Ngành hóa chất: Sẵn sàng ứng phó thiên tai
Ngành hóa chất được Bộ Công Thương đánh giá cao trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), đảm bảo an toàn từ dự báo thông tin đến ứng trực khi có thiên tai; không để xảy ra sự cố rò rỉ hóa chất nghiêm trọng…
Tiềm ẩn nguy cơ
Theo Cục Hóa chất (Bộ Công Thương), ngành hóa chất có lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề; nguyên vật liệu và sản phẩm chính đều liên quan đến hóa chất, nhiều hóa chất độc hại, nguy hiểm như axit H2SO4, HCl, khí Cl2, khí SO2… Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ dẫn đến sự cố rò rỉ hóa chất, có thể gây ra sự cố nghiêm trọng về môi trường…
Diễn tập ứng phó với sự cố
Cụ thể, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) có những nhà máy đặt tại khu công nghiệp tập trung (Nhà máy DAP số 1, Đạm Ninh Bình, Phân bón Bình Điền Long An, Cao su Đà Nẵng, Cao su Miền Nam…) nhưng cũng có nhà máy đang tồn tại ngay bên cạnh các khu dân cư tập trung với mật độ đông (Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Đạm Hà Bắc, Cao su Sao Vàng, Phân lân Văn Điển…) do đặc thù lịch sử để lại. Trước đó, năm 2018, một số đơn vị của ngành hóa chất đã để xảy ra sự cố hỏng giếng xả đáy của hồ chứa bùn thải quặng đuôi – Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn (Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam) và sự cố vỡ đê bao bãi thải thạch cao của Công ty CP DAP số 2 – Vinachem do mưa lớn. Hai sự cố trên không gây thiệt hại về người nhưng gây thiệt hại tài sản với số tiền đền bù gần 7 tỷ đồng. Sự cố được Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam và Công ty CP DAP số 2 – Vinachem nhanh chóng khắc phục.
Do đó, công tác PCTT&TKCN cho các cơ sở sản xuất, phòng ngừa sự cố rò rỉ hóa chất trong năm 2019 được Cục Hóa chất, Vinachem đặc biệt quan tâm.
Video đang HOT
Phương châm “4 tại chỗ”
Để thực hiện công tác PCTT&TKCN hiệu quả, nhiệm vụ chung đối với các đơn vị trong ngành hóa chất thời gian tới là kiện toàn tổ chức, lực lượng về PCTT&TKCN tại đơn vị. Cụ thể, bố trí nguồn lực ứng phó với thiên tai các công trình hóa chất, phòng chống sự cố rò rỉ hóa chất theo phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ. “Quan trọng là tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị, giữa đơn vị với địa phương để thống nhất chỉ huy, điều hành và phát huy hiệu quả cao nhất về nguồn lực trong quá trình ứng phó với tình huống thiên tai, sự cố”- ông Nguyễn Văn Thanh – Cục trưởng Cục Hóa chất – nhấn mạnh.
Đối với Vinachem, các doanh nghiệp hóa chất đã thành lập Đội xung kích PCTT&TKCN hoạt động dưới sự chỉ huy của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các đơn vị. Hàng năm, các đơn vị đều tổ chức huấn luyện công tác PCTT&TKCN, ứng phó sự cố hóa chất cho nguời lao động trong công ty với hàng nghìn lượt người tham dự. Vinachem cũng dành một khoản kinh phí khoảng 1,5 tỷ đồng cho công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất.
Bên cạnh đó, các đơn vị ngành hóa chất cũng tổ chức kiểm tra định kỳ, bảo hành và bảo dưỡng trang thiết bị đặc chủng có nguy cơ gây rò rỉ hóa chất.
Năm 2019, Cục Hóa chất, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành hóa chất xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.
Việt Anh
Theo Congthuong
4 dự án yếu kém của Tập đoàn Hóa chất lỗ 1.300 tỷ đồng năm 2018
Dù giảm lỗ so với 2017, bốn doanh nghiệp yếu kém của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam vẫn lỗ 1.300 tỷ đồng. Riêng Đạm Ninh Bình đã lỗ 926 tỷ đồng.
Trong báo cáo tổng kết năm 2018 của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) cho biết số lỗ của 4 doanh nghiệp yếu kém vào khoảng 1.300 tỷ đồng.
Theo đó, Vinachem đang sở hữu 4/12 doanh nghiệp yếu kém ngành công thương là DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng, Đạm Hà Bắc và Đạm Ninh Bình.
Năm ngoái DAP Lào Cai lỗ 246 tỷ đồng, Đạm Hà Bắc lỗ 340 tỷ đồng, Đạm Ninh Bình lỗ 926 tỷ đồng. Như vậy, riêng 3 doanh nghiệp này đã lỗ 1.500 tỷ đồng. Trong khi đó, DAP Hải Phòng đã lãi 196 tỷ đồng. Như vậy, cả 4 dự án lỗ 1.300 tỷ đồng.
Dự án Đạm Ninh Bình. Ảnh: H. C.
Tuy nhiên, lãnh đạo Vinachem cho biết mức lỗ của 4 đơn vị này đã giảm khoảng 742 tỷ đồng, tương ứng giảm lỗ 36% so với năm 2017.
Lý giải nguyên nhân, ông Bùi Thế Chuyên, Phó tổng giám đốc Vinachem, cho biết Vinachem đã rất nỗ lực vượt qua khó khăn trong năm qua. Tuy nhiên, các yếu tố tác động từ thế giới, các chính sách, quy định và cả cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến nhiều doanh nghiệp thuộc tập đoàn gặp khó.
Bên cạnh đó, tỷ giá USD/VNĐ tăng mạnh từ cuối tháng 6/2018 và giữ ở mức cao ảnh hưởng rất lớn đến các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu như sản phẩm cao su, hóa chất cơ bản, pin - ắc quy và các sản phẩm phân bón. Các doanh nghiệp cũng gần như mất hết lợi nhuận và phải căng mình ra trả nợ.
Để tháo gỡ khó khăn, lãnh đạo Vinachem cũng kiến nghị Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng xem xét nhiều giải pháp để hỗ trợ gỡ khó cho các dự án Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc và dự án DAP Lào Cai.
Cùng đó, Vinachem đề xuất Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) điều chỉnh lãi suất tiền vay cho các dự án với mức lãi suất 3%/năm trong 5 năm, tính từ 2018 đến 2022. Từ năm 2023 trở đi các khoản vay có lãi suất trên 8,55%/năm điều chỉnh về mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, cho biết Ủy ban sẽ có trách nhiệm cùng tập đoàn giải quyết các vấn đề khó khăn của từng đơn vị. Ủy ban không từ chối và không né tránh, sẵn sàng cùng Bộ Công Thương, Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý các khó khăn của các dự án thua lỗ nghìn tỷ.
Theo báo cáo cả năm 2018 của Vinachem, tập đoàn ước lãi 609 tỷ đồng, giảm 33 tỷ đồng so với kế hoạch năm, nhưng tăng 446 tỷ đồng và gấp 3,7 lần so với năm 2017.
Trần Nguyễn
Theo news.zing.vn
Vinachem đấu giá cổ phần tại 3 doanh nghiệp, giá khởi điểm cao ngất ngưởng Vinachem sẽ đem bán đấu giá toàn bộ số cổ phần DCI với giá khởi điểm 113.700 đồng/cổ phần, cao gấp 40 lần so với thị giá. Vietnamfinance và Báo Đầu tư dẫn thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã đăng ký bán đấu giá phần vốn Nhà nước...