Ngành máy tính, điện tử phục hồi nhanh
Trong gần 2 tháng qua, máy tính, điện tử và linh kiện là một trong 5 mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ lực của Đồng Nai phục hồi khá nhanh.
Dự kiến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng trên sẽ vượt 1 tỷ USD và Đồng Nai tiếp tục trở thành nhà cung ứng lớn cho các tập đoàn đa quốc gia.
Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam ( Khu công nghiệp Biên Hòa 2) sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu sang 20 quốc gia trên thế giới. Ảnh: K.MINH
Theo Sở Công thương, kim ngạch xuất khẩu của máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 10-2021 đạt 96 triệu USD, chiếm gần 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng 28,5% so với tháng trước, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước. Trong 10 tháng của năm 2021, xuất khẩu mặt hàng trên được 912 triệu USD, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước.
* Tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là ngành có kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Đồng Nai trở thành một trong những trung tâm hàng đầu cả nước về lĩnh vực trên và các doanh nghiệp (DN) đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhóm hàng máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sản xuất tại Đồng Nai đã bán sang được trên 60 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Từ năm 2016 đến nay, ngành này luôn giữ mức tăng trưởng trên
15-20%/năm.
Ông Kim Byunggi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hansol Electronics Vietnam Hochiminhcity (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa) cho biết: “Sau vài năm đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử ở Khu công nghiệp Amata khá thành công, nhu cầu đặt hàng của đối tác tăng cao, đầu năm 2021, công ty quyết định đầu tư thêm 100 triệu USD để xây dựng thêm nhà máy sản xuất mới ở Khu công nghiệp Hố Nai (H.Trảng Bom) giai đoạn 2. Nhà máy mới chuyên sản xuất, gia công, lắp ráp module hiển thị tinh thể lỏng, bản mạch điện tử có quy mô dự án sản xuất khoảng 10,8 triệu sản phẩm/năm”.
Video đang HOT
Sản xuất của các DN được mở rộng đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu tăng cao và thị phần ở thị trường trong nước cũng được nâng lên. Tiêu thụ nội địa tăng sẽ giúp cho nhiều nhóm hàng tăng được tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, tăng xuất siêu, phù hợp với yêu cầu của Chính phủ trong tiến trình tham gia vào hội nhập sâu.
Ông Park Hyun Bae, Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc tại Đồng Nai chia sẻ: “Nhiều DN Hàn Quốc đã đầu tư vào Đồng Nai trên lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử cho nhiều ngành khác nhau như: ô tô, điện thoại, máy tính, hàng không, máy móc công nghiệp, nông nghiệp… cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Các DN trên lĩnh vực này đều áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới nên hàng hóa làm ra đa số xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành nhà sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.
Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 80 DN ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 13% trong tổng số DN ngành công nghiệp hỗ trợ của Đồng Nai. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu lại xếp thứ 5 trong các mặt hàng xuất khẩu của Đồng Nai. Đây cũng là ngành có mức tăng trưởng cao, ổn định trong nửa thập niên qua.
* Thu hút nhiều DN nước ngoài
Hơn 5 năm trở lại đây, ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện ở Đồng Nai thu hút khá nhiều DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều nhà máy sản xuất lớn được đầu tư xây dựng trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để sản xuất các linh kiện điện tử cung ứng cho các tập đoàn lớn trên thế giới. Những DN FDI dẫn đầu trong đầu tư vào ngành máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là: Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 2), Công ty TNHH Hansol Electronics Vietnam Hochiminhcity, Công ty TNHH Platel Vina, Công ty TNHH Chang Dae Vina (Khu công nghiệp Amata, TP.Biên Hòa)…
Ông Yu Hie Min, Tổng giám đốc Công ty TNHH Platel Vina cho biết: “Công ty trực thuộc Tập đoàn Intops của Hàn Quốc. Tập đoàn hiện đã đầu tư 6 nhà máy gồm: 2 nhà máy ở Hàn Quốc, 2 nhà máy ở Trung Quốc và 2 nhà máy ở Việt Nam và cũng là nhà cung ứng số một của Samsung. Mới đây, Tập đoàn Intops đã quyết định đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có tổng vốn đầu tư 30 triệu USD tại Khu công nghiệp Amata. Nhà máy sản xuất vỏ thiết bị điện tử, linh kiện điện tử, công suất 400 tấn sản phẩm/năm để tăng số lượng cung cấp cho Tập đoàn Samsung”.
Lĩnh vực máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu hút nhiều DN đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu. Trong 5 năm qua, ngoài những dự án cấp phép đầu tư mới, nhiều DN FDI trên lĩnh vực này liên tục tăng vốn, mở rộng đầu tư.
Ông Ken – Ichiro Abe, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam cho biết: “Fujitsu đã đầu tư vào Đồng Nai hơn 25 năm và nhiều lần tăng vốn để mở rộng sản xuất, xuất khẩu trong những năm qua. Sản phẩm của Fujitsu chủ yếu là linh kiện điện tử cho ngành sản xuất ô tô, điện thoại di động, máy tính và hiện đã xuất khẩu sang hơn 20 nước trên thế giới. Dự tính của Fujitsu là tiếp tục mở rộng sản xuất tại Việt Nam và đa dạng sản phẩm để thêm thị trường tiêu thụ”.
Theo các hiệp hội DN nước ngoài tại Đồng Nai, lĩnh vực điện tử sẽ tiếp tục thu hút được nhiều nhà đầu tư FDI vào tỉnh. Vì các DN đầu tư vào Đồng Nai có nhiều cơ hội liên kết, mở rộng sản xuất, xuất khẩu vì tỉnh có nhiều DN FDI trên các lĩnh vực và giao thông thuận lợi giáp những trung tâm công nghiệp lớn như: TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tp. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 108 tỷ USD vào năm 2030
Tp. Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 70 tỷ USD và đến năm 2030 đạt 108 tỷ USD; đồng thời, duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2026 - 2030 đạt 9%/năm.
Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu tại Công ty BH Furniture. Ảnh: Xuân Anh/TTXVN
Đây là mục tiêu UBND Tp. Hồ Chí Minh đặt ra trong Đề án "Phát triển xuất khẩu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" vừa được phê duyệt.
Để đạt được mục tiêu trên, Tp. Hồ Chí Minh đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025, duy trì và hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực truyền thống có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và đóng góp ngân sách lớn cho thành phố.
Trong khi đó, chuẩn bị điều kiện để nâng cấp công nghiệp, gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu, hướng đến thực hiện dịch vụ xuất khẩu là chiến lược dẫn dắt nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo lợi thế cạnh tranh của thành phố.
Đồng thời, xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh các cụm ngành xuất khẩu theo hướng dịch chuyển sang các công đoạn thượng nguồn và hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu; bước đầu chuyển dịch dần từ những ngành thâm dụng lao động có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa thấp sang những ngành có mức độ tinh vi và cơ hội đa dạng hóa cao hơn như: điện tử, cơ khí, đồ gỗ...
Đây là những ngành được Tp. Hồ Chí Minh xem là nền tảng cho tăng trưởng xuất khẩu trong thời gian tới.
Mặt khác, thành phố nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, bao gồm cả hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng cảng biển, làm rõ định hướng phát triển cảng biển trong vùng, hoàn thiện tuyến đường vành đai 2 và đầu tư tuyến đường vành đai 3. Cải cách, nâng cao chất lượng các dịch vụ công liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn theo hướng cung ứng dịch vụ tốt nhất có thể, chứ không chỉ dừng lại là cung ứng theo đúng quy định.
Đến năm 2030, Tp. Hồ Chí Minh xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu gồm sản phẩm hữu hình như điện tử, cơ khí lắp ráp, chế tạo, tự động hóa, quang học, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm - nội dung số và xuất khẩu dịch vụ gồm tài chính, du lịch, logistics bởi đây là các ngành động lực mới cho tăng trưởng xuất khẩu trong dài hạn.
Chuyển dịch các nhóm ngành truyền thống thâm dụng lao động ra khu vực ngoại vi gồm: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, cao su, hóa chất; đồng thời, kết hợp đẩy nhanh ứng dụng tự động hóa để thay thế dần vai trò của lao động phổ thông.
Thành phố đẩy mạnh thu hút đầu tư và phát triển các nhóm ngành xuất khẩu dịch vụ tài chính, ngân hàng, logistics. Xây dựng và hình thành các trung tâm dịch vụ logistics tại thành phố có tính đồng bộ trong kết nối và phục vụ lưu chuyển hàng hóa của cả vùng phía Nam.
Hoàn thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng, đầu tư đường vành đai 4 và làm rõ chiến lược trong phát triển cảng hàng không Tân Sơn Nhất và cảng hàng không Long Thành. Dịch chuyển cảng biển nội ô ra khu vực Cái Mép - Thị Vải hoặc Hiệp Phước tùy vào chiến lược đã lựa chọn.
Mặt khác, thành phố xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu và lao động có kỹ năng, xuất khẩu dịch vụ, hàng hóa vô hình. Đẩy mạnh mô hình đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp và đào tạo nhân lực chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục uy tín đối với các nhóm ngành công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, thiết kế mẫu mã.
Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố đạt hơn 40 tỷ USD; trong đó có 5 nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 83,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể, dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 17,8 tỷ USD, tiếp theo là nhóm hàng hóa khác đạt 6,9 tỷ USD; dệt may đạt 4,3 tỷ USD; giày dép đạt 2,2 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 2,2 tỷ USD./.
Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Quảng Ngãi tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái Theo đó, một số mặt hàng có kim ngạch XK tăng so với cùng kỳ năm 2020 như: Sợi dệt các loại và vải đạt 141,8 triệu USD, tăng 94,4%; dầu FO đạt 67 triệu USD, tăng 79%; giày, túi xách da các loại đạt 126 triệu USD, tăng 40,6%; thép ước đạt 476 triệu USD, tăng 31%; may mặc đạt 63 triệu...