Ngành Tài chính có thể tự động hóa quy trình bằng robot kết hợp với AI
Nhiều nước áp dụng tự động hóa quy trình thông minh bằng robot và trí tuệ nhân tạo trong Bộ tài chính đã tăng tốc độ phục vụ, tăng trải nghiệm, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Sự kiện Hội thảo – Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính”.
Ngày 17/11/2022, trong khuôn khổ sự kiện Hội thảo – Triển lãm về tài chính số, Viettel Solutions đã trình bày kinh nghiệm triển khai công nghệ tự động hóa quy trình thông minh bằng robot kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI) và đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị cho Bộ Tài chính hướng tới đạt được các mục tiêu trong chiến lược chuyển đổi số đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Sự kiện Hội thảo – Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số và hiện đại hóa toàn diện ngành Tài chính”. Ngành Tài chính đã có nhiều đóng góp tích cực trong thực hiện hóa chiến lược chuyển đổi số quốc gia nói chung và của ngành nói riêng như giải pháp hải quan một cửa, hệ thống hội nghị truyền hình, hệ thống giám sát an toàn an ninh mạng SOC, hệ thống quản lý cán bộ công chức cho Bộ Tài chính, chùm kênh truyền toàn ngành tài chính.
Video đang HOT
Tại hội thảo, bà Trịnh Thị Lan, Giám đốc Tư vấn Chuyển đổi số của Viettel Solutions đã chia sẻ các thông tin nghiên cứu về kinh nghiệm áp dụng tự động hóa quy trình thông minh bằng robot kết hợp với trí tuệ nhân tạo trong Bộ Tài chính các quốc gia trên thế giới như Ba Lan, Mỹ, Indonesia và Romania. Nhờ việc áp dụng tự động hóa thông minh tập trung vào các nghiệp vụ tốn nhiều thời gian, lặp đi lặp lại, với dữ liệu lớn dễ sai sót chủ quan, ngành tài chính những nước này đã tăng tốc độ phục vụ, tăng trải nghiệm, tăng độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Hiệu quả rõ ràng có thể kể đến khi áp dụng kết hợp với trí tuệ nhân tạo trong nghiệp vụ giải ngân các khoản thanh toán, thu thập thông tin và đối soát, hạch toán các khoản tiền đi và đến… đã được tối ưu thời gian hoàn thành tới 60%, năng lực xử lý tăng gấp 30 lần mà không cần thêm nhân lực và đặc biệt là độ chính xác khi thực hiện tác vụ tự động đạt tới 100%.
Viettel Solutions đã chia sẻ các thông tin nghiên cứu về kinh nghiệm áp dụng tự động hóa quy trình thông minh bằng robot kết hợp với trí tuệ nhân tạo trong Bộ Tài chính các quốc gia trên thế giới.
Đại diện Viettel Solutions cho biết, việc tận dụng giá trị của kết hợp với trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện hóa các mục tiêu trong chiến lược chuyển đổi số của bộ Tài chính, giúp các cơ quan quản lý tối ưu hoạt động vận hành và cung cấp những dịch vụ tài chính số chất lượng phục vụ xã hội, nâng tỷ lệ hài lòng của người dân trong giải quyết thủ tục hành chính lên tối thiểu 90%. Viettel Solutions đảm bảo cung cấp toàn trình giải pháp cho khách hàng, từ tư vấn may đo theo nhu cầu nghiệp vụ cần đáp ứng, cho tới công tác triển khai, quản lý, vận hành. Viettel đang triển khai giải pháp cho một số doanh nghiệp, ngân hàng lớn tại Việt Nam và trên 8 thị trường quốc tế.
Cũng tại sự kiện, Viettel đã trình diễn các giải pháp công nghệ và hệ sinh thái số nổi bật của mình thu hút quan khách tham gia như trung tâm điều hành Đô thị thông minh, Trung tâm giám sát An toàn thông tin, Hệ sinh thái Viettel. Cloud, Viettel Money, Hệ thống lắng nghe và giám sát danh tiếng Reputa…
Trong thời gian tới, Viettel Solutions sẽ tiếp tục hợp tác với Bộ Tài chính trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT, bao gồm các khóa đào tạo trong nước và ngoài nước cho cán bộ của Bộ Tài chính nhằm bổ sung kiến thức về công nghệ, quản lý dự án CNTT, quản trị, vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT, tiến tới tự làm chủ công nghệ để chủ động khắc phục, sửa chữa khi có vấn đề phát sinh đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành. Đồng thời, Viettel cũng hỗ trợ cập nhật thông tin công nghệ, xu hướng CNTT theo định kỳ với cán bộ ngành nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực CNTT, trọng tâm vào một số công nghệ, giải pháp “lõi” của chuyển đổi số như: công nghệ điện toán đám mây (Cloud), trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật.
Những dự báo về công nghệ và tự động hóa trong năm 2022
Zebra Technologies Corporation vừa chia sẻ những dự báo của mình về xu hướng công nghệ trong năm 2022.
Theo đó, công nghệ tự động hóa cho phép các doanh nghiệp tạo ra nhiều dạng môi trường làm việc khác nhau và nâng cao vai trò của con người ngày càng trở nên thú vị, trách nhiệm và nhiều cơ hội thăng tiến sự nghiệp hơn.
Ngành tự động hóa sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong năm 2022
Các công nghệ như robot cộng tác (cobot), tự động hóa quy trình robot (RPA), robot di động tự động hóa (AMR) và các trung tâm thực hiện đơn hàng vi mô sẽ có sự phát triển bùng nổ trong 5 năm tới và sẽ trở thành nền tảng cho vận hành kinh doanh tương tự như các hệ thống thông tin số và công nghệ di động. Các tổ chức cần cân nhắc tới việc tăng cường năng lực cho lực lượng lao động với công nghệ robot nếu không bị hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh doanh của mình.
Ngoài ra, robot được phát triển để phù hợp với môi trường và vận hành hiện tại của các nhà sản xuất, có thể phát huy tính linh hoạt, khả năng mở rộng của các giải pháp tự động hóa robot ngày nay, trong đó một số giải pháp có thể triển khai nhanh chóng trong vòng một vài ngày.
Bà Tracy Yeo, Giám đốc Zebra Technologies tại thị trường Việt Nam cho biết: "Nhiều tổ chức ngày nay đang phải lựa chọn lộ trình cho tương lai và công nghệ tự động hóa dưới nhiều hình thức khác nhau như robot hoặc phân tích sẽ đóng vai trò then chốt. Công nghệ hướng giải pháp sẽ giúp chuyển đổi vận hành doanh nghiệp thành các luồng quy trình công việc năng động và hiệu quả cao".
Tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể mà công nghệ tự động hóa ra quyết định (decision automation) có thể là một giải pháp bổ sung của các công nghệ như thị giác máy, thị giác máy tính, AI/máy học, phân tích dự báo và/hoặc phân tích đề xuất và các công nghệ vị trí. Tự động hóa ra quyết định giúp người lao động không phải ra quyết định khi không có đầy đủ thông tin. Các nhà lãnh đạo trong nhiều lĩnh vực như các doanh nghiệp bán lẻ và vận hành kho bãi, đã xác nhận kế hoạch gia tăng mức độ thông minh cho các luồng quy trình công việc của họ để trợ giúp và tiến tới tự động hóa quá trình ra quyết định.
Trong khi đó, tự động hóa phân tích (analytics automation) giúp các nhà khoa học dữ liệu tự động hóa quá trình mổ xẻ thông tin. Với các nền tảng phân tích thông minh, phân tích dự báo và phân tích đề xuất được nhúng trong các hệ thống kinh doanh, tất cả người lao động có thể dễ dàng nhìn thấy và hiểu rõ thị trường, nhu cầu, hàng tồn kho và hiệu quả kinh doanh.
Robot của Amazon đánh dấu bước tiến mới của ngành thương mại điện tử Các thiết bị như cánh tay robot, máy bay giao hàng không người lái, đang được cập nhật và cải tiến để tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Đế chế Amazon nổi tiếng với việc ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại để tự động hóa phần lớn các công việc liên quan đến vận chuyển, đóng gói đơn hàng trong kho....