Ngành ô tô gặp khó, doanh số xe điện vẫn tăng “khủng” trên toàn cầu
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tiếp tục khiến hàng loạt nhà máy ô tô trên khắp thế giới của Toyota, Volkswagen, General Motors… phải tạm ngưng sản xuất, chủ yếu do thiếu nguồn cung linh kiện.
Trung Quốc, châu Âu và Mỹ là ba thị trường hàng đầu của ô tô điện hiện nay.
Mặc dù vậy, theo báo cáo do hãng phân tích thị trường Canalys vừa công bố, doanh số các loại ô tô chạy điện trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021 đã tăng tới 160% so với cùng kỳ năm 2020, khiến giới chuyên môn bất ngờ. Cụ thể, tổng cộng đã có 2,6 triệu xe điện, bao gồm cả xe hybrid sạc ngoài (PHEV), tới tay người tiêu dùng trên toàn cầu.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng của ô tô chạy điện đã vượt xa xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống – vốn chỉ đạt 26%, dù nhóm sản phẩm này đang hưởng lợi từ việc một số thị trường, trong đó có Mỹ, nới lỏng các lệnh giãn cách để tạo điều kiện cho việc khôi phục hoạt động đi lại.
Video đang HOT
Theo báo cáo, Trung Quốc và châu Âu là khu vực ưa chuộng ô tô điện nhất vào lúc này. Tổng cộng, hai thị trường này chiếm tới 87% thị phần xe điện bốn bánh toàn thế giới.
Trong đó, quốc gia đông dân nhất thế giới đã tiêu thụ tới 1,1 triệu xe trong 6 tháng đầu năm 2021, tương đương 12% tổng số ô tô du lịch bán ra trên toàn quốc. Nếu xét thuần túy số lượng bán ra, chiếc xe cỡ nhỏ Hongguang của Wuling đang dẫn đầu. Xe đô thị cỡ nhỏ chạy điện cũng đang được người dùng Trung Quốc đặc biệt quan tâm, chiếm tới 4 trong bảng xếp hạng 10 xe điện bán chạy nhất nửa đầu năm 2021.
Còn người dân lục địa già tiêu thụ 1 triệu ô tô điện các loại, tương đương 15% xe mới bán ra. Na Uy nổi bật trong vai trò quốc gia “phổ cập” ô tô điện nhanh nhất thế giới – khi các sản phẩm chạy điện chiếm tới 80% lượng ô tô mới bán ra.
Trong khi đó, Mỹ dù sở hữu những doanh nghiệp và công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực xe điện, nhưng chưa thực sự khởi sắc trên sân chơi mới mẻ này. Trong nửa đầu năm, người dân xứ Cờ hoa mới chỉ mua khoảng 250.000 ô tô chạy điện, chiếm 10% tổng số xe bán ra trên toàn cầu, và tương đương 3% xe mới bán ra tại Mỹ. Mặc dù vậy, gói đầu tư trị giá 174 tỷ USD mà Tổng thống Joe Biden vừa đề xuất nhằm cải thiện hạ tầng sạc cũng như hỗ trợ phổ biến xe điện được giới phân tích đánh giá có thể đưa Mỹ trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này vài năm tới. Mỹ đang theo đuổi mục tiêu xe điện sẽ chiếm 40-50% ô tô bán ra trong năm 2030.
Xét về chủng loại sản phẩm, báo cáo của Canalys ghi nhận Tesla đang dẫn đầu cuộc chơi với 15% thị phần ô tô điện toàn cầu, nhỉnh hơn chút ít so với Volkswagen (13%). SGMW – liên minh các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba với 11% thị phần. Lần lượt giữ thứ hạng 4 và 5 là BMW và Stellantis, cùng chiếm 6% thị phần. Trong đó, Fiat 500 EV là mẫu xe điện đặc biệt thành công của Stellantis – tập đoàn tuy mới mẻ nhưng bao gồm toàn gương mặt lâu đời của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu.
Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nề
Khảo sát của Economist Intelligence Unit (EIU) cho thấy, ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19.
Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh minh họa: Reuters
Kết quả một khảo sát mới đây được thực hiện với sáu lĩnh vực sản xuất lớn cho thấy, ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự gián đoạn chuỗi cung ứng trong đại dịch COVID-19.
Khảo sát trên do Economist Intelligence Unit (EIU), một doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Economist chuyên cung cấp dịch vụ dự báo và tư vấn, thực hiện với sự tài trợ của tập đoàn dịch vụ tài chính Citi.
EIU đã thực hiện khảo sát với 175 nhà quản lý chuỗi cung ứng, trong đó hơn 70% ở châu Á, trong tháng Hai và tháng Ba năm nay. Bên cạnh lĩnh vực ô tô, các quản lý tham gia khảo sát còn đến từ năm lĩnh vực khác, bao gồm quần áo và giày dép; thực phẩm và đồ uống; lĩnh vực chế tạo; công nghệ thông tin, công nghệ và điện tử; chăm sóc y tế, dược phẩm và công nghệ sinh học.
Khoảng 51,7% các quản lý trong lĩnh vực ô tô cho biết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đang "rất nghiêm trọng". Đây là tỷ lệ cao nhất trong sáu lĩnh vực được khảo sát.
Trong năm qua, các dòng luân chuyển hàng hóa đã bị gián đoạn do sự lây lan dịch COVID-19 trên toàn cầu đã buộc nhiều nước phải đóng cửa biên giới, tạm ngừng hoạt động của các nhà máy hay hạn chế xuất khẩu.
Gần đây, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta lại một lần nữa làm gia tăng những lo ngại đó. Các trung tâm chế tạo lớn ở châu Á, như Việt Nam và Trung Quốc, trong những tuần gần đây đã phong tỏa nhiều khu vực trong nước để kiềm chế sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19.
Ngành ô tô còn đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nhà sản xuất ô tô phải cắt giảm hoạt động sản xuất tại nhiều nhà máy. Tình trạng thiếu chip này là hệ quả của sự gia tăng nhu cầu đối với máy tính cá nhân và các mặt hàng điện tử tiêu dùng khác trước xu hướng học tập và làm việc từ xa trong thời kỳ dịch bệnh.
Cũng theo kết quả khảo sát nói trên, đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải cân nhắc lại chuỗi cung ứng của mình trong dài hạn.
Khoảng 1/3 những người tham gia khảo sát đã thay đổi hoàn toàn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, 20% các quản lý chuỗi cung ứng cho biết đã đầu tư hay có ý định đầu tư vào Philippines và Ấn Độ trong 12 tháng tới trong chiến lược của mình.
Báo cáo cho biết Chính phủ Philippines rất muốn thu hút đầu tư vào các lĩnh vực như điện tử, ô tô, hàng không vũ trụ và công nghệ thông tin. Trong khi đó, Ấn Độ là điểm đến ưa thích của nhiều nhà quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực ô tô./.
Khám phá sức hút của Tesla Model S 2020 Dưới đây là tất cả những gì bạn nên biết về chiếc sedan chạy điện đã từng gây cơn sốt trên thế giới, Tesla Model S 2020 với hệ thống truyền động Raven. Tesla ra mắt Model S vào năm 2012 đã trở thành cơn sốt trong ngành công nghiệp ô tô. Nó đã thay đổi cách nhìn của ngành công nghiệp ô...