Ngành sản xuất ô tô chao đảo vì dịch Covid-19
Sự lây lan và bùng phát của dịch Covid-19 trên toàn thế giới thời gian qua đã khiến cho ngành công nghiệp ô tô chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề…
Thiếu nguồn cung phụ tùng
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã làm tê liệt ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc, khiến không chỉ có doanh số toàn thị trường ở nước này giảm mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều nhà sản xuất ô tô trên thế giới do thiếu linh, phụ kiện.
Quan trọng hơn, Vũ Hán – tâm điểm của sự bùng phát lại là một trong những thành phố lớn của ngành công nghiệp ô tô ở Trung Quốc. Đây là nơi đặt cơ sở sản xuất của hàng loạt thương hiệu ô tô lớn như General Motors (GM), Honda, Nissan, Peugeot và Renault… chiếm gần 10% số lượng xe được sản xuất trong nước và là nhà cung ứng phụ tùng của của nhiều hãng sản xuất ô tô.
Điều này đã khiến cho nguồn cung linh, phụ kiện của nhiều hãng sản xuất xe rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng không đủ để sản xuất và phải tạm ngừng hoạt động.
Các nhà máy Honda và Nissan tại Trung Quốc đóng cửa đến hết 11/3. Ảnh: SCMP.
Tại Hàn Quốc, Hyundai buộc phải đóng cửa các nhà máy lắp ráp ô tô do thiếu nguồn cung linh kiện từ Trung Quốc. Nhà sản xuất ô tô SsangYong Motor của Midtier Hàn Quốc (thuộc sở hữu của tập đoàn Ấn Độ Mahindra & Mahindra), hãng xe Renault của Pháp tạm ngừng vận hành nhà máy ở Hàn Quốc cũng vì thiếu linh kiện.
Hãng xe Volkswagen mới đây cũng đã xác nhận, đóng cửa các nhà máy tại Trung Quốc do lo ngại về dịch bệnh và thiếu phụ tùng sản xuất. Nhiều hãng xe khác như BMW, Daimler, Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM, Tesla tại Trung Quốc cũng tạm ngưng sản xuất từ tháng 2/2020.
Theo số liệu thống kê, mỗi năm, Mỹ nhập tới 25% tổng số linh phụ kiện mà Trung Quốc xuất khẩu, 10% chuyển đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức nhập khoảng 5
Tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Công nghiệp, đối với ngành sản xuất lắp ráp ô tô: Năm 2019, Việt Nam nhập khẩu gần 4 tỷ USD phụ tùng linh kiện ô tô, trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc là 0,7 tỷ USD (17,54%), từ Hàn Quốc là 1,14 tỷ USD (28,57%) và từ Nhật Bản là 0,72 tỷ USD (18,04%). Riêng ngành sản xuất ô tô tải phụ thuộc vào hơn 70% linh phụ kiện từ Trung Quốc.
Video đang HOT
Dịch Covid-19 bùng phát sẽ ảnh hưởng đến nguồn linh kiện nhập về Việt Nam thời gian tới.
Cho nên, dự kiến đến cuối Quý I/2020, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt nguồn linh, phụ kiện phục vụ sản xuất.
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đánh giá, hiện nay nguồn cung nguyên vật liệu và linh phụ kiện đầu vào sản xuất từ Trung Quốc và các quốc gia khác gặp nhiều khó khăn, bởi các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại biên giới của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc sẽ khiến việc thông quan các lô hàng nhập khẩu khó khăn hơn nhiều so với trước đây.
Theo Hiệp hội xe khách Trung Quốc (PCA), doanh số ô tô giảm 79% trong tháng 2/2020, mức giảm hàng tháng lớn nhất từ trước đến nay. Doanh số bán hàng tại Trung Quốc của Honda Motor Co. giảm 85% tháng trước, trong khi đó Nissan Motor Co. báo cáo mức giảm 80%.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô của Trung Quốc cho biết, dịch Covid-19 sẽ phá vỡ chuỗi cung ứng tự động của đất nước và có hiệu ứng “bươm bướm” trên nền công nghiệp xe hơi toàn cầu.
Các nhà máy liên tục công bố tạm ngừng hoạt động
Sau các nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô ở Trung Quốc phải tạm ngừng hoạt động vì sự diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều nhà máy khác ở trên thế giới cũng phải tạm cho nhân viên nghỉ để đảm bảo an toàn…
Cụ thể, Honda, Mazda, Mitsubishi, Yamaha tại Malaysia đã xác nhận sẽ ngừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh từ ngày 18 – 31/3; hãng ô tô nội địa – Perodua cũng thông báo tạm ngừng hoạt động đến hết tháng 3/2020 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh Covid-19.
Hôm 17/3, Ford thông báo tạm dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô tại châu Âu bắt đầu từ 19/3.
Theo đại diện hãng Perodua cho biết, tất cả hệ thống đại lý, trạm dịch vụ bảo dưỡng ô tô của hãng sẽ chỉ tiếp tục hoạt động sau khi quy định hạn chế đi lại trên toàn quốc để chống dịch Covid-19 của chính phủ Malaysia được dỡ bỏ.
Cùng với Trung Quốc và châu Á, nhiều nhà máy ô tô ở châu Âu, Mỹ cũng đã phải ngừng hoạt động vì sự bùng phát chóng mặt của dịch Covid-19 tại Italia và Mỹ.
Hôm 17/3, Ford thông báo tạm dừng toàn bộ dây chuyền sản xuất ô tô tại châu Âu bắt đầu từ 19/3. Quyết định tương tự được đưa ra đối với sản xuất của hãng tại Bắc Mỹ, trong đó bao gồm Mỹ, Canada, Mexico.
Theo đại diện của Ford, đây là những hành động cần thiết để đối phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Việc ngưng sản xuất của hãng kéo dài tới 30/3.
“Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp khác để đảm bảo rằng rủi ro do dịch bệnh được giảm thiểu tối đa” – đại diện Ford cho biết.
Nhiều nhà máy ô tô chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 buộc phải tạm dừng hoạt động.
Cùng với đó, một loạt các nhà máy khác của BMW, Daimler, Porsche… hay các hãng xe sang, siêu xe như: Rolls-Royce, Ferrari, Lamborghini… cũng đã đồng loạt cho dừng các hoạt động ở các nhà máy tại Italia đến cuối tháng 3/2020.
Mới đây nhất,sau khi phải đóng cửa nhà máy tại Mỹ do một nhân viên bị kết luận nhiễm virus SARS- CoV-2, hãng ô tô Hyundai dự kiến sẽ phải dừng sản xuất ở nhà máy tại Séc. Trong khi đó, hãng ô tô Kia dự kiến cũng sẽ tạm dừng hoạt động của nhà máy ở Slovakia.
Mặc dù vẫn chưa ghi nhận ca mắc Covid-19, nhưng phía Hyundai và Kia dự kiến sẽ đóng cửa hai nhà máy này trong vòng hai tuần, từ ngày 23/3 tới 3/4, cân nhắc tới diễn biến dịch bệnh phức tạp ở các nước.
Một quan chức Hyundai cho biết, do dịch Covid-19 đang lan rộng trên phạm vi toàn châu Âu, công ty đã quyết định tích cực tham gia công tác phòng chống dịch bệnh của chính phủ Séc và Slovakia, đồng thời cân nhắc tới an toàn của nhân viên, ảnh hưởng về vận chuyển hàng hóa do các nước đóng cửa biên giới./.
Gia Linh
Audi tạm thời ngừng sản xuất E-Tron vì không đủ linh kiện
Theo Bloomberg, việc sản xuất Audi E-Tron đã bị dừng lại vào thứ Năm tuần trước để giải quyết các vấn đề sản xuất bao gồm cả việc nguồn cung ứng pin.
Mặc dù, Audi đã cho ra mắt teaser của chiếc E-tron S vào thứ Sáu vừa qua, nhưng mới đây, nhà sản xuất ô tô của Đức đã "lặng lẽ" tạm dừng sản xuất mẫu tiêu chuẩn.
Theo Bloomberg, việc sản xuất đã bị dừng lại vào thứ Năm tuần trước để giải quyết các vấn đề sản xuất bao gồm cả việc nguồn cung ứng pin. Dịch bệnh do virus Covid-19 đã gây ra sự tác động mạnh trong ngành công nghiệp ô tô và điều này làm cho rất nhiều nhà sản xuất ô tô đã phải ngừng sản xuất gần đây.
Năm 2019, Audi đã bán được khoảng 26.400 xe E-tron.
Mùa Hè năm ngoái, Audi đã phải triệu hồi 1.644 chiếc xe vì nguy cơ hỏa hoạn tiềm ẩn. Mặc dù không có sự cố nào được báo cáo, nhưng công ty đã phát hiện ra rằng hơi ẩm có thể xâm nhập vào ngăn chứa pin và gây ra sự cố chập điện.
Trên thực tế, E-tron không phải là một thành công lớn về doanh số của Audi. Năm ngoái, công ty đã bán được khoảng 26.400 xe - con số khá "nhạt nhòa" so với doanh số của Tesla.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là E-tron vẫn còn khá mới và Audi mới chỉ giới thiệu một phiên bản Entry-level và một biến thể Sportback mới vào cuối năm ngoái. Hãng cũng đã nâng cấp E-tron Quattro 55 bằng cách tăng năng lượng pin giúp xe có tầm hoạt động theo tiêu chuẩn quy trình WLTP thêm 25 km.
Những thay đổi chắc chắn sẽ được thực hiện, nhưng có lẽ hầu hết người yêu thích dòng xe này của Audi đang mong chờ biến thể S sắp tới. Có sẵn ở phiên bản tiêu chuẩn và Sportback, E-tron S có ba động cơ điện tạo ra công suất tối đa kết hợp là 496 mã lực và mô-men xoắn cực đại 973 Nm.
Điều này cho phép nó có thể bứt tốc từ 0 - 100 km/h trong 4,5 giây trước khi đạt tốc độ tối đa giới hạn điện tử là 210 km/h./
Theo VOV
Thất bại ô tô Việt đầu tiên, tài sản nghìn tỷ của Vinaxuki giờ ra sao? Sau nhiều năm vật vã với giấc mơ ô tô thuần Việt, kỹ sư cơ khí Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) - đành ngậm ngùi nhìn khối tài sản của mình lần lượt tan theo giấc... Điều đáng tiếc của Vinaxuki là chạy theo giấc mơ xe hơi Việt khi đã thành công...