Ngành nông nghiệp với mục tiêu về an ninh lương thực và xuất khẩu

Theo dõi VGT trên

Trong khi nhiều quốc gia đang phải tìm cách ứng phó để đảm bảo an ninh lương thực thì Việt Nam nhờ cơ bản kiểm soát được dịch bệnh COVID trong nước, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đạt kết quả tốt, đồng thời xuất khẩu nông sản tăng mạnh với thặng dư thương mại 5 tháng đầu năm gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngành nông nghiệp với mục tiêu về an ninh lương thực và xuất khẩu - Hình 1
Thu hoạch lúa ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh tư liệu: Thanh Liêm/TTXVN

Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ 5 thế giới. Hai nước này đóng góp 19% nguồn cung lúa mạch thế giới, 14% lúa mỳ và 4% ngô, chiếm hơn 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, căng thẳng giữa Nga và Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và nhiều loại hàng hóa bị đình trệ, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu với giá ngũ cốc, dầu nấu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt.

Tình trạng trên khiến nhiều quốc gia đã hạn chế xuất khẩu những mặt hàng lương thực và thực phẩm. Ngay như Malaysia xuất khẩu 3,6 triệu tấn thịt gà mỗi tháng cũng đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu thịt gà giữa bối cảnh nước này đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung nội địa và giá cả tăng cao.

Trong nước, lương thực chính được sử dụng là lúa gạo hiện cả nước gần như đã cơ bản thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân. Đến trung tuần tháng 5, cả nước gieo cấy được 4.282 nghìn ha lúa Đông Xuân và Hè Thu; trong đó đã thu hoạch khoảng 2.673 nghìn ha, tăng 3,6% cùng kỳ; năng suất bình quân đạt 66,2 tạ/ha; sản lượng thu hoạch đạt khoảng 17,7 triệu tấn.

Với sản lượng trên, nguồn cung lúa gạo đáp ứng dồi dào cho tiêu dùng trong nước và còn phục vụ cho xuất khẩu với khối lượng 2,86 triệu tấn trong 5 tháng đầu năm, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm ngoái và mang về giá trị 1,39 tỷ USD.

Hiện các địa phương phía Nam đã xuống giống vụ Hè Thu. Một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu thu hoạch lúa trà sớm như: Long An, Đồng Tháp… Các địa phương miền Bắc cũng bắt đầu gieo cấy vụ Hè Thu, vụ Mùa.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Việt Nam có diện tích xấp xỉ 7,3 triệu ha trồng lúa, 1 triệu ha trồng rau… nên về cơ bản Việt Nam không có nguy cơ mất an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng trên bình diện quốc gia trước mắt cũng như lâu dài.

“Với khả năng sản xuất như hiện nay và không có tác động bất ngờ nào như thiên tai… thì Việt Nam luôn bảo đảm an ninh lương thực”, ông Cường nhấn mạnh.

Với thực phẩm, mặc dù ngành chăn nuôi cũng gặp khó khăn do giá thức ăn ở mức cao; nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi lớn… nhưng các địa phương đã tích cực hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi thông qua biện pháp tăng cường chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học.

Nhìn chung, đàn lợn, đàn bò và gia cầm tiếp tục phát triển ổn định. Cụ thể, đàn bò ước tăng khoảng 1,6% so với cùng kỳ tháng 5/2021; đàn lợn tăng 5,7% và đàn gia cầm tăng 1,9 %; riêng đàn trâu ước giảm khoảng 1,5%;

Với sự phát triển ổn định trong chăn nuôi không chỉ đáp ứng cơ bản cho nhu cầu trong nước mà hiện, một số sản phẩm động vật của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch sang nhiều thị trường. Điển hình như thịt gà chế biến xuất khẩu sang 7 nước và vùng lãnh thổ; sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu sang gần 50 nước, nhất là thị trường Trung Quốc có tiềm năng rất lớn; thịt lợn sữa, lợn choai, lợn mảnh, trứng gia cầm… cũng đã được xuất khẩu sang một số thị trường.

Video đang HOT

Tuy nhiên, việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam sang các nước còn nhiều hạn chế do điều kiện sản xuất, chưa tương xứng với tiềm năng của ngành chăn nuôi Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Quyền Cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm đến nay, Cục Thú y cũng đã hỗ trợ 9 doanh nghiệp có sản phẩm động vật xuất khẩu sang Hàn Quốc chuẩn bị hồ sơ đ.ánh giá từ xa theo yêu cầu của Hàn Quốc. Cục đang hỗ trợ các công ty sữa có nhu cầu xuất khẩu sang Trung Quốc theo quy định mới của Lệnh 248 và Lệnh 249 của Trung Quốc. Hiện nay, đã có 8 doanh nghiệp Việt Nam với 12 nhà máy sản xuất sữa đã được Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu sữa vào thị trường này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam, các đơn vị, địa phương và doanh nghiệp cần tập trung xây dựng thành công các chuỗi sản xuất, vùng chăn nuôi đạt yêu cầu an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn của quốc tế và của nước nhập khẩu; nâng cao chất lượng sản phẩm động vật xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được quy định của các thị trường nhập khẩu.

Do vậy, để bảo đảm an toàn trong chăn nuôi cũng như từng bước xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) hướng tới xuất khẩu, đến nay Cục Thú y và cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh cho 3.705 lượt cơ sở, vùng chăn nuôi tại 52 tỉnh, thành phố, bao gồm: 1.462 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 2.039 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn và 204 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác.

Riêng việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE hướng tới xuất khẩu, mục tiêu của ngành nông nghiệp đến năm 2025, xây dựng vùng chăn nuôi gia cầm của 9 huyện thuộc tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Đồng Nai an toàn dịch đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố thiết lập vùng đệm 23 huyện. Các huyện này từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn theo quy định của OIE.

ADVERTISING

00:00

Với chăn nuôi gia súc, đến năm 2025, ngành nông nghiệp đặc mục tiêu xây dựng vùng chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn của OIE của 7 huyện của tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước an toàn với một số loại bệnh.

Bộ chỉ đạo Cục Thú y thành lập Tổ công tác kỹ thuật thúc đẩy xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật để tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.

Để đảm bảo kế hoạch tăng trưởng của ngành, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, thu hoạch vụ Hè Thu, xuống giống vụ Mùa tại các tỉnh phía Nam; triển khai gieo cấy vụ Hè Thu, vụ Mùa tại các tỉnh phía Bắc.

Ngành tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm chăn nuôi. Đồng thời, tăng cường chỉ đạo triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn.

Trước tình trạng, giá vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm tăng cao. Điều này, dẫn đến một số hệ lụy, tác động trực tiếp tới ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực sản xuất lương thực, thực phẩm nói riêng. Để ổn định thu nhập cho người nông dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh cho biết, Bộ đã tập trung chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch sản xuất linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của các yếu tố bất lợi.

Ngành nông nghiệp đẩy mạnh khuyến cáo nông dân áp dụng các quy trình sản xuất tiên tiến giảm chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, gia tăng sử dụng phế phụ phẩm trong nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Đặc biệt là đổi mới tư duy sản xuất, đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp; tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp

Quý I/2022, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đã vượt kế hoạch nhưng về tăng trưởng toàn ngành dù đạt mức tăng tích cực 2,45% nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra (3,1%).

Điều này, đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp phải tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh nông sản hàng hóa của từng vùng miền để tăng trưởng quý II có thể đạt từ 2,9 - 3%.

Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp - Hình 1
Thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Ảnh minh họa: Ngọc Thiện - Lê Nghĩa/Báo Tin Tức

Nỗ lực tháo gỡ khó khăn

Những tháng đầu năm, thời tiết rét đậm rét hại kéo dài tại các tỉnh phía Bắc, dịch bệnh trên vật nuôi vẫn xảy ra, giá nguyên liệu đầu vào, vật tư nông nghiệp tăng. Nhưng giá sản phẩm nông, lâm, thủy sản lại bấp bênh, đặc biệt đối với những sản phẩm vào vụ thu hoạch như: thanh long, mít, xoài, thịt lợn, tôm trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hạn chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, tình hình xung đột chính trị giữa các nước trên thế giới đã khiến giá nhiều nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao. Cụ thể: ngô hạt tăng gần 23% so với cùng kỳ năm ngoái; khô dầu đậu tương tăng 13,4%; DDGS (bã ngô) tăng 14,3%; bột cá tăng trên 14%... Theo đó, giá các loại thức ăn chăn nuôi công nghiệp thành phẩm cho lợn thịt tăng 22,5%; cho gà lông trắng tăng 28,8%; cho gà lông màu tăng 24,2%.

Trong tình hình đó, các lĩnh vực đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai và biến động thị trường. Các địa phương chuẩn bị giống, phân bón, vật tư nông nghiệp để xuống giống, chăm sóc và thu hoạch lúa, hoa màu trong khung thời vụ tốt nhất, hạn chế tối đa ảnh hưởng của rét đậm, rét hại, hạn hán, xâm nhập mặn.

Tính đến trung tuần tháng 3/2022, vụ lúa Đông Xuân, cả nước đã thu hoạch được 864,6 nghìn ha, năng suất trên diện tích thu hoạch đạt 71,2 tạ/ha. Các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long cũng đã hoàn thành thu hoạch lúa Mùa với sản lượng tăng khá và đạt 881,2 nghìn tấn, tăng 32,4% (tương đương 215,8 nghìn tấn).

Sản lượng nhiều cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực tăng so với cùng kỳ; chăn nuôi bò, lợn và gia cầm giữ nhịp tăng trưởng, sản lượng thịt hơi các loại đều tăng. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và khai thác gỗ tăng mạnh.

Đặc biệt, lĩnh vực thủy sản tiếp tục được điều chỉnh sản xuất theo đúng định hướng là giảm khai thác, tăng nuôi trồng. Tổng sản lượng ước đạt 1.863,6 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng sản lượng khai thác đã giảm 1,2%, còn nuôi trồng tăng 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tổng cục Thủy sản, ngành tiếp tục hướng dẫn các địa phương tập trung phát triển nuôi trồng các đối tượng nuôi chủ lực và các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị thương mại và phát triển bền vững. Theo dõi diễn biến thời tiết, dự báo ngư trường, tình hình khai thác hải sản của ngư dân trên các vùng biển để kịp thời hỗ trợ ngư dân yên tâm sản xuất an toàn, hiệu quả.

Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, các địa phương cần từng bước điều chỉnh cơ cấu vật nuôi theo hướng tăng chăn nuôi gia súc ăn cỏ, giảm chăn nuôi lợn, gia cầm để tận dụng các loại phụ phẩm trồng trọt, ngô sinh khối, cỏ, giảm tiêu thụ ngô, khô dầu các loại. Tăng diện tích đất trồng thâm canh các loại cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Hay việc ứng dụng công nghệ, xây dựng công thức khẩu phần thức ăn có nguyên liệu trong nước để giảm giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Tháo gỡ khó khăn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nông nghiệp - Hình 2
Trang trại chăn nuôi lợn liên kết với doanh nghiệp ở huyện Quốc Oai, TP Hà Nội. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới, ngành nông nghiệp tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trên trong khi nhu cầu tiêu thụ trong nước hạn chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục trồng trọt cho biết, Cục sẽ theo dõi sát diện tích lúa tại khu vực nhiều khả năng bị ảnh hưởng khô hạn, xâm nhập mặn để có các giải pháp chỉ đạo sớm, tích trữ nước ngọt nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng lúa. Ngành sẽ cùng các địa phương theo dõi, chỉ đạo sản xuất các cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt đối với cây ăn quả chủ lực phục vụ xuất khẩu như thanh long, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng để có chỉ đạo rải vụ các đối tượng cây trồng này phù hợp với thị trường tiêu thụ, có giá bán tốt và hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, việc rải vụ trái cây tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thành công mang hiệu quả kinh tế đối với 5 loại cây như: thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, nhãn, giúp tăng hiệu quả từ 1,5 - 2 lần so sản xuất chính vụ.

Để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, Cục Chăn nuôi cho biết, đơn vị tiếp tục hỗ trợ phát triển, hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông sản phẩm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chăn nuôi. Đặc biệt là triển khai nhanh mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên các đối tượng vật nuôi, nhất là đối với chăn nuôi lợn.

Cục tăng cường giám sát quản lý chất lượng vật tư lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt là kiểm soát an toàn thực phẩm. Đồng thời phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan tiến hành xử lý các vụ việc vi phạm về chất lượng giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi...

Để phát triển thị trường tiêu thụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước trong điều kiện mới. Qua đó tăng cường hỗ trợ kết nối, thúc đẩy chế biến, tiêu thụ trong nước. Đặc biệt là tiếp tục tháo gỡ khó khăn tiêu thụ, xuất khẩu nông sản tại địa phương sản xuất nông nghiệp trọng điểm và tại các cửa khẩu chính với Trung Quốc.

Các đơn vị chức năng tiếp tục thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước; kịp thời cung cấp các thông tin, các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu Việt Nam-Trung Quốc.

Riêng với thị trường Trung Quốc, xuất khẩu nông sản sang thị trường này quan trọng là việc thực hiện Lệnh 248 và Lệnh 249. Bên cạnh đó, Trung Quốc vẫn siết chặt nhập khẩu bởi chính sách "Zero COVID" với tất cả các nước nhập khẩu, nên các cơ quan quản lý khuyến cáo các doanh nghiệp kiểm soát hàng hóa từ khâu đóng gói, vận chuyển... để đảm bảo trong kiểm soát dịch.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, đối với thị trường truyền thống thì cần tận dụng tối đa; tập trung phát huy các thị trường ngách; thị trường mới cũng cần nghiên cứu, phát huy. Khi dịch COVID-19 làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất nhiều quốc gia thì cần đẩy nhanh xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản... Việc phát triển toàn diện các thị trường, vừa để phát triển xuất vừa để thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão Yagi đổ bộ khiến 4 người c.hết, 78 người bị thương
18:27:26 07/09/2024
Hà Nội: Cây đổ la liệt, nhiều xe ô tô bị đè bẹp sau cơn dông mạnh
18:01:30 06/09/2024
Thiên tai làm 147 người c.hết, mất tích và gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
20:23:53 06/09/2024
Những hình ảnh thiệt hại đầu tiên do bão số 3 ở Hạ Long
14:28:43 07/09/2024
Bão số 3 giảm 1 cấp nhưng vẫn rất mạnh
22:39:36 06/09/2024
Dải mây cuồn cuộn như vòi rồng trên bầu trời Nghệ An trước siêu bão Yagi
12:16:14 06/09/2024
Rìa siêu bão số 3 Yagi 'chạm' đất liền, miền Bắc bắt đầu mưa lớn kèm sấm sét
09:42:20 06/09/2024
Hà Nội: 15-16 giờ chiều nay gió sẽ mạnh nhất, giật cấp 10
14:01:33 07/09/2024

Tin đang nóng

Anh trai say Hi tập 13: Một quán quân hát quá hay khiến khán giả nức nở
06:31:09 08/09/2024
Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
Angela Phương Trinh: Tôi độc thân 8 năm nay, chưa sinh con
06:42:27 08/09/2024
Danh ca Khánh Hà t.uổi 72 trẻ đẹp, hôn nhân viên mãn bên chồng kém 13 t.uổi
06:54:56 08/09/2024
Một nhân vật ngoài showbiz lên xe hoa, Anh Tú - Sam cùng dàn sao khủng phải đổ bộ chúc mừng
06:27:45 08/09/2024
Vô tình nghe mẹ chồng tương lai nhắc tên mình, tôi lập tức gọi điện nhờ anh trai đến đón về ngay lúc bão
07:31:46 08/09/2024
Thêm 4 Anh tài bị loại khỏi Anh Trai Chông Gai: Neko Lê ra về gây bất ngờ
06:23:49 08/09/2024

Tin mới nhất

Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, miền Bắc vẫn mưa to nhiều nơi

07:46:30 08/09/2024
Bão số 3 hiện đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng vẫn gây ra mưa to đến rất to nhiều nơi ở miền Bắc, có nơi lượng mưa lên tới 350mm.

Giãn cách xã hội do Covid-19 không phải sự kiện bất khả kháng?

07:27:15 08/09/2024
Sau gần 3 năm kết thúc giãn cách xã hội do dịch Covid-19, nhiều tranh chấp và hệ quả phát sinh liên quan trong thời gian này vẫn đang tiếp tục và còn nhiều tranh cãi.

Làm rõ vụ chủ trại hòm livestream 'tố' trụ trì chùa can thiệp dịch vụ an táng

07:26:06 08/09/2024
Ngày 7.9, Công an H.Long Hồ (Vĩnh Long) xác nhận đã tiếp nhận và đang xác minh, xử lý theo quy định vụ việc một chủ trại hòm đến chùa Sơn An (tọa lạc tại ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, H.Long Hồ, Vĩnh Long) livestream trên mạng xã hội Fac...

Bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Bắc

07:17:47 08/09/2024
13 giờ ngày 7.9, tâm bão số 3 (Yagi) vào Quảng Ninh và Hải Phòng với sức gió 149 km/giờ, khiến cây đổ khắp các tuyến phố, gây đắm thuyền và tốc mái nhiều ngôi nhà.

CSGT giải cứu tài xế ô tô bị cây đè trúng ở Hà Nội

07:10:19 08/09/2024
Đội CSGT đường bộ số 3 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) đã kịp thời giải cứu tài xế ô tô bị cây đổ đè trúng khi đang lưu thông trong mưa bão.

Cây đổ la liệt, đường ngập sâu sau khi bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội

07:03:47 08/09/2024
Bão số 3 Yagi quét qua Hà Nội khiến nhiều cây xanh, cột điện, biển báo giao thông gãy đổ. Một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại khó khăn.

TP Hạ Long chìm trong bóng tối sau cơn bão kinh hoàng

06:59:52 08/09/2024
Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra khiến toàn bộ TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị mất điện, người dân phải xoay sở mọi sinh hoạt trong màn đêm không ánh điện. Tối 7/9, tại thành phố này vẫn gió to, mưa lớn.

Hà Nội dừng hoạt động 2 tuyến Metro do siêu bão Yagi

06:21:49 08/09/2024
Theo phương án vận hành, tàu Cát Linh - Hà Đông sẽ ngừng chạy nếu gió vượt quá cấp 8; trong khi ngưỡng chịu gió của tàu Nhổn - Cầu Giấy là cấp 11.

Bão số 3: Khắc phục, xử lý những sự cố, đảm bảo an toàn tại TP Nam Định

06:14:09 08/09/2024
Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 3, toàn tỉnh Nam Định hiện đang có mưa to và gió mạnh từng đợt, người dân đã chủ động ở trong nhà tránh bão.

UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3

22:35:43 07/09/2024
TP.HCM chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với bão, nhất là mưa lớn, giông lốc, tình trạng ngập lụt, triều cường và xả lũ do ảnh hưởng của bão số 3 gây ra.

Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3 khiến 484 cây đổ và gãy cành làm 2 người c.hết, 12 người bị thương

22:33:18 07/09/2024
Tính đến 15 giờ 30 ngày 7-9, ảnh hưởng của bão số 3 đã khiến 484 cây đổ, cành gãy ở Hà Nội làm 2 người c.hết và 12 người bị thương.

Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?

21:15:06 07/09/2024
Sau khi đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng, bão Yagi (bão số 3) vẫn duy trì cường độ cấp gió cấp cao, cấp 11 - cấp 13, giật cấp 14 - cấp 16 trong thời gian dài.

Có thể bạn quan tâm

Những địa điểm xinh đẹp tại Philippines phù hợp khám phá vào mùa thu này

Du lịch

08:21:42 08/09/2024
Mùa thu tại Philippines mang đến một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc và quyến rũ, với khí hậu ôn hòa, mát mẻ. Đây là thời điểm tuyệt vời để khám phá những cảnh đẹp nổi tiếng của quốc đảo này.

Áo cardigan thanh lịch đang là mốt, thay thế cho blazer khi trời vào thu

Thời trang

08:06:00 08/09/2024
Áo cardigan - món đồ dệt kim thiết yếu cần được khám phá lại trong mùa thu. Với một lớp vải mềm mại được ưu tiên hơn áo blazer, chiếc áo cài cúc thanh lịch này đang được các It Girl lăng xê trong mùa thu 2024.

Vụ vợ chồng giám đốc ra toà sau cơn 'sốt đất': VKS đề nghị 2 án chung thân

Pháp luật

08:03:11 08/09/2024
Ngày 6-9, TAND tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục xét xử sơ thẩm bị cáo Mai Chí Phương và Võ Thị Thành về tội l.ừa đ.ảo chiếm đoạt tài sản và sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Selena Gomez thành tỷ phú USD, hạnh phúc bên bạn trai rapper

Sao âu mỹ

08:02:47 08/09/2024
Theo Bloomberg, nữ ca sĩ người Mỹ Selena Gomez đã trở thành tỷ phú USD với khối tài sản ước tính 1,3 tỷ USD. Cô chính thức gia nhập câu lạc bộ nữ nghệ sĩ tỷ phú USD cùng Rihanna và Taylor Swift.

NSND Quốc Anh: "Về hưu, tôi bận hơn lúc còn làm việc"

Hậu trường phim

08:00:42 08/09/2024
NSND Quốc Anh nói, dù về hưu nhưng ông nhận nhiều lời mời làm phim. Ông vừa cùng NSƯT Kim Xuyến, NSƯT Đới Quân... tham gia phim Hoa núi khoe sắc của đạọ diễn Nguyễn Love.

"Anh tài gây sóng gió nhất" bị loại đau, Anh trai vượt ngàn chông gai chìm trong bão chỉ trích

Tv show

07:53:28 08/09/2024
Tập 10 của chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai vừa lên sóng cùng với loạt tình tiết g.ây s.ốc cho khán giả. Cuối tập 10, Neko Lê, Đăng Khôi, Phạm Khánh Hưng và Duy Nhất là những người phải ra về.

Ngắm 'gương mặt học sinh, thân hình phụ huynh' của hot girl Đồng Tháp

Người đẹp

07:47:17 08/09/2024
Quỳnh Giang gây ấn tượng bởi gương mặt trẻ trung, đối lập với thân hình vô cùng quyến rũ. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang sinh năm 2000 tại Đồng Tháp.

Món chân gà ngâm mà làm theo công thức này thì ngon bất bại, nhâm nhi vào ngày mưa bão hợp vô cùng

Ẩm thực

07:34:32 08/09/2024
Với công thức đơn giản mà thơm ngon, chân gà giòn rụm, vị chua cay hấp dẫn. Hãy thử ngay để có món nhâm nhi ngày mưa bão ngon miệng.

Khi chia tài sản, bố mẹ chồng quyết định để lại một phần đất cho con trai riêng của tôi khiến cả nhà ầm ầm phản đối

Góc tâm tình

07:27:59 08/09/2024
Bố mẹ chồng tôi đưa ra lý lẽ khiến mọi người cứng họng nhưng vẫn không chịu thỏa hiệp. Tôi là người phụ nữ từng đổ vỡ hôn nhân và có một cậu con trai 5 t.uổi.

Showbiz 8/9: Kỳ Duyên đáp trả khi b.ị c.hê, Việt Anh lộ diện với gương mặt khác lạ

Sao việt

07:26:59 08/09/2024
Nhiều khán giả nhận xét gương mặt của Kỳ Duyên ngày càng gượng gạo và thiếu cảm xúc so với thời điểm đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014.

Love Next Door tập 7: Jung Hae In tỏ tình với Jung So Min, phản ứng của nữ chính khiến netizen hồi hộp

Phim châu á

07:17:46 08/09/2024
Tập 7 Love Next Door mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem khi tung hàng loạt tình tiết đôi chính sắp thành khiến khán giả đứng ngồi không yên.