Ngành thép kỳ vọng gì trong năm 2023?
Ngành thép đang chứng kiến sự khó khăn do sụt giảm mạnh nhu cầu, khiến tiêu thụ của các doanh nghiệp chậm, lượng tồn kho tăng.
Cùng với đó, chi phí đầu vào vẫn ở mức cao, cộng thêm biến động tăng lãi suất vốn vay và chênh lệch tỷ giá. Tuy vậy, các doanh nghiệp thép đang kỳ vọng vào “trợ lực” từ việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công dịp cuối năm nay.
Công ty cổ phần thép Việt Đức sản xuất các sản phẩm thép xây dựng. Ảnh minh họa: Nguyễn Trọng Lịch/TTXVN
Khó do nhu cầu giảm
Theo thông tin từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), chỉ trong 3 tháng (tháng 5 đến tháng 8/2022), giá thép đã trải qua 15 lần điều chỉnh, giảm từ mức gần 20 triệu đồng/tấn xuống còn hơn 14 triệu đồng/tấn. Giá bán giảm mạnh nhưng tiêu thụ lại không khả quan khiến cho nhiều doanh nghiệp gặp khó.
Đơn cử như Tập đoàn Hòa Phát, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp này trong quý III/2022 vừa qua đã âm 1.786 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp, doanh thu của Hòa Phát giảm, với 12% so với cùng kỳ năm ngoái và gần 8% so với quý trước đó.
Theo sau đó là Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen với mức lỗ khoảng 887 tỷ đồng vào quý III vừa qua, doanh thu cũng sụt giảm mạnh.
Đây là lần thua lỗ trở lại kể từ giai đoạn khó khăn cuối niên độ 2017 – 2018.
Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, tháng 10/2022, tiêu thụ thép các loại đạt gần 2 triệu tấn, giảm 7,19 % so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ. Nhu cầu yếu khiến cho nhiều doanh nghiệp thép báo lỗ nặng trong quý III/2022 vừa qua, với các khoản nợ lớn đè nặng lên hoạt động sản xuất – kinh doanh.
Theo ông Nguyễn Văn Sưa, chuyên gia trong ngành thép, khó khăn hiện tại xuất phát từ việc tổng cầu về vật liệu thép trong xây dựng suy yếu, trong khi giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất tăng cao, như giá than luyện tăng 100 – 200 USD/tấn; tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh. Những yếu tố này diễn ra đồng loạt khiến cho doanh nghiệp khó lòng ứng phó, liên tục gặp thua lỗ.
Bên cạnh đó, những yếu tố khác như cuộc xung đột Nga – Ukraine, chính sách thực hiện “Zero COVID-19″ của Trung Quốc khiến nhu cầu thép tại thị trường này giảm trong khi đây là một trong những thị trường xuất khẩu chính của nhiều doanh nghiệp; lạm phát toàn cầu cũng đang ảnh hưởng đến ngành thép và xây dựng trong nước.
Đại diện Tập đoàn Hòa Phát cho biết, than và quặng là hai nguyên liệu quan trọng nhất để sản xuất thép bằng công nghệ lò cao mà Hòa Phát đang sử dụng. Trong khi quặng sắt đã giảm từ cuối năm 2021 và duy trì ở mức dễ chịu thì giá than đã trải qua nhiều biến động mạnh trong 9 tháng năm 2022. Xung đột Ukraine và Nga, một trong những nhà cung cấp than lớn trên thế giới đã dấy lên lo ngại thái quá về thiếu hụt nguồn cung dẫn đến cú sốc về giá than lên cả phần còn lại thị trường.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các lệnh trừng phạt đã làm đứt gãy dòng chảy cung ứng cũ và việc thiếu chu trình vận tải cho các cung đường mới làm tăng chi phí vận chuyển khiến giá nguyên liệu nhập khẩu càng cao hơn. Giá than đã tăng gấp 3 mức bình thường trong hai lần đạt đỉnh vào tháng 3/2022 và tháng 5/2022. Mặc dù hiện tại giá than đã hạ nhiệt, nhưng với vòng quay hàng tồn kho thông thường khoảng 3 tháng, giá thành sản xuất thép quý III/2022 phần lớn vẫn được cấu thành bởi lượng than nhập mua với giá cao nhất trong quý II/2022.
Đây là nguyên nhân chính khiến cho giá vốn hàng bán của Hòa Phát trong quý này tăng mạnh 6.290 tỷ đồng, tương đương 23% so với quý III/2021.
Cùng với đó, lạm phát và suy thoái kinh tế làm yếu đi cầu thép thế giới. Cầu và giá thép nội địa cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này. Thị trường bất động sản trong nước trầm lắng do tín dụng của ngành này bị siết chặt cũng góp phần khiến tiêu thụ thép Việt Nam giảm mạnh.
“Giá thép giảm, nên dù sản lượng tiêu thụ của Hòa Phát có tăng cũng chưa bù đắp kịp mức ảnh hưởng theo chiều ngược lại của giá bán dẫn đến doanh thu giảm. Như vậy, bên cạnh áp lực về chi phí nguyên vật liệu, giá vốn hàng bán của Hòa Phát đồng thời phải chịu thêm gánh nặng từ khoản dự phòng hàng tồn kho, góp phần làm mỏng thêm biên lợi nhuận quý III/2022″, tập đoàn này cho biết.
Với những diễn biến trong nhiều tháng qua, nhiều chuyên gia đánh giá, đây là giai đoạn khó khăn với các doanh nghiệp ngành thép khi mà giá nguyên vật liệu tăng cao, nhưng giá bán trong nước lại liên tục giảm và giá thế giới cũng giảm mạnh.
Kỳ vọng nào trong năm 2023?
Sản phẩm thép xây dựng của Công ty Cổ phần thép Việt Đức mới xuất xưởng. Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch/TTXVN
Theo như thường lệ mọi năm, thời điểm cuối năm sẽ là thời điểm “bung hàng” của nhiều doanh nghiệp ngành thép khi việc đầu tư công, xây dựng các công trình diễn ra mạnh mẽ trên cả nước. Tiêu thụ tăng mạnh giúp cho doanh nghiệp thu lợi nhuận.
Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam, ông Nghiêm Xuân Đa cho biết, nhiều doanh nghiệp đang tìm cách để xả hàng tồn trước nhu cầu suy yếu hiện nay, như: Hoa Sen Group, VNSteel, Pomina, SMC. Đây là thời điểm để doanh nghiệp giảm áp lực tồn kho, phần nào thu lợi nhuận khi giải ngân vốn đầu tư công tăng lên, tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hạ tầng cơ sở… Các dự án giao thông, công trình xây dựng lớn sẽ tạo ra sự kích cầu cho thị trường thép khởi sắc.
VSA cũng cho rằng, để giúp thị trường thép phục hồi, bên cạnh việc Chính phủ tăng tốc giải ngân đầu tư công cũng như triển khai các biện pháp bình ổn giá vật liệu, hàng hóa dịp cuối năm, cần có chính sách hỗ trợ để trợ lực cho doanh nghiệp thép nội địa giữ vững thị phần và có động lực để phát triển.
Theo Tập đoàn Hòa Phát, hiện tập đoàn này đang tập trung quản trị chặt chẽ hàng tồn kho để giảm bớt gánh nặng cho nhu cầu vốn lưu động và nợ vay ngắn hạn bằng cách kết hợp giữa việc nỗ lực tiêu thụ hàng để giảm lượng tồn thành phẩm, đồng thời rút ngắn thời gian tồn và giảm tỷ trọng tồn nguyên vật liệu. Đối với xuất khẩu, khi cầu tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang yếu, Hòa Phát tập trung khai thác các thị trường khác ít bị ảnh hưởng hơn bởi lạm phát và suy thoái kinh tế như khu vực Đông Nam Á và một số nước khác ở châu Á.
Theo nhận định của các chuyên gia từ Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCBS), giá thép có thể hồi phục tốt hơn trong năm 2023, chủ yếu đến từ nhu cầu của thị trường Trung Quốc khi kỳ vọng các chính sách kích thích lại thị trường bất động sản bắt đầu có hiệu quả; trong đó Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có dự định đưa ra gói hỗ trợ cho vay 200 tỷ Nhân dân tệ lãi suất thấp giúp tái cơ cấu các dự án bất động sản. Cùng đó, Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa giúp nhu cầu tiêu thụ sắt thép ổn định trở lại và đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng để thúc đẩy nền kinh tế.
Còn với, Agriseco (Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank) cho rằng, sự thiếu hụt năng lượng tại châu Âu có thể khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép. Điều này có thể tạo ra những cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu cho doanh nghiệp vào khu vực này trong năm tới.
Giá thép hôm nay 5/10: Giá thép trong nước thấp hơn 10% so với đầu năm
Giá thép hôm nay 5/10 ghi nhận giá thép thế giới vẫn neo ở mức 3.799 nhân dân tệ/tấn do Sàn giao dịch Thượng Hải nghỉ lễ Quốc khánh (1/10 - 7/10).
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải vẫn neo ở mức 3.799 nhân dân tệ/tấn do đang là kỳ nghỉ lễ Quốc khánh (1/10-7/10).
Giá thép trong nước vẫn thấp hơn 10% so với hồi đầu năm 2022
Giá thép trong nước thấp hơn 10% so với đầu năm
Ở trong nước, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá trung bình của thép xây dựng trong nước hiện đang ở mức khoảng 15 triệu đồng/tấn, tức thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.
Báo cáo của Tổng cục thống kê cũng cho thấy, chỉ số chi phí xây dựng trong 8 tháng đầu năm 2022 đã tăng 3,71%, nguyên nhân chính là do sự tăng giá của nhóm xi măng, nhựa đường và gạch xây dựng. Trong đó, chỉ số chi phí xây dựng dân dụng cũng tăng 8,76% khi giá xi măng, sắt thép, gạch xây, gạch ốp lát và cát chiếm phần lớn trong chi phí này.
Với mặt hàng thép xây dựng, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp thép trong nước đã giảm đáng kể so với quý 1. Cụ thể, việc tồn kho tăng ở Trung Quốc khiến cho giá quặng sắt và giá than cốc đã giảm về bằng với mức đầu năm.
Việc các nguyên liệu đầu vào quay đầu giảm đã được phản ánh cụ thể vào giá thép xây dựn trong nước trong vòng 1 tháng trở lại đây. Sau các đợt giảm giá gần đây, hiện giá trung bình của thép xây dựng trong nước hiện đang ở mức khoảng 15 triệu đồng/tấn, tức thấp hơn khoảng 10% so với đầu năm 2022.
Tuy nhiên, giá thép thấp có thể khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép sụt giảm mạnh trong thời gian tới. Mặc khác, triển vọng kinh tế thế giới không thực sự quá khả quan khi các quốc gia chứng kiến lạm phát cao cùng với nhu cầu xây dựng hiện đang thấp cũng sẽ khiến ngành thép tiếp tục khó khăn.
Mặc dù phải đối mặt với điều kiện thị trường bất lợi trong ngắn hạn, các doanh nghiệp thép xây dựng và tôn mạ như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim đang có một số bước tiến trong việc chiếm lĩnh thị phần từ tay các doanh nghiệp thép vừa và nhỏ.
Theo đó, các doanh nghiệp thép này có lợi thế chi phí dựa trên quy mô, nên có thể giành được lợi thế trong một cuộc chơi vốn dựa chủ yếu vào sự cạnh tranh về giá bán.
Cũng trong báo cáo chiến lược quý 4/2022 mới đây, ACBS cho rằng, ngành vật liệu đang đối mặt với nhiều khó khăn do chi phí nguyên vật liệu tăng cao cùng với nhu cầu mặt hàng này suy yếu.
Hiện tại, tốc độ giải ngân còn chậm của các dự án đầu tư công cùng với hạn chế đối với việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp bất động sản cũng góp phần làm chậm đi nhu cầu vật liệu xây dựng trong nước.
Thép trong nước đi ngang sau phiên tăng 13/9
Thị trường thép trong nước hôm nay 5/10 ghi nhận giá thép vẫn giữ ổn định sau phiên tăng thứ ba liên tiếp từ 31/8, tăng mạnh nhất gần 900.000 đồng/tấn.
Tổng mức tăng của giá thép sau 3 lần liên tiếp từ 31/8 đến nay là hơn 2 triệu đồng/tấn.
Theo đó, thép Việt Nhật tăng lần lượt 880.000 đồng/tấn và 470.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại thép này lần lượt là 15,02 triệu đồng/tấn và 15,22 triệu đồng/tấn.
Tại khu vực miền Bắc, thép Hòa Phát điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn. Sau điều chỉnh, giá CB240 là 14,82 triệu đồng/tấn.
Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 lần lượt tăng 400.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,33 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên tăng 400.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn lên 15,12 triệu đồng/tấn và 15,63 triệu đồng/tấn.
Với thép Kyoei, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,12 triệu đồng/tấn và 15,38 triệu đồng/tấn sau khi tăng lần lượt 480.000 đồng/tấn và 130.000 đồng/tấn.
Với thép Miền Nam, giá CB240 và D10 CB300 theo thứ tự là 15,43 triệu đồng/tấn và 15,83 triệu đồng/tấn sau khi lần lượt tăng 410.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn.
Về thép Thái Nguyên, hai loại trên là 15,2 triệu đồng/tấn và 15,66 triệu đồng/tấn sau khi tăng 580.000 đồng/tấn và 490.000 đồng/tấn.
Giá thép hôm nay 17/11: Giá thép tăng vượt qua ngưỡng 3.700 nhân dân tệ/tấn Giá thép hôm nay 17/11 ghi nhận giá thép tăng ở mức 3.718 nhân dân tệ/tấn. Giá thép đã tăng phiên thứ 6 liên tiếp trên sàn giao dịch. Giá thép tăng lên mức 3.718 nhân dân tệ/tấn, ghi nhận tăng phiên thứ 6 liên tiếp trên sàn giao dịch Giá thép tăng lên mức 3.718 nhân dân tệ/tấn. Giá thép hôm nay...