Ngành thuế: Hoàn thành thu ngân sách nhưng vẫn hỗ trợ DN
Tình hình phức tạp của dịch COVID-19 đã tác động trực tiếp đến số thu ngân sách.
Ngành thuế đang triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ “kép” của Chính phủ, Bộ Tài chính đặt ra là: Vừa hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) ở mức cao nhất, nhưng vẫn phải có giải pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Giảm nhẹ so với cùng kỳ
Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tính đến hết 2 tháng đầu năm 2021, tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) do cơ quan thuế quản lý ước đạt 246.449 tỷ đồng, bằng 22,1% so với dự toán, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Số thu ngân sách Trung ương lũy kế 2 tháng đầu năm năm 2021 ước đạt 109.000 tỷ đồng, bằng 21,3% dự toán, bằng 93,3% so với cùng kỳ. Thu ngân sách địa phương ước đạt 137.449 tỷ đồng, bằng 22,8% dự toán, bằng 103,2% so với cùng kỳ.
Theo Tổng cục Thuế cho biết đã triển khai đồng bộ các giải pháp thu, tập trung kiểm tra, rà soát toàn bộ số DN đăng ký kinh doanh để xác định chính xác, số DN tạm nghỉ kinh doanh, số DN báo ngừng hoạt động; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo hoàn thuế đúng quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý hóa đơn bán hàng, đồng thời đẩy mạnh công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế.
Video đang HOT
Ngành thuế đã có nhiều biện pháp chống thất thu ngân sách, đồng thời, bảo đảm quyền lợi cho các DN làm ăn chân chính, cạnh tranh công bằng. Trong tháng 2 năm 2021, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện các cuộc thanh tra, qua đó phát hiện kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra là hơn 3.383 tỷ đồng. Trong đó, tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là hơn 779 tỷ đồng; giảm khấu trừ là hơn 123 tỷ đồng; giảm lỗ là hơn 2.480 tỷ đồng. Tổng số tiền thuế nộp vào ngân sách là 345,23 tỷ đồng.
Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi nợ thuế nên tính đến ngày 28/2/2021, ngành thuế đã thu hồi được 5.110 tỷ đồng, đạt 17% chỉ tiêu thu nợ giao, giảm 23,3% so với cùng kỳ. Tổng nợ thuế do ngành thuế quản lý tính đến 28/2 giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Đẩy mạnh cải cách thuận lợi cho người nộp
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 01 và chương trình hành động của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế; triển khai theo đúng tiến độ các dự án công nghệ thông tin. Đến nay đã có 809.397 DN tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử, đạt 99,68% số DN đang hoạt động, số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận từ ngày 01/01/2021 đến ngày 19/02/2021 là 2.903.211 hồ sơ.
Đã có 55 ngân hàng thương mại (hoàn thành kết nối nộp thuế điện tử với Tổng cục Thuế) và 63 Cục Thuế triển khai dịch vụ Nộp thuế điện tử và tuyên truyền, vận động DN tham gia sử dụng dịch vụ. Tính đến 19/2/2021, số lượng DN đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế là 802.792 DN, đạt tỉ lệ 98,86%.
Số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng là 801.460 DN, đạt 98,95% trên tổng số DN đang hoạt động. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 19/2/2021, các DN đã nộp tiền thuế thông qua hơn 1 triệu giao dịch nộp thuế điện tử với số tiền trên 165.677 tỷ đồng và hơn 3,5 triệu USD.
Về hóa đơn điện tử, ngành thuế đã tổ chức hỗ trợ cho các DN tham gia thí điểm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng. Đến nay có 255 DN đang tham gia thí điểm sử dụng hệ thống hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Từ ngày 1/1/2021 đến 19/2/2021 có 61.890 hóa đơn đã được cấp mã với tổng doanh thu là hơn 4.032 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn đã cấp mã là hơn 352 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, Tổng cục Thuế nhận định, tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu tác động xấu đến tình hình kinh tế và thu nộp NSNN trong năm 2021.
Để thực hiện mục tiêu kép, ngành thuế đã và đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó trọng tâm là thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ mà Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành, qua đó giúp DN giảm bớt khó khăn, vượt qua giai đoạn dịch bệnh để ổn định và khôi phục sản xuất kinh doanh, có nguồn lực tài chính để nộp thuế đúng hạn.
Trong năm 2021, ngành thuế đang tập trung triển khai các giải pháp quản lý thuế như: Mở rộng cơ sở thuế, tăng cường chất lượng công tác thanh kiểm tra, chống thất thu, gian lận thương mại, quản lý chặt chẽ giá tính thuế, chống chuyển giá.
Để giảm thiểu thời gian và chi phí cho DN khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách, trong thời gian tới cơ quan thuế các cấp sẽ đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử; tổ chức bộ phận trực hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7, đảm bảo cho NNT có thể thực hiện nghĩa vụ với NSNN mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế. Cơ quan thuế sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thuế kịp thời theo đúng chính sách, pháp luật
Bên cạnh đó, cơ quan thuế các cấp đang đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất lượng dịch vụ khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử; tổ chức bộ phận trực hệ thống công nghệ thông tin thông suốt 24/7, đảm bảo cho NNT có thể thực hiện nghĩa vụ với NSNN mà không cần phải đến trực tiếp cơ quan thuế.
Cơ quan thuế sẽ đẩy nhanh tiến độ xử lý hồ sơ hoàn thuế GTGT, tạo điều kiện cho người nộp thuế có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo hoàn thuế kịp thời theo đúng chính sách, pháp luật.
Đang nghiên cứu gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Ông Trần Quốc Phương cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu gói hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều 2/3, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nhấn mạnh, nghiên cứu gói hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 là nhiệm vụ được Chính phủ giao.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương.
Bộ cũng phối hợp với các Bộ Công Thương, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nghiên cứu giải pháp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có một số nghiên cứu sơ bộ về nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nhấn mạnh việc tiếp tục hỗ trợ là cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh vẫn phức tạp. Trong đó, tác động chủ yếu từ các biện pháp phòng, chống dịch như phong tỏa, giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến giao thương, kinh doanh.
Nói thêm về bối cảnh kinh tế trong năm nay, ông Phương cho rằng do các biện pháp phòng, chống dịch đã tiến bộ, phù hợp hơn nên đối tượng bị ảnh hưởng cũng khác so với 2020. Trong khi năm 2020, gần như toàn bộ xã hội bị ảnh hưởng thì năm 2021, nhóm bị ảnh hưởng chính là du lịch, dịch vụ và giao thông vận tải.
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết sẽ tổng hợp để báo cáo Chính phủ, cùng với đó là nghiên cứu sâu hơn ý kiến của chuyên gia và đưa ra kiến nghị để có thể ban hành gói hỗ trợ phù hợp cho người dân và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp phải có chiến lược tăng tốc và phát triển bền vững Tại cuộc gặp mặt doanh nghiệp đánh giá tình hình, đề xuất các chính sách hỗ trợ bổ sung cho doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 diễn ra chiều 1/3, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, ngoài việc tìm kiếm giải pháp gỡ khó do COVID-19, các doanh...