Ngành tình báo của Mỹ tiêu tốn hàng chục tỷ USD mỗi năm
Trong năm tài chính 2014, ngành tình báo Mỹ đã tiêu tốn gần 68 tỷ USD, tương đương với mức chi tiêu của năm trước đó.
Ảnh minh họa. (Nguồn: davidlavallee)
Theo báo cáo công bố ngày 30/10 của Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia và Bộ Quốc phòng, tổng ngân sách dành cho ngành tình báo được Quốc hội phê chuẩn trong năm tài chính 2014 (kết thúc vào tháng Chín vừa qua), là 50,5 tỷ USD cho chương trình tình báo quốc gia, gồm cả Cơ quan Tình báo trung ương (CIA) và 17,4 tỷ USD dành cho hoạt động tình báo quân sự.
Các quan chức từ chối cung cấp chi tiết hoạt động phân bổ nguồn tiền trên.
Tổng chi tiêu cho ngành tình báo năm ngoái cũng vào khoảng 68 tỷ USD mặc dù trước đó ngành tình báo đã đề nghị tăng ngân sách, song các biện pháp cắt giảm tự động theo kế hoạch của Quốc hội đã làm cho ngân sách tình báo giảm vài tỷ USD.
Video đang HOT
Như vậy, mức chi tiêu cho ngành tình báo đã giảm dần so với mức đỉnh điểm khoảng 80 tỷ USD trong năm 2011./.
Theo Vietnam
Mỹ-Đức thảo luận lần đầu tiên sau tranh cãi về vụ do thám
Ngày 15/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên có cuộc trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel kể từ khi nổ ra vụ tranh cãi về vấn đề do thám khiến Berlin phải trục xuất đại diện tình báo cấp cao nhất của Washington tại nước này.
Quan hệ ngoại giao Mỹ-Đức nổi sóng gió từ sau vụ tình báo Mỹ bị cáo buộc nghe lén bà Angela Merkel. (Ảnh: AP)
Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về mối quan hệ song phương sau vụ bê bối "gián điệp hai mang".
Tổng thống Obama và Thủ tướng Merkel chia sẻ những quan điểm về hợp tác tình báo hai nước, trong đó nhà lãnh đạo Mỹ khẳng định tiếp tục duy trì các kênh thông tin liên lạc chặt chẽ nhằm nâng cao quan hệ hợp tác tình báo song phương.
Ngoài ra, nguyên thủ quốc gia hai nước cũng đã trao đổi về cuộc khủng hoảng đang leo thang tại Ukraine và đánh giá về tiến trình đàm phán giữa Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Quan hệ Mỹ-Đức liên tục gặp nhiều sóng gió trong thời gian qua đặc biệt sau vụ bê bối "gián điệp hai mang" Mỹ khiến dư luận Đức không hài lòng về đồng minh ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
Tuy nhiên, phát biểu với truyền hình ZDF của Đức hôm 12/7, mặc dù thừa nhận giữa Berlin và Washington đang tồn tại những quan điểm trái ngược nhau, song Thủ tướng Merkel vẫn bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ có sự thay đổi trong cách hành xử của mình và giới chức hai nước tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ lâu nay trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Nhà lãnh đạo Đức cũng nêu rõ vụ bê bối gián điệp sẽ không gây tổn hại đến cuộc đàm phán giữa Berlin và Washington về một thỏa thuận thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Bê bối do thám mới nhất giữa Mỹ và Đức bắt đầu khi Văn phòng Công tố liên bang Đức xác nhận một người đàn ông Đức 31 tuổi - nhân viên Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND)- bị bắt giữ ngày 2/7 vì nghi ngờ làm gián điệp cho cơ quan tình báo nước ngoài.
Truyền thông Đức dẫn thông tin từ giới chức an ninh cho hay đối tượng bị coi là "gián điệp hai mang" này làm việc cho Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và đã chuyển giao hơn 200 tài liệu để đổi lấy số tiền 34.000 USD.
Vụ việc đã đẩy quan hệ giữa hai đồng minh Mỹ-Đức đứng trước những thách thức mới trong bối cảnh Berlin vẫn chưa quên những tiết lộ động trời của cựu nhân viên CIA Edward Snowden, phơi bày chương trình do thám khổng lồ của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) nhằm vào các công dân Đức và nghiêm trọng hơn Thủ tướng Merkel cũng là một mục tiêu do thám.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, sau khi có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurrz xác nhận các chuyên gia Mỹ và Áo sẽ gặp nhau để thảo luận về những quan ngại liên quan tới hoạt động do thám của Washington.
Theo Ngoại trưởng Kurz, các cáo buộc liên quan tới hoạt động do thám của Washington, đặc biệt là việc các điệp viên Mỹ chỉ đạo hoạt động tại Đức từ cơ sở trong Đại sứ quán Mỹ ở Vienna là "rất nghiêm trọng". Chính khách này cho biết đã nhất trí với người đồng cấp Mỹ về việc hỗ trợ các chuyên gia của Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Mỹ trong nỗ lực điều tra làm rõ vụ việc trên./.
Theo Vietnam
Vụ Đức trục xuất nhà tình báo Mỹ: Một trận động đất ngoại giao? Vụ trục xuất đại diện cơ quan tình báo Hoa Kỳ ở Đức đang khiến nhiều dân biểu Mỹ lo ngại cho quan hệ giữa Washington với đồng minh Berlin, theo đài RFI. Tòa đại sứ Mỹ tại Berlin. Ảnh chụp ngày 10/07/2014. Ảnh REUTERS/Thomas Peter Nhà Trắng cho tới giờ vẫn chưa có hành động gì để làm dịu nỗi tức giận...