Ngành thủy lợi cần chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng cho rằng ngành.
Hội thảo khoa học “Thủy lợi Việt Nam trước thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp”. Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Hội thảo khoa học “Thủy lợi Việt Nam trước thách thức của biến đổi khí hậu và yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp” được Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 26/8.
Theo thống kê của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có hơn 6.600 hồ chứa nước, 10.000 trạm bơm điện lớn, 5.500 cống tưới tiêu lớn, 234.000 km kênh mương, gần 26.000 km đê các loại. Hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới cho 7,5 triệu ha lúa, 1,7 triệu ha hoa màu và cây công nghiệp…
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng, ngành thủy lợi đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta đã chứng kiến một năm đầy thiên tai, từ hạn hán xâm nhập mặn khốc liệt ở khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long đến bão lũ, sạt lở đất trong mùa mưa bão. Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất và đời sống, trong khi yêu cầu của phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới ngày càng cao.
Để giải quyết những vấn đề này, đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa trong nâng cao tính chủ động sáng tạo, đổi mới tư duy trong công tác quản lý. Theo đó, thủy lợi phải ngày càng đáp ứng sát hơn các yêu cầu về thích ứng và giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời thực hiện các giải pháp đồng bộ về thể chế, xây dựng nguồn nhân lực và thúc đẩy cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác dự báo và phân tích và quản lý…
“Ngành thủy lợi đang hoạt động theo cơ chế hành chính bao cấp, để đáp ứng mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tái cơ cấu ngành phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Trong đó cốt lõi phải huy động được sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, biến nước trở thành hàng hóa gắn với an sinh xã hội và an ninh lương thực”, ông Thắng nhấn mạnh.
Đỗ Hương
Theo_Báo Chính Phủ
Hà Nội không bắn pháo hoa, TP.HCM dự tính mất 2 tỷ
Thay vì bắn pháo hoa, Hà Nội sẽ tổ chức một số hoạt động nghệ thuật tại các địa điểm trung tâm của thành phố.
Chiều 22/8, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Sở Văn hóa thể thao (VHTT) Hà Nội khẳng định, trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, TP. Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa.
Thay vào đó, một số hoạt động nghệ thuật sẽ được tổ chức tại các địa điểm nổi tiếng của Thủ đô nhằm chào mừng dịp lễ Quốc khánh của đất nước.
TP. Hà Nội sẽ không tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 2/9
Trước đó, trong dịp kỷ niệm 30/4 năm nay, TP. Hà Nội cũng có nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật thay vì tổ chức bắn pháo hoa như nhiều năm trước đó. Đây được coi là động thái tiết kiệm của thành phố được nhiều người dân đồng thuận.
Dư luận cho rằng, việc bắn pháo hoa vào những năm lẻ là một sự lãng phí. Điều này chỉ nên thực hiện vào các mốc năm chẵn (5 và 10).
Trong khi đó, hôm 20/8 vừa qua, UBND TP.HCM đã công bố kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng Quốc khánh 2/9.
Cụ thể, vào dịp kỷ niệm này người dân TP.HCM sẽ được xem bắn pháo hoa tại 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao là khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn, phường Thủ Thiêm, quận 2 và điểm bắn pháo hoa tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, quận 11. Thời gian bắn sẽ được bắt đầu từ lúc 21h và kéo dài đến 21h15 ngày 2/9.
Được biết, kinh phí tổ chức bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực Đường hầm sông Sài Gòn dự kiến là hơn 1,4 tỉ đồng. Số tiền này được kêu gọi từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Còn lại, kinh phí cho điểm bắn pháo hoa tầm thấp ở Công viên Văn hóa Đầm Sen là 510 triệu đồng, do Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch Phú Thọ chi trả.
Theo_Báo Đất Việt
Trung tâm Massage "mọc" trong bệnh viện châm cứu, lợi nhuận về ai? Việc bệnh viện Châm cứu Trung ương liên kết với một công ty Massage để mở rộng hoạt động châm cứu, massage... liệu có "lợi ích nhóm" phía sau? Ai thực sự hưởng lợi? Có hoạt động... "nhạy cảm"? Theo nguồn tin của PV, suốt thời gian dài, bệnh viện Châm cứu Trung ương (địa chỉ: 49 phố Thái Thịnh, Đống Đa, Hà...