Ngành nông nghiệp sẽ thực hiện tiết kiệm từ 10-15% các khoản chi phí
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021.
Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản. Ảnh: TTXVN
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện siết chặt kỷ luật tài khóa – ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được cấp có thẩm quyền giao với mục tiêu tiết kiệm từ 10 – 15% các khoản chi phí.
Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 109/2020/TT-BTC ngày 25/12/2020 quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 để tạo nguồn cải cách tiền lương, đẩy mạnh khoán chi hành chính.
Bộ sẽ giảm tần suất và thắt chặt các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, công tác phí, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, phấn đấu tiết kiệm 12% so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các đơn vị hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; phấn đấu tiết kiệm 15% chi đoàn ra, đoàn vào so với dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục thực hiện cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia, công trình dự án nhóm A, công trình có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, Bộ tiết kiệm trong quản lý, sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi, chưa xác định được nguồn kinh phí thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn từng bước chuyển việc bố trí kinh phí hoạt động thường xuyên sang thực hiện phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ nghiên cứu; thực hiện khoán kinh phí đến sản phẩm cuối cùng; thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật
Video đang HOT
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ phấn đấu giảm số lượng đơn vị sự nghiệp công lập; tăng số lượng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.
Theo đó, đảm bảo mục tiêu năm 2021 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2015, có 10% đơn vị tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập so với giai đoạn 2011 – 2015.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thực hiện giảm chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước gắn với mức giảm biên chế hưởng lương từ ngân sách và giảm thêm tối thiểu từ 5 – 10% so với dự toán năm 2020 chi hỗ trợ từ ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu tăng theo lộ trình tính giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; dành ngân sách nhà nước chi sự nghiệp cho khu vực, địa phương khó khăn, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Giá dịch vụ sự nghiệp công sẽ từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời cần gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách; đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước thì giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy, trừ các dịch vụ công nhà nước phải quản lý giá theo quy định pháp luật về giá.
Về quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, quản lý, giám sát chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư, chi quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công.
Việc bố trí vốn đầu tư công năm 2021 phải phù hợp với định hướng mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025, định hướng xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ tổ chức rà soát, sắp xếp lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản dùng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản công.
Trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ sẽ tổng kết, đánh giá và tập trung hoàn thành mục tiêu cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước theo đúng lộ trình và quy định.
Bộ rà soát, xử lý dứt điểm tồn tại, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước; kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, làm thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước, các dự án đầu tư chậm tiến độ, kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.
Đồng thời, tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp đảm bảo nguồn thu này được sử dụng để chi cho đầu tư phát triển, phải được cân đối trong ngân sách nhà nước hàng năm theo kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Để đạt các mục tiêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục cải cách trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước theo hướng thống nhất quy trình, tập trung đầu mối, gắn với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm soát chi, quản lý thu ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Bộ tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, thực hiện công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa quản lý…/.
Trước đại hội, quỹ ngoại liên tục gom cổ phiếu BMP
KWE BETEILIGUNGEN AG vừa mua thêm 40.000 cổ phiếu BMP để nâng sở hữu từ 7,95% lên thành 8% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/4...
Sơ đồ giá cổ phiếu BMP từ đầu năm đến nay.
KWE Beteilgungen AG báo cáo về thay đổi sở hữu của cổ đông lớn Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (mã BMP-HOSE).
Theo đó, KWE BETEILIGUNGEN AG vừa mua thêm 40.000 cổ phiếu BMP để nâng sở hữu từ 7,95% lên thành 8% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 13/4.
Trước đó, vào ngày 3/3, tổ chức này cũng đã mua vào 575.200 cổ phiếu BMP, tiếp đến là ngày 9/3, tổ chức này cũng mua vào thêm 200.000 cổ phiếu.
Được biết, BMP sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 ngày 27/4 tới đây nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 và kế hoạch năm 2021.
Cụ thể: trong năm 2020, BMP ghi nhận doanh thu đạt hơn 4.700 tỷ đồng, lợi nhuận lợi nhuận trước thuế đạt 656,5 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 522,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 23,6% so với thực hiện trong năm 2019. Như vậy, BMP đã vượt 12,8% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Sang năm 2021, BMP dự kiến doanh thu đạt 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 657 tỷ và lãi sau thuế đạt 523 tỷ đồng, lần lượt tăng 10,6% và 0,08% so với thực hiện trong năm 2020. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến kế hoạch đầu tư 268 tỷ đồng trong năm tài chính.
Bên cạnh đó, công ty dự kiến dành tới 99% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức (517,36 tỷ đồng), tương đương 6.320 đồng/cổ phiếu. Công ty đã chi trả trước 4.840 đồng/cổ phiếu, và phần còn lại sẽ là 1.480 đồng/cổ phiếu. Sang năm 2021, công ty dự kiến cổ tức tối thiểu là 50% trên lợi nhuận sau thuế.
Mới đây, SSI Research cho biết triển vọng lợi nhuận năm 2021 của BMP thấp do giá hạt nhựa tăng. Cụ thể: theo Ban lãnh đạo, doanh thu quý 1/2021 đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 5%.
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 18% so với cùng kỳ đạt 84 tỷ đồng do giá hạt nhựa tăng cao, cộng với giá dầu tăng và chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch Covid-19. Giá hạt nhựa bình quân tăng hơn 90% so với cùng kỳ và khoảng 160% từ mức đáy trong quý 2/2020, và ước tính vẫn sẽ ở mức cao đến tháng 6, thời điểm mà nhu cầu trên thế giới có thể chững lại.
Giá bán của BMP tăng 14% so với đầu năm, đây là mức bình quân khi so với mức tăng giá của thị trường khoảng 10%-20%. Ban lãnh đạo cho rằng áp lực cạnh tranh giảm so với những năm trước và giá bán của BMP hiện ở mức khá cạnh tranh so với các đối thủ.
Cũng theo SSI, năm 2021, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận ròng đi ngang ở mức 523 tỷ đồng. Tuy nhiên, ước tính lợi nhuận ròng của chúng tôi thận trọng hơn so với kế hoạch của công ty, chúng tôi ước tính lợi nhuận ròng đạt 418 tỷ đồng (-20% so với cùng kỳ) do chi phí đầu vào tăng cao. BMP hiện đang giao dịch với hệ số P/E 2021 là 12x.
Xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam Bộ VHTTDL vừa ban hành Kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kế hoạch xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam lần này đề ra các yêu cầu cụ thể, như việc xây dựng Chiến lược phải đảm bảo tiến độ theo kế hoạch đề ra, tiết...