Ngành Lâm nghiệp hướng đến phát triển bền vững
Ngành Lâm nghiệp đang thực hiện Tái cơ cấu để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản cũng như đảm bảo sinh kế của người dân sinh sống từ nghề rừng.
Năm 2014 ghi nhận nhiều thành tựu của ngành Lâm nghiệp. Đến nay, độ che phủ của rừng của cả nước đạt 41%, trong đó có 4 triệu ha rừng trồng; Kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt mức cao kỷ lục, ước tính giá trị xuất khẩu cả năm đạt 6,2 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cải thiện sinh kế các hộ sinh sống từ nghề rừng.
Đề cập đến ý nghĩa của ngày thành lập ngành Lâm nghiệp Việt Nam (28/11-1959-28/11-2014) đối với sự nghiệp phát triển và bảo vệ rừng của toàn dân, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết: Ngày 28/11/1959 là ngày Bác Hồ viết bài trên báo Nhân dân với tựa đề “Tết trồng cây”. Nội dung Bác phát động kêu gọi mọi người, mọi nhà tham gia trồng cây, trồng rừng.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn
Ý nghĩa của ngày này chính là tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ phát triển rừng, nâng cao nhận thức mà Bác Hồ kêu gọi sự nghiệp bảo vệ rừng là của toàn dân, của mọi cấp, mọi nhà. Đây cũng là dịp mỗi năm những người làm lâm nghiệp tổng kết, đánh giá nhìn lại những việc đã làm được, chưa làm được để có giải pháp xây dựng chính sách thực hiện chiến lược phát triển rừng. Đồng thời là dịp tôn vinh những người có đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ phát triển rừng giữ gìn màu xanh cho đất nước; đồng thời tri ân những người có công lao đóng góp vào ngành Lâm nghiệp.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh, ngành Lâm nghiệp có chặng đường gắn liền với lịch sử phát triển của dân tộc. Cách đây 55 năm, độ che phủ rừng khoảng 40% mà hầu hết là rừng tự nhiên. Lúc đó, ngành Lâm nghiệp chủ yếu là khai thác rừng tự nhiên phục vụ quốc kế dân sinh, lực lượng sản xuất trong lâm nghiệp chủ yếu là quốc doanh và phương thức quản lý tập trung, mệnh lệnh chỉ tiêu kế hoạch.
Video đang HOT
Đến năm 1992, độ che phủ rừng chỉ còn 28%, là thời kỳ thấp nhất thì Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó đến nay, rừng được khôi phục và đến nay độ che phủ của rừng đã đạt 41%, trong đó có 4 triệu ha là rừng trồng. Rừng trồng đã tăng rất nhanh chóng sau khi Luật được ban hành. Thành tựu này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, trong đó có Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là nước nghèo duy nhất có độ che phủ rừng cao.
Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp để tăng giá trị xuất khẩu lâm sản
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, ngành Lâm nghiệp đang thực hiện Tái cơ cấu để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu các sản phẩm lâm sản cũng như đảm bảo sinh kế của người dân sinh sống từ nghề rừng.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, năm 2000, Việt Nam mới có 1,7 triệu m3 rừng trồng nhưng đến nay, nếu tính cả diện tích cao su thì chúng ta đạt gần 16 triệu m3 gỗ, tăng gần gấp 10 lần. Năm 2000, kim ngạch xuất khẩu lâm sản từ rừng đạt 250 triệu USD thì năm nay chắc chắn đạt 6,2 tỷ USD. Cùng với giá trị xuất khẩu tăng, Việt Nam đã có những mô hình quản lý rừng bền vững và người dân ở nhiều nơi như: Quảng Trị, Quảng Ninh, U Minh (Cà Mau) đã có thể làm giàu được từ rừng.
Đến nay, Việt Nam đã xã hội hóa toàn bộ khâu chế biến. Còn việc rừng trồng hiện nay có tới 90% là nằm ở các đơn vị ngoài quốc doanh chứ không phải là rừng trồng của lâm trường. Đến nay, lâm trường có 3 triệu ha thì 1,8 triệu ha có rừng, trong đó có hơn 100.000 ha là rừng trồng còn lại là rừng tự nhiên. Việc xã hội hóa trong lĩnh vực lâm nghiệp đã thu hút được sự đầu tư, chính sách của Việt Nam cũng mở cửa thị trường nên đến nay, sản phẩm lâm nghiệp của Việt Nam đã xuất khẩu vào hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Như năm 2014, Việt Nam nhập khẩu gỗ để phục vụ công nghiệp chế biến ở trong nước là 1,9 tỷ USD thì giá trị xuất khẩu lâm sản lên đến 6,2 tỷ USD. Ngành Lâm nghiệp đã chọn 5 mô hình triển khai tái cơ cấu từ Cà Mau đến Quảng Ninh.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, tái cơ cấu không phải là chuyện trông chờ tiền ngân sách của Trung ương để triển khai mà tái cơ cấu phải suy nghĩ trên “luống cầy, thửa ruộng” của mình để phát triển kinh tế hơn, Nhà nước chỉ hỗ trợ chính sách và cơ chế; đương nhiên những chính sách hỗ trợ để phát triển là có nhưng không thể tái cơ cấu để chi tiền Nhà nước. Vấn đề ở đây là phải trở thành kế hoạch của địa phương và người dân tự nguyện tham gia thì mới thành công./.
Minh Long
Theo_VOV
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý căn cơ tình trạng di dân tự phát
Sáng 17/9, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tọa đàm "Di dân tự phát - Thực trạng và giải pháp bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững". Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc -Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc tới dự và phát biểu chỉ đạo.
Tại tọa đàm, các đại biểu cho rằng, những năm gần đây, tình trạng di dân tự phát giảm, nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, xảy ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Số lượng di dân tự do ở khu vực Tây Bắc vào địa bàn Tây Nguyên có nguyên nhân chính là vì lý do kinh tế. Người dân di chuyển từ vùng kém phát triển, điều kiện sản xuất khó khăn sang những nơi thuận lợi hơn.
Nhằm hạn chế tình trạng di dân tự phát, bố trí lại dân cư theo hướng phát triển bền vững, một số giải pháp được các đại biểu đề xuất như tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là ở vùng kinh tế khó khăn; tăng cường quản lý Nhà nước về dân cư; rà soát cụ thể, phân loại các đối tượng di dân để quy hoạch sắp xếp lại...
Di dân tự phát để lại nhiều hệ luỵ đối với kinh tế xã hội.
Trước mắt, khuyến nghị đưa ra là cần ưu tiên đầu tư cho những địa bàn khó khăn để đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, bố trí các nguồn vốn để thực hiện các dự án đã được Chính phủ phê duyệt nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cho người dân, nhất là những vùng có tiềm ẩn nguy cơ di dân cư tự do cao.
Phát biểu tại tọa đàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định di cư tự phát là một trong những vấn đề lớn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm. Chính phủ đã và đang chỉ đạo các ngành, các địa phương triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế-xã hội tại các khu vực miền núi khó khăn, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, góp phần hạn chế tình trạng di cư tự phát, đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Những chương trình nổi bật như giải quyết vấn đề sản xuất, nước sinh hoạt, nhà ở và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các chương trình giảm nghèo. Với cố gắng đó, số hộ di dân tự do, đặc biệt là Tây Bắc, Tây Nguyên đã giảm hẳn so với trước đây.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện chính sách còn nhiều bất cập, tình trạng phá rừng còn xảy ra ở những vùng di dân tự do, việc bố trí vốn xây dựng hạ tầng nơi dân đến còn thiếu nhiều.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh để giải quyết vấn đề di dân tự do cần giải pháp đồng bộ trong đó, đặc biệt quan tâm công tác tuyên truyền, động viên người dân không rời bỏ làng quê và nếu di cư phải có tổ chức, theo kế hoạch của Nhà nước.
Đồng thời, các địa phương cần tập trung đẩy mạnh triển khai các giải pháp xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm lo cho người dân an cư lập nghiệp để người dân không muốn đi, dù còn khó khăn.
P.Thảo
Theo dantri
Thủ tướng: Nỗ lực vượt khủng hoảng của APEC vẫn chưa đủ Sáng 6/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Phát triển nguồn nhân lực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 6 với chủ đề "tăng cường chất lượng việc làm kết nối con người thông qua phát triển nguồn nhân lực". Hội nghị đã thu hút trên 100 đại biểu...