Ngành hàng xa xỉ toàn cầu trước sóng gió từ cuộc chiến thuế quan Mỹ – Trung
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã phá vỡ kỳ vọng về sự phục hồi do Washington thúc đẩy trên thị trường hàng xa xỉ trong năm nay, vì thuế quan đ.e dọ.a kéo dài sự sụt giảm nhu cầu đối với túi xách và đồng hồ cao cấp.
Những kỳ vọng về một sự phục hồi trong ngành hàng xa xỉ, dẫn dắt bởi đà tăng chi tiêu từ Mỹ, đã bị phá vỡ khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục phủ bóng lên triển vọng tiêu dùng toàn cầu. Cuộc đối đầu về thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không chỉ kéo dài mà còn đang làm xói mòn lòng tin của người tiêu dùng – một yếu tố sống còn đối với thị trường xa xỉ.
Theo tờ Financial Times, Mỹ và Trung Quốc đã tăng cường áp thuế trả đũa lẫn nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng và nhu cầu đối với các mặt hàng như túi xách và đồng hồ cao cấp. Trước bối cảnh bất ổn địa chính trị và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng, các tổ chức phân tích đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng trên toàn ngành hàng xa xỉ.
Cụ thể, Bernstein – một trong những tổ chức phân tích hàng đầu – dự báo doanh thu ngành hàng xa xỉ toàn cầu sẽ phải chịu mức giảm 2% vào năm 2025, đảo ngược dự đoán trước đó là tăng trưởng 5% do bất ổn kinh tế và khả năng suy thoái toàn cầu gia tăng.
“Kịch bản cơ sở hiện tại là bất kỳ sự phục hồi nào cũng sẽ bị trì hoãn ít nhất đến năm 2026″, một chuyên gia tài chính trong ngành nhận định.
Sự bất ổn trong các chính sách thuế quan của Chính quyền Mỹ càng làm gia tăng sự không chắc chắn trong môi trường kinh doanh. Mặc dù vào cuối tuần trước, Tổng thống Trump đã thông báo miễn thuế đối ứng cho các mặt hàng công nghệ Trung Quốc, nhưng chỉ vài ngày sau, ông lại tuyên bố sẽ áp mức thuế riêng đối với hàng điện tử tiêu dùng – điều này phản ánh rõ ràng sự bất ổn định trong các quyết định chính sách. Dù Tổng thống Trump vẫn có thể điều chỉnh chiến lược, các chuyên gia phân tích cho rằng phần lớn thiệt hại đã xảy ra và khó có thể khôi phục.
Tập đoàn LVMH, đại diện tiêu biểu của ngành hàng xa xỉ, đang chịu áp lực lớn. Tháng 1, tỷ phú Bernard Arnault, Chủ tịch LVMH, đã tới Washington tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Trump và sau đó ca ngợi “làn gió lạc quan” đang lan tỏa khắp Mỹ. Ông trùm xa xỉ này cho biết vào thời điểm đó, ông đã cân nhắc tăng sản lượng của LVMH tại Mỹ. Tuy nhiên, kỳ vọng này đang bị thử thách bởi biến động chính sách.
Ông Arnault đã biến LVMH thành một “ông lớn” hàng xa xỉ. Ảnh: Forbes
Video đang HOT
Ngân hàng Barclays dự báo doanh số hữu cơ mảng thời trang và đồ da – lĩnh vực cốt lõi của LVMH – sẽ giảm 1% trong quý đầu tiên, trong khi tổng doanh số của tập đoàn có thể chỉ ngang bằng cùng kỳ năm trước.
Bà Luca Solca, chuyên gia phân tích cấp cao tại Bernstein, giữ nguyên quan điểm bi quan bất chấp việc Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày đối với các quốc gia thể hiện thiện chí đàm phán về các thỏa thuận thương mại với Mỹ.
“Không thể đơn giản quay lại mức tăng trưởng cũ như thể mọi thứ chưa từng xảy ra. Những tổn thất về niềm tin và thị trường tài chính là thực chất, gây ra bởi các chính sách đột ngột và thiếu nhất quán”, bà Solca cho biết.
Sau giai đoạn bùng nổ doanh thu trong đại dịch, khi người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu mạnh cho hàng hiệu, ngành hàng xa xỉ đang đối mặt với một chu kỳ suy thoái. Nguyên nhân là việc thắt chặt chi tiêu của tầng lớp trung lưu và tình trạng tăng trưởng trì trệ tại Trung Quốc – thị trường chiến lược. Cuộc chiến thương mại chỉ càng làm trầm trọng thêm tình hình, đặc biệt khi Trung Quốc đang là mục tiêu trực tiếp của các chính sách thuế trừng phạt từ Mỹ.
Hiện tại, mức thuế Mỹ áp lên hàng hóa Trung Quốc đã lên tới 145%, trong khi Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125% đối với hàng Mỹ. Dù phần lớn hàng xa xỉ được sản xuất tại Pháp, Italy và Thụy Sĩ – các nước đang chịu thuế 10% từ Mỹ – thì tác động lan tỏa từ sự bất ổn là không thể tránh khỏi.
Một giám đốc điều hành tiết lộ rằng công ty của ông đã phải điều chỉnh mức thuế áp dụng cho hàng xuất sang Mỹ tới ba lần chỉ trong vòng một tuần.
“Sự mất niềm tin đang trở nên dai dẳng, trong khi bất định là liều thuố.c độc cho tâm lý tiêu dùng. Đó là môi trường lý tưởng cho một cuộc suy thoái kinh tế”, ông cảnh báo.
Tuy các thương hiệu hàng đầu vẫn có thể ứng phó phần nào bằng cách tăng giá để bảo vệ biên lợi nhuận, thì thiệt hại lớn nhất lại đến từ yếu tố tâm lý – yếu tố mang tính nền tảng đối với tiêu dùng hàng xa xỉ.
Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu trong năm nay cũng gây ra hiệu ứng “của cải bốc hơi”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chi tiêu của người mua sắm cao cấp. Ông Bruno Pavlovsky, Chủ tịch mảng thời trang của Chanel, nhận xét rằng doanh thu bán lẻ của hãng gần như “di chuyển cùng nhịp” biến động của thị trường tài chính.
Ông Erwan Rambourg, Giám đốc điều hành tại HSBC, cũng cảnh báo rủi ro đang đến từ ba yếu tố đồng thời: sự giảm sút tài sản, sức mua suy yếu tại Mỹ và niềm tin tiêu dùng bị xói mòn.
“Chúng tôi dự báo số lượng champagne được khui trong năm nay sẽ giảm đáng kể”, ông nói.
Ngân hàng HSBC đã điều chỉnh kỳ vọng tăng trưởng doanh thu ngành hàng xa xỉ năm 2025 tăng 5% về mức không tăng trưởng (0%). Trước đó, ngân hàng này từng nâng hạng phần lớn cổ phiếu xa xỉ vào cuối năm 2024 với kỳ vọng hưởng lợi từ đà chi tiêu hậu đại dịch – niềm tin nay đã không còn.
Ngay cả kỳ vọng về “sự phục hồi nhẹ” tại Trung Quốc sau một năm 2024 đầy khó khăn cũng đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Dù vậy, vẫn có những điểm sáng hiếm hoi trong ngành – tiêu biểu là Hermès. Công ty Barclays dự báo doanh số của Hermès sẽ tăng 8% trong quý đầu tiên, nhờ sức hút không suy giảm từ các dòng sản phẩm cao cấp như túi Birkin.
Ngược lại, Kering – tập đoàn mẹ của Gucci – đang phải gồng mình chống đỡ. Barclays dự báo doanh số Gucci sẽ giảm mạnh tới 25% trong quý đầu năm, còn Bernstein cảnh báo rằng mục tiêu duy trì doanh thu và lợi nhuận ổn định của tập đoàn vào năm 2025 hiện đang trở nên “gần như bất khả thi”.
Chính sách thuế quan của Mỹ phá vỡ quy chuẩn thương mại toàn cầu
Từ ngày 5/4, hải quan Mỹ bắt đầu triển khai thu thuế 10% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia - theo sắc lệnh đơn phương của Tổng thống Donald Trump.
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang The Guardian (Anh), mức thuế "cơ bản" 10% đã được áp dụng tại các cảng biển, sân bay và kho cảng trên toàn nước Mỹ từ 0h01 sáng ngày 5/4 (theo giờ miền Đông). Động thái này đã đán.h dấu sự kết thúc của hệ thống thuế quan dựa trên thoả thuận được hình thành sau Thế chiến thứ 2.
Luật sư Kelly Ann Shaw - luật sư thương mại tại hãng Hogan Lovells, cựu cố vấn thương mại của Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump - nhận định: "Đây là hành động thương mại có quy mô lớn nhất trong cuộc đời chúng ta".
Phát biểu tại sự kiện của Viện Brookings, bà Shaw cũng cho rằng các mức thuế này có thể thay đổi theo thời gian, khi các quốc gia cố gắng đàm phán với Mỹ để đạt thoả thuận mức thuế thấp hơn.
"Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ và sâu rộng trong cách nước Mỹ giao thương với mọi quốc gia trên thế giới", bà nói.
Ngay sau thông báo mới của Tổng thống Trump, thị trường tài chính toàn cầu đã phản ứng dữ dội. Chỉ số chứng khoán S&P 500 mất tổng cộng 5.000 tỷ USD giá trị vốn hóa chỉ trong hai ngày, đán.h dấu mức giảm kỷ lục. Giá dầu, hàng hóa cơ bản cũng lao dốc, còn các nhà đầu tư vội vã chuyển tài sản sang trái phiếu chính phủ - được xem là nơi"trú ẩn an toàn".
Các quốc gia đầu tiên chịu tác động của mức thuế 10% bao gồm: Australia, Anh, Colombia, Argentina, Ai Cập và Saudi Arabia. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ đã gửi thông báo yêu cầu các hãng vận tải áp dụng ngay mức thuế, không có ngoại lệ cho hàng hóa đang trên đường vận chuyển sau mốc thời gian 0h ngày 5/4.
Tuy nhiên, các lô hàng đã được chất lên tàu hoặc máy bay trước thời điểm này sẽ được hưởng thời gian miễn trừ 51 ngày - miễn là chúng đến nơi trước 0h01 ngày 27/5.
Không dừng lại ở mức thuế "cơ bản", ngày 9/4, các mức thuế cao hơn - gọi là "thuế đối ứng" - sẽ chính thức được áp dụng, dao động từ 11% đến 50%. Trong đó, Liên minh châu Âu sẽ chịu mức thuế 20%, còn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ phải gánh mức thuế 34%, sau mức 20% được áp đặt trước đó, nâng tổng thuế đối với Bắc Kinh lên tới 54% - mức cao chưa từng có.
Canada và Mexico được miễn trừ cả hai loại thuế mới nhất do đã phải tuân thủ thuế 25% liên quan đến khủng hoảng fentanyl và quy định về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại Mỹ, Mexico và Canada (USMCA).
Chính quyền của Tổng thống Trump vẫn duy trì các mức thuế riêng biệt theo diện an ninh quốc gia (25%) với các mặt hàng như: thép, nhôm, ô tô và linh kiện ô tô.
Bên cạnh đó, hơn 1.000 danh mục sản phẩm được miễn thuế, với tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 645 tỷ USD vào năm 2024. Danh sách miễn trừ gồm: dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, dược phẩm, urani, titan, chất bán dẫn, gỗ xẻ và nhiều mặt hàng năng lượng.
Tuy nhiên, chính quyền Mỹ vẫn đang điều tra một số lĩnh vực này - trừ năng lượng - để có thể áp dụng thêm thuế theo diện an ninh quốc gia trong thời gian tới.
Trung Quốc sẽ hành động như thế nào với chính sách thuế quan mới của Mỹ? Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép lớn trong đáp trả quyết định áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump hôm 2/4. Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế đối ứng mới tại Nhà Trắng ngày 2/4/2025. Ảnh: Reuters/TTXVN Theo kênh CNA, Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là đối tác thương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tòa án Nga xử phạt vi phạm hành chính đối với Google

Nhật Bản bắt đầu triển khai kế hoạch săn bắt cá voi vây

Mỹ có thể công nhận Crimea thuộc Nga trong thỏa thuận hòa bình?

Xe mắc kẹt trong nước lũ ở Mỹ, ít nhất 2 người t.ử von.g

Xác định nguyên nhân sự cố rơi hai thùng sún.g máy của Không quân Hàn Quốc

Dấu ấn cuộc đời Giáo hoàng Francis

'Lửa Mặt trời' TOS-1A của Nga vừa bị UAV Ukraine bắ.n hạ trang bị công nghệ gì?

Ấn Độ: Chống chọi với ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Quốc gia nắm chìa khóa phá thế độc quyền đất hiếm của Trung Quốc

Bắc Kinh cảnh báo các nước không được ký thỏa thuận thương mại với Mỹ gây tổn hại cho Trung Quốc

Đại học Harvard có nguy cơ bị chính quyền Tổng thống Trump cắt tài trợ thêm 1 tỷ USD

Thụy Điển bán chiến đấu cơ cho Peru: Châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới ở 'sân sau' của Mỹ?
Có thể bạn quan tâm

Về quê đột ngột, thấy bố nằm thở khò khè trên giường, mẹ thì không có nhà, chồng tôi lao vào, mặt tái mét kêu lên một tiếng thương tâm
Góc tâm tình
19:33:22 21/04/2025
Khuyên chân thành nàng nấm lùn hãy đoạn tuyệt 4 kiểu quần "khắc tinh" này
Thời trang
18:57:33 21/04/2025
Lờ.i kha.i của na.m sin.h tông t.ử von.g nữ công nhân môi trường rồi bỏ trốn
Pháp luật
18:47:00 21/04/2025
Bugatti Veyron - Siêu xe nghìn mã lực sinh ra từ nét vẽ tay trên phong bì
Ôtô
18:41:44 21/04/2025
10 động cơ xe máy mạnh mẽ nhất năm 2025: Khi giới hạn cơ học bị phá vỡ
Xe máy
18:33:27 21/04/2025
Loạt khoảnh khắc gây xao xuyến của các "bông hồng thép" trong dàn diễu binh dịp 30/4: Xinh đẹp chẳng kém hoa hậu, nhiệm vụ vẫn xuất sắc hoàn thành
Netizen
18:30:06 21/04/2025
Phim Việt độc lạ nhất mùa lễ 30/4: Đầu tư khủng, ai cũng hóng
Phim việt
18:03:41 21/04/2025
Na.m sin.h lớp 7 ở Hà Nội t.ử von.g khi rơi từ tầng cao chung cư Pride
Tin nổi bật
18:01:55 21/04/2025
Màn casting chuẩn đến từng milimet ở phim Hàn viral nhất hiện tại
Phim châu á
18:00:22 21/04/2025
Jennie nói 1 câu tiếng Hàn dành cho người đặc biệt và loạt khoảnh khắc chứng minh "công chúa YG" đã trưởng thành tại Coachella!
Nhạc quốc tế
17:57:21 21/04/2025