Ngành vận tải biển có thể gặp khó nếu EU cấm thuyền viên Philippines
Ủy ban châu Âu đang xem xét cấm tàu đăng ký tại các quốc gia Liên minh châu Âu sử dụng thuyền viên Philippines, có thể đẩy ngành vận tải biển vào thế khó bởi ước tính số thuyền viên Philippines chiếm 1/4 tổng số thủy thủ đoàn trên các tàu thương mại toàn cầu.
Các thuyền viên Philippines làm việc trên tàu. Ảnh: New York Times
Theo trang jalopnik.com, nếu được thông qua, lệnh cấm có thể tác động mạnh mẽ đến ngành vận tải biển toàn cầu. Hiện tại, cứ bốn thành viên thủy thủ đoàn trên các tàu hàng trên khắp thế giới thì có một người Philippines.
Liên minh châu Âu chỉ đứng sau Panama về tổng trọng tải thương mại. Lệnh cấm có thể làm đảo lộn cả một ngành đang gặp khó khăn trong nhiều năm.
Theo kênh Deutsche Welle (Đức), châu Âu đang cân nhắc lệnh cấm trên sau cuộc kiểm toán của Cơ quan An toàn Hàng hải Châu Âu (EMSA). Các cơ quan quản lý châu Âu phát hiện ra rằng các tổ chức đào tạo hàng hải ở Philippines không đáp ứng các tiêu chuẩn của Công ước Quốc tế về Tiêu chuẩn Huấn luyện, Chứng nhận và Trực ca dành cho thuyền viên.
Nếu Ủy ban châu Âu quyết định hành động, Liên minh châu Âu sẽ không còn công nhận các chứng chỉ năng lực được cấp ở Philippines nữa. Các chứng chỉ hiện tại sẽ được công nhận cho đến khi hết hạn, có thể là tối đa 5 năm kể từ bây giờ.
Chính phủ Philippines đã bị đổ lỗi cho việc không tuân thủ này. Edwin Dela Cruz thuộc nhóm quyền của người di cư Philippines Migrante International, nói với Deutsche Welle: “Chính phủ đã dựa vào các tổ chức đào tạo tư nhân để cung cấp giáo dục hàng hải, nhưng đã không trợ cấp đầy đủ cho họ để nâng cấp cơ sở vật chất sao cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Chính phủ kiếm được rất nhiều tiền từ những thuyền viên. Ít nhất họ cần cung cấp cho thuyền viên chương trình đào tạo cập nhật chứ không phải các biện pháp tạm thời”.
Theo Ngân hàng Trung ương Philippines, thuyền viên đã gửi hơn 6 tỷ USD về Philippines khi họ làm việc trên các tàu được đăng ký tại các quốc gia trên thế giới.
Giờ đây, hàng trăm nghìn thủy thủ có thể mất việc làm và ngành vận tải biển toàn cầu có thể mất một phần lớn lực lượng lao động để duy trì hoạt động.
EMSA đã cảnh báo về vấn đề này với Philippines từ năm 2006. Vào tháng 11 vừa qua, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã gặp các quan chức vận tải Liên minh châu Âu tại Bỉ và đảm bảo rằng sẽ giải quyết những thiếu sót và tuân thủ các quy định của châu Âu. Các quan chức khẳng định chính phủ Philippines đã thực hiện biện pháp nhất quán để cải thiện đào tạo và giáo dục hàng hải.
Dữ liệu từ Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển cho thấy Philippines là quốc gia có số thuyền viên đông nhất thế giới. Ước tính có 380.000 thuyền viên Philippines, tương đương 1/4 tổng số thủy thủ đoàn trên các tàu thương mại toàn cầu.
Dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các thuyền viên Philippines. Trong giai đoạn cao điểm năm 2020, khoảng 50.000 thuyền viên Philippines đã trở về nhà. Theo các dữ liệu của chính phủ, quá trình tuyển dụng thuyền viên mới chỉ trở lại bình thường từ năm 2021.
Ông Jan Hoffmann, Giám đốc bộ phận hậu cần thương mại tại Hội nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển, nói: “Các thuyền viên, gồm cả người Philippines, đã gặp nhiều khó khăn trong đại dịch COVID-19. Những khó khăn hơn nữa về việc làm không phải là điều họ cần”.
Tàu gãy đôi ngoài biển Hong Kong do bão Chaba: Cơ hội 27 thủy thủ sống sót 'rất mong manh'
Ngày 3-7, lực lượng cứu hộ của Hong Kong cho biết cơ hội tìm thấy 27 thủy thủ trên chiếc tàu hàng Trung Quốc bị gãy đôi do bão Chaba là 'rất mong manh'.
Hình ảnh cắt từ clip cảnh cứu hộ 1 thủy thủ từ chiếc tàu hàng bị gãy đôi bằng máy bay - Ảnh: REUTERS
Trước đó, sáng 2-7, một tàu chở hàng của Trung Quốc đã bị gãy đôi ngoài khơi Hong Kong do bão Chaba.
Trong ngày 2-7, lực lượng cứu hộ đã cứu sống được 3 trong số 30 thành viên thủy thủ đoàn trong điều kiện gió mạnh và mưa lớn trên vùng biển nơi chiếc tàu gặp nạn, cách Hong Kong khoảng 300km về phía tây nam.
Theo Hãng tin Reuters, công tác tìm kiếm những người mất tích đang diễn ra trong điều kiện sóng to, gió lớn. Hơn nữa, vùng biển xảy ra tai nạn được bao quanh bởi khoảng 100 tuabin gió, kết hợp với sức gió giật lên tới 140 km/h nên các nỗ lực cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.
Ban đầu, đội cứu hộ tìm kiếm 27 người mất tích trong phạm vi rộng khoảng 300km về phía tây nam Hong Kong.
Trả lời Hãng tin Reuters ngày 3-7, ông West Wu, kiểm soát viên dịch vụ bay của chính quyền Hong Kong, cho biết hiện khu vực tìm kiếm người mất tích đã được mở rộng nhưng cơ hội tìm thấy các thủy thủ còn sống sót là "rất mong manh".
Cứu hộ thủy thủ trên tàu hàng bị gãy đôi gần Hong Kong - Video: ON DEMAND NEWS
Hong Kong đã điều động 9 máy bay tham gia chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ chung giữa đặc khu và Trung Quốc đại lục.
Theo các thủy thủ may mắn sống sót, có thể các thủy thủ còn lại đã nhảy khỏi con tàu sau khi nó bị gãy đôi do bão.
Lực lượng cứu hộ Hong Kong nhận được thông báo về vụ tai nạn lúc 7h25 sáng theo giờ địa phương (6h25 theo giờ Việt Nam) ngày 2-7 và phát hiện con tàu bị nạn ở rất gần tâm bão Chaba.
Trong ngày 1-7, bão Chaba quét qua Hong Kong đã gây mưa lớn và gió mạnh, buộc nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
400.000 thuyền viên Philippines thấp thỏm chờ một phán quyết từ châu Âu Hàng trăm nghìn thuyền viên Philippines đang hồi hộp chờ đợi quyết định quan trọng của Ủy ban châu Âu. Các thuyền viên người thuyền viên Philippines làm việc trên một con tàu. Ảnh: New York Times Kênh DW (Đức) cho biết 400.000 thuyền viên Philippines đã gặp khó khăn kể từ khi Cơ quan An toàn hàng hải châu Âu (EMSA) tiến...