Ngành thủy sản thích ứng xu hướng thị trường
Sau thời gian dài chịu tác động từ dịch COVID-19 và các biến động của lạm phát, nhu cầu và xu hướng tiêu dùng thủy sản ở nhiều thị trường đã thay đổi. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp và ngành thủy sản Việt Nam phải có phương án thích ứng nhằm duy trì vị thế và đảm bảo tăng trưởng.
Sơ chế tôm tại Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải – COFIDEC, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa: Hồng Đạt/TTXVN
Trên đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội thảo nhu cầu và xu hướng thị trường thủy sản hậu COVID-19, do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) tổ chức, chiều 24/8.
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Vasep cho biết: Thị trường thủy sản thế giới trong 5 năm qua tăng trưởng 16% với kim ngạch nhập khẩu mỗi năm khoảng 148,5 tỷ USD; trong đó, tôm chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng mạnh nhất (29%), cá hồi tăng 16%, nhu cầu cá ngừ ít biến động. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc tăng đột phá nhất với mức tăng 71% sau 5 năm; tiếp đến là Mỹ tăng 32%. Hầu hết các thị trường đều tăng nhu cầu, trừ Nhật giảm 6%, Đức giảm nhẹ 0,6%.
Kể từ sau các đợt bùng phát dịch COVID-19, nửa đầu năm 2022 nhu cầu thủy sản thế giới đã khôi phục, người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng các sản phẩm thủy sản chất lượng cao, có giá trị gia tăng. Việt Nam chiếm 7 – 10% thị phần thuỷ sản nhập khẩu của Trung Quốc.
Thị trường Mỹ có nhu cầu hồi phục mạnh đối với tất cả sản phẩm. Tuy nhiên, với việc giá thủy sản tăng và lạm phát đang khiến cho nhu cầu dự kiến chững lại trong nửa cuối năm nay. Việt Nam hiện là nguồn cung lớn thứ 5, chiếm 9% thị phần thuỷ sản của Mỹ.
Với thị trường EU, Việt Nam hiện chiếm 2,6 – 2,8% tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của khu vực và là nguồn cung cấp lớn thứ 5 cho thị trường này, đứng sau Na Uy (chiếm 13 – 17,6%), Trung Quốc (chiếm 4,1 – 5,3%), Ecuador (chiếm 2,6 – 3,1%) và Maroc (chiếm 2,4 – 2,8%).
Theo bà Lê Hằng, nhu cầu thủy sản toàn cầu đã đạt đỉnh và sẽ giảm trong nửa cuối 2022. Đồng USD tăng giá làm giảm nhu cầu ở nhiều thị trường; trong đó có EU, Nhật Bản. Cùng với đó, lượng tồn kho tăng khiến nhà nhập khẩu hạn chế mua hàng và tìm cách hạ giá nhập khẩu.
Tình hình lạm phát gia tăng làm giảm chi tiêu cho thủy sản, người tiêu dùng sẽ ưu tiên cho các loài có giá vừa phải phù hợp với thu nhập đang bị sụt giảm. Tôm nhỏ, cá tra, chả cá, surimi, cá biển nhỏ vẫn có nhu cầu cao nhưng giá sẽ giảm so với nửa đầu năm. Đó sẽ là xu hướng mà các doanh nghiệp xuất khẩu cần linh hoạt đáp ứng để giữ được thị phần trong giai đoạn hiện nay.
Video đang HOT
Về lâu dài, doanh nghiệp phải đảm bảo định hướng bền vững, tính minh bạch, truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm môi trường của chuỗi sản xuất sản phẩm bởi các thị trường sẽ gia tăng hoặc siết chặt các quy định liên quan đến chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường, lao động…
Các chuyên gia dự báo về tiêu thụ thuỷ sản đến năm 2030 cho rằng, nhu cầu thuỷ sản của thế giới sẽ tăng mạnh, thuỷ sản nuôi tăng tỷ trọng trong tổng tiêu thụ từ 52% lên 59% nhờ sự chuyển đổi một số loài từ khai thác tự nhiên sang nuôi trồng.
Đến năm 2030, tiêu thụ thủy sản làm thực phẩm sẽ tăng 18% (so với năm 2018). Châu Á sẽ là khu vực tiêu thụ mạnh nhất, chiếm 71% (183 triệu tấn). Tuy nhiên, các nước phát triển như Mỹ , EU, Nhật Bản vẫn sẽ phụ thuộc nguồn thuỷ sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Trung Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu lớn, tiếp theo là Việt Nam và Na Uy.
Riêng với ngành tôm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, tôm Việt Nam đang có nhiều thách thức nhưng cũng có những lợi thế nhất định trên thị trường thế giới.
Về thách thức, hiện nay do ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm có giá thành cao bị sụt giảm. Trong khi đó chi phí vận chuyển, logistics vẫn ở mức cao là bất lợi lớn cho Việt Nam khi khoảng cách vận chuyển đến các thị trường đích đều rất xa.
Ví dụ điển hình như chi phí vận chuyển1 container tôm (khoảng 15 tấn) từ Việt Nam đến Mỹ hiện nay khoảng 20.000 USD, trong khi đó, chi phí vận chuyển 1 container từ Ecuado đến Mỹ chỉ khoảng 5.000 USD. Như vậy, chỉ tính về cước vận chuyển, 1 container tôm Việt Nam cao hơn 15.000 USD, tương đương 1kg tôm gánh thêm 1 USD so với tôm Ecuado.
Dự báo nhu cầu thủy sản tiếp tục tăng trong dài hạn cũng thúc đẩy các quốc gia khác có chính sách thúc đẩy ngành tôm bao gồm tăng nuôi, tăng sản lượng, nâng cao trình độ chế biến, sách lược thị trường làm tăng áp lực canh tranh quốc tế.
Về lợi thế, Việt Nam đang là quốc gia có trình độ chế biến tôm hàng đầu thế giới với các sản phẩn chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu các thị trường lớn khi kinh tế thế giới hồi phục sau đại dịch. Ngành chế biến mở rộng theo hướng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật để giảm sử dụng lao động, tăng năng suất lao động. Nhìn chung chuỗi giá trị con tôm phát triển với các mắt xích tham gia đồng bộ, linh hoạt, ít nhiều có chia sẻ lợi ích cho nhau.
Về nguyên liệu, biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn khiến miền Tây Việt Nam có khả năng tăng thêm diện tích nuôi trong tương lai. Quy trình nuôi thâm canh cải tiến liên tục đã từng bước nâng cao hệ số thu hồi đầu con, góp phần tăng năng suất và giảm giá thành.
Trong bối cảnh hiện nay, theo ông Hồ Quốc Lực, ngành tôm cần tiếp tục phát huy lợi thế tôm chế biến sâu ở một số phân khúc thị trường phù hợp. Duy trì vị thế hàng đầu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Australia. Bên cạnh đó, nâng cao thị phần ở EU và từng bước nâng cao sản lượng để vượt qua các đối thủ. Với Trung Quốc, đây là thị trường tiêu thụ khổng lồ nhưng rất khó để cạnh tranh ở phân khúc chế biến với các nhà chế biến nội địa, do đó ngành cần tập trung duy trì thị phần tôm sơ chế.
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ hút thị trường khó tính
Dịch bệnh COVID-19 đã tác động đến nhiều ngành kinh tế trong nước, tuy nhiên sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ, đặc biệt là con nghêu dường như lại ít bị chịu tác động.
Chính vì vậy, loại sản phẩm này là yếu tố góp phần cho xuất khẩu thủy sản thêm ổn định. Thêm vào đó, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào là lợi thế để nhuyễn thể hai mảnh vỏ thu hút được các thị trường khó tính trong năm 2022.
Nghêu là một trong những loài nhuyễn thể có nhiều tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh tư liệu: Hoàng Hải/TTXVN
Xuất khẩu tăng 24%
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, quý I/2022, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của cả nước tăng 24% đạt trên 30 triệu USD; trong đó riêng nghêu ước đạt gần 20 triệu USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021.
Các chuyên gia ngành thủy sản dự báo, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới, theo đó ước xuất khẩu trong tháng 4/2022 đạt trên 12 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021.
Sự tăng trưởng xuất khẩu của sản phẩm nhuyễn thể này chính là sự tiếp nối năm 2021. Theo đó, xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang hầu hết các thị trường chính đều tăng trưởng 2 con số. Trong số đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất 93%, đạt 23,6 triệu USD. Xuất khẩu sang 3 thị trường lớn của châu Âu gồm Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha tăng từ 37,5 - 43,7%, đạt lần lượt 26 triệu USD, 24,6 triệu USD và 20,9 triệu USD.
Riêng với sản phẩm nghêu thì Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha là 3 thị trường lớn nhất, chiếm lần lượt 25%, 24% và 20% giá trị xuất khẩu. Mỹ đứng thứ 4 với 14%. Xuất khẩu nghêu sang tất cả các thị trường đều tăng 2-3 con số.
Theo ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhuyễn thể hai mảnh vỏ có tiềm năng lợi thế phát triển vẫn còn rất lớn, với nhiều loài có giá trị kinh tế cao như nghêu, sò điệp, ốc hương, hàu, vẹm, tu hài.... Các sản phẩm này đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản. Hiện sản phẩm nhuyễn thể của Việt Nam đã xuất khẩu ra thị trường 67 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để ngành hàng nhuyễn thể phát triển bền vững, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cộng đồng doanh nghiệp cần đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng con giống, thực hiện việc nuôi, sơ chế, chế biến nhuyễn thể đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Thị trường khó tính ưa chuộng
Sở dĩ sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ có nhiều lợi thế trong xuất khẩu và thu hút thị trường khó tính vì đây là sản phẩm dễ sử dụng, đặc biệt là sản phẩm chế biến đóng hộp có hương vị phù hợp với thị hiếu nhiều khách hàng.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thống kê, trong năm 2021, cả nước có 20 địa phương có nghêu xuất khẩu. Trong số đó, dẫn đầu là tỉnh Thanh Hóa chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu nghêu với 24,5 triệu USD, chủ yếu là sản phẩm nghêu xuất khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa.
Tỉnh có kim ngạch nghêu xuất khẩu lớn thứ 2 là Bến Tre với 17,8 triệu USD, chiếm 22% với 3 công ty xuất khẩu gồm Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre, Công ty cổ phần thủy sản Bến Tre và Công ty cổ phần thủy sản Hưng Trường Phát. Đứng thứ 3 là tỉnh Nam Định với 12% tỷ trọng, giá trị gần 10 triệu USD với Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam.
Bà Lò Thị Kim Dung, đại diện Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam cho biết, hiện công ty đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu thịt nghêu sang thị trường châu Âu. Công ty đang nỗ lực chuẩn bị nguồn nguyên liệu để thực hiện xuất khẩu trong năm 2022 theo đơn đặt hàng của đối tác.
Sau container xuất khẩu đầu tiên thăm dò thị trường châu Âu hồi tháng 11/2021, Công ty TNHH Thuỷ sản Lenger Việt Nam tiếp tục hoàn thiện dây chuyền sản xuất, tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho sản phẩm thịt nghêu đóng hộp này ở các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga...
Bên cạnh Công ty TNHH Thủy sản Lenger, nhiều doanh nghiệp khác cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ đi thị trường khó tính. Hiện các công ty đang tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, gia tăng xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là thị trường châu Âu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đánh giá, nhu cầu của các thị trường tăng và sản xuất nghêu ổn định là những yếu tố hỗ trợ cho xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ sang châu Âu tăng. Một số doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung vẫn giữ được tăng trưởng dương trong xuất khẩu nhuyển thể hai mảnh vỏ thời gian vừa qua do ít bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thêm vào đó, ưu đãi thuế từ Hiệp định EVFTA cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ Việt Nam sang châu Âu. Khi thị trường khó tính như châu Âu tin tưởng lựa chọn sản phẩm nhuyễn thể hai mảnh vỏ của Việt Nam, thì sản phẩm này sẽ còn nhiều cơ hội để thâm nhập các thị trường khó tính khác, nâng cao giá trị của chính sản phẩm.
Doanh nghiệp thủy sản 'đón sóng' vượt đại dương Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành. Trước con sóng hồi phục, các doanh nghiệp thủy...