Ngành ôtô châu Âu đối mặt khủng hoảng chưa từng có
Các hãng xe đang trải qua khủng hoảng tồi tệ khi phải giảm sản lượng, đóng cửa các hoạt động bán lẻ do ảnh hưởng của Covid-19.
Số xe mới đăng ký lao dốc trong ít tuần qua khi lệnh phong tỏa được ban hành. Pháp cho biết, mức giảm là 72% so với cùng kỳ tháng 3/2019. Tây Ban Nha công bố con số giảm 69%.
Tại Thụy Điển, lượng đăng ký xe con chỉ giảm 8,6% trong tháng 3, do số xe bán ra phần lớn đã được người dân đặt mua từ nhiều tháng trước. Tác động của dịch bệnh chỉ có thể được xác định rõ trong những tháng tiếp theo.
Công nhân làm việc tại dây chuyền sản xuất xe điện Volkswagen ID.3 ở Zwickau, Đức, hôm 25/2. Ảnh: Reuters
Nhiều con số được công bố tại các quốc gia, và dường như tất cả đều thấp như nhau. Trong tháng 4, tình hình chắc chắn còn tồi tệ hơn. Dự kiến mức hao hụt từ việc dừng sản xuất trên toàn EU đạt mức 1,23 triệu xe.
Video đang HOT
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) kêu gọi “hành động đồng lòng và mạnh mẽ” nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất, đại lý cũng như chuỗi cung ứng rộng lớn được bảo vệ khi thu nhập giảm chưa từng có.
Tổng giám đốc ACEA cũng kêu gọi Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) “thực hiện các biện pháp tăng cường để tránh thiệt hại về nền tảng và không thể phục hồi, với những tổn thất lâu dài về việc làm, năng suất, cải tiến cũng như khả năng ngiên cứu”.
Khoảng 13,8 triệu người làm việc trong ngành công nghiệp ôtô trên khắp EU, với 229 nhà máy sản xuất và lắp ráp sử dụng 2,6 triệu người trong số đó cho hoạt động sản xuất. ACEA thừa nhận đại dịch sẽ “gây hậu quả nghiêm trọng và nhiều hơn những gì chúng ta có thể dự đoán”, đối với các hãng cũng như nhân viên của họ.
Thị trường ôtô ‘ngấm đòn’ vì Covid-19
Các hãng xe đang phải chi các khoản tiền khổng lồ mặc dù không sản xuất bất cứ chiếc xe nào lúc này. Truyền thông Đức cho biết, Volkswagen, BMW và Daimler (hãng mẹ của Mercedes) đã gọi điện cho Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 2/4 để thảo luận các biện pháp cứu vãn tình hình. Giám đốc điều hành tập đoàn Volkswagen, Herbert Diess nói rằng, nhiều người sẽ mất việc làm nếu hoạt động sản xuất không được sớm khởi động trở lại, và bởi hãng đang “đốt” khoảng 2,17 tỷ USD mỗi tuần.
Mỹ Anh
Thị trường ôtô Trung Quốc đối mặt với triển vọng không thuận lợi
Doanh số bán ôtô hàng năm tại Trung Quốc đã bắt đầu giảm vào năm 2018 với mức 2,8%, chấm dứt chuỗi tăng trưởng 28 năm bắt đầu từ những năm 1990 và dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2020.
Thị trường ôtô dự kiến sẽ tiếp tục xu hướng giảm. (Ảnh: Reuters)
Ngày 13/1, Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Trung Quốc ( CAAM) cho biết các doanh nghiệp cần làm quen với tình trạng "tăng trưởng tốc độ thấp" tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới này. CAAM dự đoán rằng doanh số bán ôtô năm 2020 trong nước nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm thứ ba liên tiếp.
Theo đó, CAAM dự báo doanh số bán xe sẽ giảm 2% trong năm 2020. Dù vậy, con số này vẫn thấp hơn mức giảm 8,2% của năm 2019 do doanh số chịu áp lực đi xuống bởi các tiêu chuẩn khí thải mới, trong khi nền kinh tế gặp nhiều bất lợi khi căng thẳng thương mại với Mỹ tiếp tục gia tăng.
CAAM cũng công bố số liệu mới nhất của tháng 12/2019, theo đó doanh số bán ôtô tại Trung Quốc đã giảm sang tháng thứ 18 liên tiếp. Đáng chú ý, doanh số của các loại xe chạy bằng năng lượng mới (NEV) đã giảm 27,4% trong tháng trước, dẫn đến tổng doanh số giảm 4% xuống còn 1,24 triệu chiếc trong cả năm 2019, một phần do chính quyền Bắc Kinh đã cắt giảm các chính sách trợ giá mặt hàng này
Trợ lý Tổng Thư ký của CAAM, ông Xu Haidong cho rằng ngành công nghiệp ôtô "không thể" đạt mục tiêu ban đầu do Bộ Công nghiệp Trung Quốc đặt ra vào năm 2017 là bán ra 2 triệu xe NEV trong năm 2020. Theo ông Xu, doanh số NEV trong năm 2020 có thể sẽ "tương đương hoặc tăng nhẹ" so với năm ngoái.
Doanh số bán ôtô hàng năm tại Trung Quốc đã bắt đầu giảm vào năm 2018 với mức 2,8%, chấm dứt chuỗi tăng trưởng 28 năm bắt đầu từ những năm 1990. Mặc dù vậy, giới quan sát đang kỳ vọng doanh số bán xe tại các thành phố cấp thấp hơn sẽ phục hồi và tình hình "hạ nhiệt" căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cũng sẽ giúp tốc độ giảm sút chậm lại.
Các nhà sản xuất ôtô toàn cầu cũng đang thận trọng với những dự đoán của mình, sau khi nhiều doanh nghiệp tiến hành cắt giảm sản xuất, đóng cửa các nhà máy và sa thải nhân viên vào năm ngoái. Ngày 13/1, tập đoàn Ford Motor cho biết doanh số bán xe tại Trung Quốc đã giảm hơn 25% vào năm 2019, đánh dấu năm thứ ba suy giảm. Tuy nhiên, mức giảm mới nhất thấp hơn so với mức suy giảm 37% của năm 2018. Nhà sản xuất của Mỹ cho biết thị phần của họ đã dần ổn định ở phân khúc cao cấp, song vẫn tỏ ra thận trọng về triển vọng năm 2020.
Trong khi đó, chi nhánh của General Motors tại Trung Quốc (GM China) dự đoán tình hình suy giảm của thị trường vẫn kéo dài trong cả năm 2020, sau khi hãng xe của Mỹ báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc đã giảm 15% trong năm 2019. Hãng Volkswagen AG (Đức) cũng báo cáo doanh số giai đoạn từ tháng 11 tháng đầu năm 2019 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2018. Công ty này dự báo thị trường Trung Quốc sẽ tăng trưởng với tốc độ khá chậm trong 5 năm tới.
Những điểm sáng hiếm hoi trên bản đồ ngành công nghiệp ôtô Trung Quốc gồm có Toyota và Honda (Nhật Bản) cũng như nhà sản xuất xe điện Tesla (Mỹ), vốn đã bắt đầu cung cấp các mẫu xe Model 3 do nhà máy Thượng Hải của họ sản xuất kể từ tháng này./.
Theo Vietnamplus
10 dòng ôtô tốt nhất thập niên 2000 - từ Toyota tới Bugatti Danh sách 10 mẫu ôtô thành công nhất thập niên 2000 phản ánh xu hướng lên ngôi của những dòng xe thân thiện với môi trường trước nhóm xe thể thao cũng như siêu xe. Thập niên 2000 đã chứng kiến các xu hướng dịch chuyển quan trọng của ngành công nghiệp ôtô thế giới, trong đó quan trọng nhất là việc nhiều...