Ngành khai thác Bitcoin của Trung Quốc điêu đứng vì thiếu vi mạch
Tình trạng thiếu nguồn cung vi mạch toàn cầu đã “bóp nghẹt” việc sản xuất thiết bị chuyên dụng khai thác tiền kỹ thuật số – lĩnh vực Trung Quốc đang “thống trị”.
Việc khai thác tiền kỹ thuật số thường phụ thuộc vào các máy tính tiêu thụ năng lượng cao để xử lý các thuật toán phức tạp. Ảnh: Reuters
Ông Wayne Zhao tại công ty nghiên cứu tiền kỹ thuật số TokenInsight cho biết, trước đây việc khai thác tiền kỹ thuật số tại Trung Quốc thường chiếm 80% toàn cầu nhưng nay chỉ còn chiếm 50%.
Theo Reuters, người sử dụng và nhà giao dịch Bitcoin luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động khai thác tiền kỹ thuật số. Lượng Bitcoin họ khai thác và bán trên thị trường sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cũng như giá của tiền kỹ thuật số này.
Video đang HOT
Ngày 22/1, giá Bitcoin nằm ở mức 32.000 USD, giảm 20% so với kỷ lục đạt được hai tuần trước. Tuy nhiên, mức giá hiện nay vẫn tăng 700% so với mức 3.850 USD vào tháng 3/2020.
Những người khai thác tiền kỹ thuật số đang gia tăng sử dụng linh kiện máy tính thiết kế đặc biệt, hiệu năng mạnh để thực hiện giao dịch Bitcoin.
Ông Alex Ao, Phó chủ tịch công ty Innosilicon chuyên thiết kế vi mạch, chia sẻ rằng những nhà sản xuất hàng đầu vi mạch chuyên dành cho khai thác tiền kỹ thuật số như Samsung thường ưu tiên cung cấp sản phẩm cho lĩnh vực điện tử tiêu dùng.
Tình trạng thiếu hụt vi mạch hiện nay đang gây gián đoạn với việc sản xuất hàng loạt sản phẩm như máy tính xách tay, điện thoại di động…
Đại diện kinh doanh tại công ty vật liệu công nghệ cao Jiangsu Haifanxin (Trung Quốc) cho biết thậm chí thiết bị khai thác tiền kỹ thuật số cũ cũng có7 giá lên tới 5.000 USD.
Ông Raymond Yuan – nhà thành lập một trong những công ty khai thác Bitcoin lớn nhất Trung Quốc Atlas Mining – chia sẻ: “Trung Quốc thường có giá điện thấp nhưng với mức giá Bitcoin hiện nay thì điều đó không còn là lợi thế”.
Iran cáo buộc 'đào Bitcoin' gây mất điện diện rộng
Mất diện diện rộng xảy ra tại nhiều thành phố ở Iran. Đây không phải là chuyện chưa từng có tiền lệ nhưng lần này chính phủ Iran cho biết nguyên nhân phần lớn bắt nguồn từ việc khai thác tiền kỹ thuật số Bitcoin.
Cảnh sát Iran công bố hình ảnh thiết bị sử dụng trong khai thác tiền kỹ thuật số Bitcoin trái phép ở Nazarabad. Ảnh: AP
Tờ Washington Post (Mỹ) cho biết vào ngày 13/1, công ty điện nhà nước Iran Tanavir tuyên bố đã đóng cửa trung tâm tiền kỹ thuật số tại tỉnh Kerman bởi cơ sở này tiêu thụ quá nhiều năng lượng. Việc khai thác tiền kỹ thuật số thường phụ thuộc vào các máy tính tiêu thụ năng lượng cao để xử lý các thuật toán phức tạp.
Đại diện của Bộ Năng lượng Iran cũng đề cập rằng nhiều cơ sở "đào Bitcoin" trái phép cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ năng lượng. Cùng ngày 13/1, người phát ngôn của Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết chính phủ sẽ điều tra các vụ việc liên quan đến cơ sở khai thác tiền kỹ thuật số trái phép.
Tehran cũng đánh giá rằng giá điện thấp, do chính phủ trợ cấp, là một nguyên nhân khác dẫn đến mất điện diện rộng. Tình trạng mất diện dẫn đến việc nhiều người dân lựa chọn nhiên liệu giá rẻ để vận hành máy nổ khiến tình trạng ô nhiễm tại thủ đô Tehran tăng.
Kể từ năm 2018, Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt một số công dân Iran vì vi phạm lệnh trừng phạt do sử dụng tiền kỹ thuật số.
Tổng thống đắc cử Joe Biden cam kết loại bỏ một số lệnh trừng phạt kinh tế và đưa Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran năm 2015 còn được biết đến là Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), nếu ông và người đồng cấp Iran có để thống nhất được một số điều khoản.
Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA. Nòng cốt của thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và các cường quốc trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) là Tehran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân đổi lại việc được nới lỏng các lệnh trừng phạt áp đặt vào quốc gia Trung Đông này.
Giá Bitcoin hôm nay 15/1: Bùng lên sau 'sụp đổ', Bitcoin sắp tăng sốc? Giá Bitcoin lấy lại sự phục hồi vào phiên giao dịch hôm nay và đang băng băng di chuyển lên khu vực 39.000 USD. Lúc 6h30 trên CoinDesk, giá Bitcoin ghi nhận mức 39.950 USD, tăng gần 5%, tức mỗi coin thêm 1.915 USD. Trong 24 giờ gần nhất, tiền ảo hàng đầu thậm chí có lúc giao dịch trên 40.066 USD. Bitcoin...