Ngành thủy sản lạc quan vào tín hiệu tốt từ một số thị trường
Dù gặp nhiều khó khăn khiến giá trị xuất khẩu liên tục sụt giảm vào cuối năm nhưng cả năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đã cán đích 11 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2021 và tạo nên nhiều kỷ lục mới.
Doanh nghiệp Việt Nam chế biến thủy sản xuất khẩu sang Anh. Ảnh: TTXVN
Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), dù gặp nhiều khó khăn khiến giá trị xuất khẩu liên tục sụt giảm trong những tháng cuối nhưng cả năm 2022, xuất khẩu thuỷ sản đã cán đích 11 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2021 và tạo nên nhiều kỷ lục mới.
Theo đó, tháng 12/2022, xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 785 triệu USD, tiếp tục đà giảm 13% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, xuất khẩu tôm giảm 21% so với cùng kỳ đạt 260 triệu USD, sau khi giảm 18% trong tháng 11. Xuất khẩu cá tra giảm mạnh 23% so với cùng kỳ đạt 166 triệu USD, xuất khẩu cá ngừ cũng sụt giảm 22% trong tháng 12 với doanh số trên 68 triệu USD.
Về thị trường, trong tháng 12/2022, mặc dù xuất khẩu sang hầu hết các thị trường và khối thị trường đều sụt giảm, riêng thị trường sang Trung Quốc vẫn tăng 17% mở ra tín hiệu lạc quan về thị trường này trong thời gian tới.
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông VASEP cho biết, dù liên tục sụt giảm trong những tháng cuối năm nhưng nhờ tăng trưởng cao trong nửa đầu năm đã đưa xuất khẩu thủy sản cả năm 2022 cán đích kỷ lục 11 tỷ USD; trong đó, ngành tôm lập kỷ lục với doanh số trên 4,3 tỷ USD; xuất khẩu cá tra đạt mứctăng trưởng 70% và mang về 2,4 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay. Cá ngừ cũng lần đầu tiên trở thành ngành hàng đạt giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD sau hơn 20 năm tham gia xuất khẩu.
Video đang HOT
Không chỉ đạt kỷ lục của các ngành hàng mà xuất khẩu thuỷ sản còn ghi nhận kỷ lục tại hầu hết các thị trường; trong đó, xuất khẩu sang Hoa Kỳ về đích với hơn 2,1 tỷ USD. Thị trường Trung Quốc cũng lần đầu tiên chạm mốc 1,8 tỷ USD về giá trị thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, với mức tăng trưởng 57%.
Năm 2022 cũng là năm đầu tiên, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Tuy nhiên về tỷ trọng cả Nhật Bản và Trung Quốc đều chiếm 16% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. So với năm 2021, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương đối cao 31%.
Khối thị trường các nước thành viên Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng ghi nhận mức tăng trưởng 31% trong năm 2022. Ước tính xuất khẩu thủy sản sang khối thị trường này đạt gần 2,9 tỷ USD chiếm hơn 26% tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Lợi thế về thuế quan tại các nước trong khối này đã được các doanh nghiệp Việt Nam tận dụng hiệu quả, khi mà lạm phát làm giảm sức tiêu thụ và tăng áp lực cạnh tranh trên nhiều thị trường.
Các nước ASEAN cũng là điểm đến tiềm năng và thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản trong năm nay với mức tăng trưởng 27%, mang về doanh số 767 triệu USD. Lợi thế về vị trí địa lý và sự ổn định kinh tế của khu vực này là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu trong năm nay. Trong khi đó xuất khẩu sang EU và Hàn Quốc mang về lần lượt 1,3 tỷ USD và 950 triệu USD, đều là những kết quả cao kỷ lục.
Theo bà Lê Hằng, những thuận lợi của năm 2022 như nhu cầu cao, giá xuất khẩu tăng, nguồn cung ổn định đã không còn duy trì trong quý IV/2022 và quý I /2023. Lạm phát ngấm sâu vào nền kinh tế các nước, khiến nhu cầu và đơn hàng giảm mạnh. Do vậy, dự báo xuất khẩu quý I /2023 sẽ sụt giảm đáng kể.
Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn có những hy vọng lạc quan vào tín hiệu tốt từ một số thị trường có nền kinh tế ổn định hơn, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát hơn như ASEAN, Trung Đông và khối các nước CPTPP. Đặc biệt là, việc Trung Quốc bỏ các quy định kiểm soát ngặt nghèo đối với hàng nhập khẩu như xét nghiệm, khử trùng và kiểm dịch sẽ giải tỏa một ách tắc lớn, mở rộng cửa hơn cho xuất sang thị trường đông dân nhất thế giới này.
Sức tiêu thụ của đất nước 1,5 tỷ dân sẽ không thể được đáp ứng kịp bằng nguồn cung trong nước đã bị gián đoạn và hạn chế trong mấy năm qua vì chính sách “Zero – Covid”. Đó sẽ là cơ hội và lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
“Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là doanh nghiệp thủy sản cần được tiếp sức để chuẩn bị nguồn lực, nguyên liệu, vốn sản xuất và các điều kiện, để khi thị trường ổn định và hồi phục thì có thể nhanh chóng gia tăng xuất khẩu, giành thị phần trước các đối thủ khác cũng đang khá mạnh như Ecuador, Ấn Độ trên thị trường Trung Quốc và các thị trường khác. Có môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi, thì sự nỗ lực, sự năng động, linh hoạt của doanh nghiệp thủy sản sẽ tiếp tục được phát huy để mang lại doanh số xuất khẩu khả quan trong năm tới.”, bà Lê Hằng nhấn mạnh./.
Cá tra Việt Nam đã "rã đông" tại thị trường châu Âu, nước nào mua nhiều nhất?
Sau ít nhất 2 năm liên tiếp, XK cá tra sang EU giảm sút, số lượng doanh nghiệp Việt Nam rút khỏi thị trường này cũng gia tăng.
Trước khi dịch Covid-19 đến tâm điểm châu Âu thì xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đã bộc lộ nhiều điểm thiếu hấp dẫn khi nhiều tháng liên tiếp tăng trưởng xuất khẩu rơi xuống mức âm.
Nhưng bắt đầu từ năm 2022, có những hi vọng cá tra Việt Nam trở lại ở thị trường EU.
Cho đến nửa đầu tháng 2/2022, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 20,2 triệu USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng lạc quan nhất sau nhiều tháng chững hoặc sụt giảm sâu.
Hiện nay, Hà Lan, Bỉ, Đức và Tây Ban Nha là 4 thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất trong khối của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Trong đó, Hà Lan là thị trường lớn nhất chiếm 36,6% tổng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Cách đây hơn 10 năm, EU là thị trường xuất khẩu cá tra truyền thống và lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi lên tới thời điểm "hoàng kim" vào những năm 2016-2018 thì xuất khẩu cá tra sang EU bắt đầu chững và giảm dần.
Sau khi ảnh hưởng bởi Covid-19, nhiều nhà nhập khẩu cho biết họ phải đối mặt với khó khăn về tài chính do nhu cầu tiêu thụ cá thịt trắng, trong đó có cá tra tại nhiều thị trường của khu vực chưa tăng, trong khi chi phí logistic, chi phí vận chuyển... tăng đáng kể.
Nhiều khách hàng EU đã chủ động đề nghị được giảm mua, hủy hoặc hoãn các đơn hàng đã ký hoặc sắp sửa ký. Thêm nữa, các nhà NK theo phương thức FOB bị khó khăn do chi phí vận chuyển đường biển cao, giá bán cá tra ở EU vẫn ổn định, tuy nhiên nhiều nhà nhập khẩu dè dặt mua hàng.
Do khách hàng EU yêu cầu cao hơn nhưng giá mua lại không mấy hấp dẫn nên năm 2021, nhiều doanh nghiệp vốn xuất khẩu mạnh sang EU đã chuyển sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Mexico, Brazil, Ai Cập, Colombia, Thái Lan. Đó cũng là lý do khiến cho giá trị xuất khẩu cá tra sang EU giảm liên tiếp.
Đầu năm nay, giá trị XK cá tra sang EU đang tăng trưởng dương tích cực trở lại, đó là hi vọng cho nhiều doanh nghiệp muốn quay trở lại thị trường này. Cho dù, trong nhiều tháng qua, giá trị xuất khẩu cá tra sang nhiều nước châu Âu bị giảm sút hoặc gián đoạn nhưng đây vẫn được coi là thị trường lớn và quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam.
Doanh nghiệp thủy sản vượt khó đón cơ hội Năm 2021, dù dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp ngành thủy sản, nhưng các công ty ngành này có kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để doanh nghiệp thủy sản đón năm 2022 với kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng. Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu...