Petrone, Phó chủ tịch Navios Maritime Holdings, công ty sở hữu đội tàu chở hàng rời (bulk carrier), cho biết: “Nhu cầu mạnh mẽ về tài nguyên thiên nhiên kết hợp với tìnht rạng gián đoạn hậu cần liên quan đến dịch COVID” đang đẩy cao giá cước vận tải giao ngay và trong tương lai. Ngoài ra, theo ông Petrone, “các yếu tố cơ bản về cung và cầu trong tương lai vẫn rất tích cực.”
Sức mạnh vượt trội trong ngành công nghiệp vân tải biển đã khiến một số hãng tàu vận tải hàng rời đã chuyển sang vận chuyển container trên tàu của họ. Golden Ocean Group Ltd. là một trong những công ty cho biết họ đang xem xét ý tưởng này.
Nhiều hãng tàu rời đang chuyển sang chở container vì lợi nhuận cao. Ảnh: Bloomberg
Chuyển sang chở container có thể mang lại lợi nhuận cho một năm nhiều sóng gió của các chủ tàu, nhưng không phải không có rủi ro vì các tàu chở hàng rời không được thiết kế để chở những container khổng lồ.
Giám đốc điều hành Ulrik Andersen của Golden Ocean cho biết: “Đó là một câu chuyện về tình huống đặc biệt mà chúng tôi đang gặp phải trong thị trường container”.
Hoạt động chở dầu vẫn trì trệ
Trong khi đối với nhiều lĩnh vực vận chuyển, dịch COVID-19 đang mang lại sự bùng nổ, thì với đội tàu chở dầu, nó đồng nghĩa với những giao dịch thua lỗ trong phần lớn năm 2021.
Trong khi OPEC vẫn giữ một phần nhỏ nguồn cung ngoại tuyến, thì hiện tại có quá nhiều tàu nhưng lại quá ít hàng hóa, khiến doanh thu giảm sút. Tình trạng đó đã đốt cháy niềm hy vọng của các tàu chở dầu về nhu cầu dầu tăng vọt trong mùa hè.
Tuy vậy, với việc tồn kho dầu trên đất liền giảm, các nhà phân tích của Pareto Securities tiếp tục dự đoán sự phục hồi của tiêu thụ dầu mỏ. Nhưng hiện tại, thị trường tàu chở dầu vẫn là điểm nghẽn duy nhất trong ngành công nghiệp vận tải biển.
Những khoản thu nhập đầy “phấn khởi” cũng đang được nhìn thấy ở các thị trường vận chuyển khác. Chẳng hạn, các hãng vận tải ô tô hiện có phí cho thuê tàu cao nhất kể từ năm 2008. Giá thuê các tàu chở hàng tổng hợp với thiết bị hạng nặng cũng đang tăng cao, góp phần gia tăng thêm sự bùng nổ mà dẫn đầu là vận tải container và hàng rời.
Alexandra Alatari, một nhà phân tích vận chuyển tại Arrow Shipbroking Group, cho biết: “Giá thuê tàu container được báo cáo là rất điên rồ và tình trạng này cũng tương tự đối với tàu hàng rời”.
23,2 triệu người Việt gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2030
Tầng lớp trung lưu là những gia đình đáp ứng điều kiện chi tiêu từ 11-110 USD/ngày. World Data Lab dự báo hơn 1 tỷ người châu Á sẽ gia nhập nhóm này vào năm 2030.
Theo công ty nghiên cứu World Data Lab, hơn 1 tỷ người dân châu Á sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu vào năm 2030, trong đó Việt Nam sẽ có thêm 23,2 triệu người.
Tiêu chuẩn của tầng lớp trung lưu là những gia đình chi tiêu từ 11-110 USD/ngày. Hiện Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia phát triển tầng lớp trung lưu mạnh nhất thập kỷ, bên cạnh đó còn có Indonesia (75,8 triệu người), Philippines (37,5 triệu người), Mỹ (24,2 triệu người)...
Indonesia được dự báo có khối tầng lớp trung lưu lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030, vượt qua Nga, Nhật Bản và Bangladesh.
Ngoài Ấn Độ và Trung Quốc, Việt Nam xếp thứ 7 trong số 9 nước có số dân gia nhập tầng lớp trung lưu cao nhất năm 2030. Ảnh: Bloomberg.
Năm 2021, thế giới có khoảng 3,75 tỷ người thuộc nhóm này. Trong lộ trình phát triển đến năm 2030, với quy mô dân số lớn, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ có khoảng 750 triệu người dân tham gia tầng lớp trung lưu mới.
Nghiên cứu cho thấy các quốc gia châu Á chiếm hơn một nửa số dân thuộc tầng lớp trung lưu trên thế giới. Tuy nhiên, khu vực này chỉ chiếm 41% chi tiêu tiêu dùng. Mặc dù vậy, tỷ lệ này sẽ được cải thiện và vượt 50% vào năm 2032.
World Data Lab dự đoán Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ sẽ là 3 quốc gia có dân số tầng lớp trung lưu lớn nhất. Mặt khác, tăng trưởng dân số chậm hoặc âm ở một số nền kinh tế tiên tiến như Nhật Bản, Đức, Italy, Ba Lan sẽ dẫn đến tình trạng thu hẹp tầng lớp trung lưu.
Hướng dẫn mới cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa hoạt động vận tải Ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang ký quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Tàu cập cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải, Thị xã Phú Mỹ (tỉnh...