Ngành mía đường – thay đổi hay là “chết”?: Đại gia cũng lỗ nặng
Quá trình hội nhập vào kinh tế thị trường khiến các mặt hạn chế của ngành mía đường dần bộc lộ rõ. Đặc biệt, các doanh nghiệp và nhà máy đường (NMĐ) là nơi trước hết gánh chịu những tác động nặng nề từ thách thức hội nhập.
Suốt gần 25 năm, năng suất mía trong nước vẫn quanh quẩn 65 tấn/ha; thấp hơn 7% so với mức bình quân của thế giới. Chữ đường của Việt Nam chỉ đạt trên dưới 10 CCS, trong khi chữ đường các nước trong khu vực đạt từ 12 – 14 CCS.
Trên đường phá sản
Theo GS Võ Tòng Xuân – chuyên gia nông nghiệp, có quá nhiều yếu tố khiến giá thành mía nguyên liệu tăng cao, chiếm 70 – 80% giá thành sản xuất đường. Với giá mía đưa vào chế biến từ 900.000 – 1,1 triệu đồng/tấn; giá thành sản xuất đường Việt Nam cao hơn Thái Lan 2.000 – 3.000 đồng/kg. Trong sản xuất mía nguyên liệu, mỗi tấn mía chỉ tốn 16 USD ở Brazil; 18 USD ở Úc; 30 USD ở Thái Lan. Ở Việt Nam thì giá mía phải từ 45 – 50 USD nông dân mới có lời.
Trong chính sách điều tiết giá, chính phủ Thái cho phép các NMĐ tiêu thụ ra nước ngoài với giá cạnh tranh trong khi giá bán lẻ trong nước phải giữ mức cao. Do vậy, dễ hiểu khi giá đường trắng Thái Lan nhập lậu qua biên giới Việt Nam và bán lẻ khắp các vùng nông thôn với giá chỉ 9.000 đồng/kg.
Ổn định vùng nguyên liệu sản xuất là bàn toán nan giải đối với nhiều nhà máy đường. ảnh: TTXVN
Trước thực tế này, rõ ràng, ngành mía đường Việt Nam phải nhanh chóng giảm chi phí sản xuất của tất cả khâu trong chuỗi giá trị. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, ngành mía đường đã quen được nhà nước bảo hộ để thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo cho nông dân các vùng đất khó khăn.
Đó là chưa kể một số doanh nghiệp tư nhân vẫn đặt lợi ích của cổ đông cao hơn lợi ích của nông dân. Sự thua thiệt của của cả người nông dân và NMĐ tại vùng đó là không tránh khỏi. Và khi áp dụng Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), nhà nước không thể tiếp tục bảo hộ doanh nghiệp đó nữa.
Ngành mía đường của Philippines đã từng mạnh dạn cho phá sản những NMĐ không có khả năng cạnh tranh giá đường, đã và đang cho chuyển đổi đất trồng mía sang các loại cây trồng khác hiệu quả hơn hoặc làm đất công nghiệp, đất xây dựng.
Thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), trong số 41 NMĐ cả nước có tới 22 nhà máy chỉ có công suất
Video đang HOT
“Càng kéo dài bảo hộ cho các NMĐ kém hiệu quả với danh nghĩa để cứu nông dân trồng mía trong khi chính bản thân nông dân cũng không chuyển mình khắc phục những yếu kém kỹ thuật, thì ngành đường sẽ tiếp tục tụt hậu không tránh khỏi”.
GS Võ Tòng Xuân
dưới 3.000 tấn. 21 nhà máy còn lại đều thuộc những công ty có nhà máy lạc hậu, cũ kỹ.
Trước đó, đã có một số NMĐ ngừng hoạt động. Với giá mía quá thấp vì đường ngoại nhập lậu quá nhiều, các NMĐ đều đang trên đường bị phá sản, nông dân trồng mía bị thiệt hại nặng vì không thể bán mía cho các NMĐ.
Nhiều thách thức đang chờ
Bà Đặng Minh Thái – Giám đốc Công ty thương mại Minh Tâm (Hưng Yên), người gắn bó với chương trình mía đường từ năm 1995 chia sẻ, chưa bao giờ tình hình kinh doanh ngành đường khó khăn như vừa qua. Có thời điểm, đường lậu chiếm lĩnh luôn thị trường trong nước, tràn vào khắp các cửa hàng.
Mặc dù ngành chức năng có xử lý một số vụ buôn lậu đường lớn ở một số tỉnh thành nhưng rồi đâu lại vào đấy. Lượng đường tồn kho lớn gây khó khăn cho các NMĐ và các công ty thương mại nhưng các ngân hàng vẫn kém nhiệt tình hỗ trợ, càng thêm khó cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Quang Vinh – Chủ tịch HĐQT Công ty CP mía đường Cần Thơ (Casuco) còn chỉ ra nhiều điểm khiến ngành đường nội địa sống dở, chết dở. Chính phủ cho thực hiện việc tạm nhập tái xuất đường nhưng cơ quan chức năng kiểm soát chưa tốt dẫn tới đường tạm nhập bị mang ra tiêu thụ nội địa gây khó khăn cho đường trong nước.
Đường lậu không phải gánh chịu 2 khoản thuế nhập khẩu và thuế VAT, rẻ hơn đường nội địa 1.000 đồng/kg khiến nhiều doanh nghiệp mía đường muốn chạy đua phải bán ngang bằng hoặc dưới giá thành.
Việc hạ giá đường nội địa xuống mỗi kg 1.000 đồng đồng nghĩa với việc phải giảm giá mía của nông dân. Tính bình quân, mỗi 1kg mía nếu giảm 100 đồng, thì với sản lượng mía ép cả nước hơn 15 triệu tấn sẽ tương đương tổng thiệt hại 1.500 tỷ đồng. Theo ông Vinh, đây là thiệt hại rất lớn nhưng chưa ai tính đến.
Đồng tình, ông Đặng Việt Anh – Chủ tịch Công ty CP mía đường Sơn La cho biết thực tế nhu cầu trong nước chỉ cần 2 – 2,2 triệu tấn đường nhưng thực tế sản xuất 3,4 triệu tấn nên vừa lo hàng tồn kho vừa căng mình chống đường lậu.
Theo giá thế giới, đường Việt Nam bán từ 10.200 – 10.400 đồng/kg (đã có VAT). Giá bán thực tại các nhà máy chỉ có 9.700 – 9.800 đồng/kg. Mức này đã tiệm cận thế giới trong khi giá mua đã cao hơn thế giới 20 – 40%.
Theo Danviet
Ngành mía đường - thay đổi hay là "chết"?: Bỏ không nỡ, giữ càng lo
LTS: Ngành mía đường Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phá sản khi hết bảo hộ, vì không thể cạnh tranh với đường ngoại. Liệu có phải chính sách quản lý và điều hành bất cập đã dẫn tới tương lai u ám này, hay là vì doanh nghiệp chậm cải cách với sự thay đổi của kinh tế thị trường? Tương lai ngành công nghiệp sản xuất hơn 1,5 triệu tấn đường mỗi năm và đời sống người nông dân trồng mía sẽ ra sao?
Đến tháng 10, các nhà máy đường (NMĐ) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ khởi động niên vụ mới mà những nỗi lo từ niên vụ cũ dường như chưa kết thúc. Phóng viên Báo NTNN ghi nhận câu chuyện cụ thể tại huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng)
Hết thiết tha trồng mía
Trên mảnh đất trù phú ở Cù Lao Dung, nhiều nông dân trồng mía từ nhiều đời đang dần từ bỏ cây mía. Những người bỏ mía không đành lòng, mà người muốn giữ mía cũng càng thêm lo.
Niên vụ vừa qua, ngành mía đường gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Niên vụ mía 2017 - 2018 được xem là năm thứ 3 liên tiếp người trồng mía ở Cù Lao Dung phải đối mặt với nhiều nỗi lo về thời tiết, giá cả, nhân công lao động... Niên vụ 2015 - 2016 xảy ra hạn mặn, nhiều diện tích mía mất trắng. Đến niên vụ 2016 - 2017, nhiều nông dân gặp khó khăn về giá cả và thiếu hụt nhân công thu hoạch.
Riêng năm nay, giá mía "tuột dốc không phanh", có nơi chạm xuống mức đáy 300 đồng/kg càng khiến nhiều người thất vọng, bởi giá thành mỗi kg mía đã lên tới 600 - 700 đồng/kg, nghĩa là người trồng mía đang bị lỗ một nửa. "Càng vào vụ càng khó níu giữ giá mía. Mấy chục năm trồng mía, chưa có lúc nào gặp cảnh thê thảm như vậy" - ông Lê Thành Phương, nông dân sản xuất mía giỏi trong vùng Cù Lao Dung kể.
Cả đời gắn với nghề trồng mía, ông Hoàng Nhị nhớ lại, từ thời người Pháp vào Việt Nam đầu tư, từng có một NMĐ cũng được xây dựng trên vùng đất cù lao sông Vàm Cỏ (Tây Ninh). Tương tự, thổ nhưỡng ở huyện Cù Lao Dung là vùng đất trời phú để làm mía. Vào thời hoàng kim, diện tích mía ở Cù Lao Dung lên đến 8.000ha, trở thành cây trồng chủ lực.
Tại đây, nghề trồng mía được nối nghiệp từ đời cha đến đời con. Nếu kể từ chương trình 1 triệu tấn đường (năm 1995), đã có ít nhất 2 thế hệ đi qua. Nhiều đứa trẻ theo cha mẹ lớn lên trên đồng mía, rồi lại bám nghề trồng mía đến nay.
Giờ đây, mía vẫn mọc trên đất cù lao, nhưng nông dân đã không còn mặn với mía. "Thị trường đang thay đổi rất nhanh mà ngành mía đổi thay quá chậm. Nếu thị trường tiêu thụ không được cải thiện, giá mía thấp cứ như cơn lốc thổi qua chừng vài ba năm nữa chắc sẽ cuốn bay luôn đảo mía"- ông Nhị trầm tư.
Nhưng điều đáng lo hơn là khi bỏ mía, chuyển sang cây khác thì không biết có thích nghi được hay không. "Vùng Cù Lao Dung có đặc thù 6 tháng nước mặn, 6 tháng nước ngọt nên rất khó trồng các loại cây khác. Bỏ mía thì không nỡ mà giữ mía càng thêm lo" - ông Nhị than.
Nỗi lo lắng của những người như ông Nhị là hoàn toàn có cơ sở khi nhiều dự báo niên vụ mía 2018 - 2019 vẫn chưa hết khó khăn. Đến 2020 khi đường thế giới tràn vào theo đà hội nhập, giảm thuế sẽ càng làm nhiều người chới với. Một cuộc tháo chạy khỏi cây mía được dự báo sẽ ngày càng rầm rộ.
Nan giải chuyển đổi
Theo kế hoạch, niên vụ mía 2018 - 2019, huyện Cù Lao Dung sẽ giảm khoảng 1.000ha trồng mía xuống còn 5.400ha so với niên vụ 2017 - 2018. Tuy nhiên, con số thực tế tại nhiều xã ghi nhận chỉ còn tổng cộng chừng 3.200ha. Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung Trần Bé Tư thừa nhận, giá mía xuống thấp đã gây xáo trộn lớn trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương.
"Ngoài 1.000ha mía chuyển đổi theo kế hoạch; 2.000ha còn lại hiện vẫn còn lơ lửng chưa biết phải chuyển sang cây con gì để đảm bảo hiệu quả. Đây thật sự là một thử thách không nhỏ cho cả nông dân và lãnh đạo địa phương" - ông Tư nói.
Tính đến giữa tháng 8, lượng đường tồn kho tại các NMĐ trên cả nước hơn 622.000 tấn. Do việc tồn kho lớn chưa được tiêu thụ hết cộng với hạn mức tín dụng tại các ngân hàng đã hết nên nhiều nhà máy còn nợ tiền mua mía của nông dân.
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN có hiệu lực, các NMĐ sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp. Khoảng 22 nhà máy công suất nhỏ có khả năng phải đóng cửa do thua lỗ. Đời sống, việc làm và thu nhập của 11 vạn hộ nông dân trồng mía, 38 vạn người lao động và 10 vạn công nhân chế biến sẽ ảnh hưởng. Ước tổng số tiền thiệt hại do tác động dẫn đến thua lỗ, phá sản cỡ khoảng 10.000 tỷ đồng.
Cũng theo VSSA, sau khi các NMĐ dừng hoạt động, vùng trồng mía rất khó có thể tìm được cây trồng có hiệu quả hơn để thay thế. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân mà còn tác động không nhỏ đến vấn đề an ninh, xã hội ở nông thôn.
Theo Danviet
Mía chưa chặt, chính quyền đã phải họp 2 lần tìm kế "giải cứu" Dự kiến đến giữa tháng 9-2018, niên vụ mía 2018-2019 ở ĐBSCL mới bắt đầu thu hoạch. Thế nhưng, tại Hậu Giang, địa phương có diện tích mía lớn nhất vùng, chính quyền đã hai lần triệu tập họp để tìm cách "giải cứu" ngành mía đường. Phát biểu tại buổi làm việc của UBND tỉnh Hậu Giang với Hiệp hội mía đường...