Ngành Hải quan thu hơn 53,3 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ hậu kiểm
Theo Tổng cục Hải quan, từ ngày 1/1/2021 đến 15/3/2021, toàn ngành đã thực hiện 241 cuộc kiểm tra sau thông quan.
Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính sau kiểm tra là hơn 76,7 tỷ đồng; đã thực thu vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 53,3 tỷ đồng.
Trong đó, riêng Cục Kiểm tra sau thông quan đã thực hiện 17 cuộc. Tổng số tiền ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính là hơn 43,6 tỷ đồng; đã thực thu vào ngân sách nhà nước số tiền hơn 34 tỷ đồng.
Ngay từ tháng 1/2021, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn yêu cầu các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đánh giá công tác kiểm tra sau thông quan, từ khi Nghị định 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 ban hành và kết quả thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 7180/CT-TCHQ của Tổng cục Hải quan, định hướng công tác kiểm tra sau thông quan giai đoạn tiếp theo, để chuẩn bị cho hội nghị kiểm tra sau thông quan toàn quốc.
Tổng cục Hải quan cũng xây dựng kế hoạch định hướng đấu tranh chống gian lận về xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp hàng xuất khẩu vào châu Âu và Ấn Độ; đặc biệt tập trung hai vấn đề vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng nhái, hàng giả trong bối cảnh thực thi hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu sâu vào loại hình gia công các nhóm hàng có kim ngành tăng đột biến.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan tập trung nghiên cứu, thu thập, phân tích thông tin tiền đề cho việc xây dựng kế hoạch định hướng, kế hoạch chi tiết, đẩy mạnh công tác kiểm tra sau thông quan; quyết liệt triển khai đầy đủ và đồng bộ các giải pháp thu đòi nợ thuế, tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ thuế và thu hồi nợ thuế, đảm bảo thu hồi 100% các khoản thuế.
Giải pháp quản lý nguồn lực tài chính tại các quân khu trong quân đội
Hàng năm, các quân khu trong quân đội được giao quản lý một khối lượng lớn nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ảnh minh họa. Nguồn: kinhtedothi.vn.
Ngoài nguồn lực từ ngân sách nhà nước trung ương và nguồn lực từ các hoạt động có thu, nguồn lực tài chính ở quân khu còn có nguồn từ ngân sách nhà nước ở địa phương. Do vậy, quản lý nguồn lực tài chính ở quân khu cũng có những điểm khác so với các đơn vị chủ lực trực thuộc Bộ Quốc phòng. Nội dung bài viết đề cập một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn lực tài chính ở các quân khu trong thời gian tới.
Trong những năm qua, công tác quản lý tài chính (QLTC) ở các quân khu đã đạt kết quả tích cực, góp phần đảm bảo cho toàn quân khu, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao. Mặc dù, khả năng ngân sách chưa đáp ứng đủ nhu cầu, nhưng các quân khu đã chủ động cân đối toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm kịp thời nguồn lực tài chính (NLTC) cho các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất, nội dung chi mới trong năm.
Video đang HOT
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý NLTC ở các quân khu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chưa kiên quyết; việc thanh toán, cấp phát và kiểm soát chi (KSC) còn có sai sót; hồ sơ quyết toán chi các loại ngân sách của một số cơ quan, đơn vị chưa chặt chẽ...
Mặt khác, hiện nay theo Luật ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2015 có nhiều quy định mới trong công tác quản lý NLTC. Điều đó đặt ra các yêu cầu mới trong quản lý NLTC ở các cấp trong quân khu. Để phát huy những kết quả đạt được, khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót trong quản lý NLTC, trong thời gian tới các cơ quan, đơn vị trong quân khu cần thực hiện tốt một số nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Nhóm giải pháp chung
Thứ nhất, tăng cường công tác lãnh đạo của cấp ủy, chỉ đạo của chỉ huy đơn vị trong quản lý NLTC ở quân khu: Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ đảng và chỉ huy đơn vị các cấp trong quân khu đối với công tác quản lý NLTC là yếu tố có tính chất quyết định, đảm bảo cho công tác tài chính phát huy tốt vai trò của mình trong quá trình xây dựng và phát triển của cơ quan, đơn vị. Cấp ủy lãnh đạo trực tiếp công tác nghiệp vụ tài chính, từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách (QTNS). Chỉ huy, chỉ đạo phải sâu sát, cụ thể; kiểm tra, giám sát chặt chẽ từng nội dung công việc, từng khâu trong quá trình thực hiện chế độ lập, chấp hành và QTNS. Người chỉ huy đơn vị phải phục tùng sự lãnh đạo của cấp ủy, phải báo cáo tình hình và nhiệm vụ tài chính, ngân sách được cấp trên giao, đề xuất chủ trương, biện pháp thực hiện để cấp ủy thảo luận, quyết định. Chỉ huy đơn vị chấp hành quyết định của cấp ủy và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Thứ hai , giải quyết tốt mối quan hệ công tác giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ cùng cấp: Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ quan tài chính các cấp ở quân khu phải giải quyết tốt các mối quan hệ với các ngành nghiệp vụ cùng cấp. Nội dung, tính chất của mối quan hệ này là hiệp đồng công tác và kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ tài chính. Để giải quyết tốt mối quan hệ công tác giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ cùng cấp cần phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và chỉ huy đơn vị đối với đội ngũ cán bộ kiêm nhiệm làm công tác tài chính ở các ngành nghiệp vụ.
Thứ ba, xây dựng bộ phận tài chính vững mạnh toàn diện; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính: Cấp ủy, chi huy cơ quan, đơn vị trong quân khu phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng bộ phận tài chính của cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Thường xuyên chăm lo xây dựng, kiện toàn, sử dụng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đơn vị phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tư, tích cực đầu tư trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý tài chính: Nhăm tiêp tuc ưng dung công nghệ thông tin noi riêng va thanh tưu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vao quản lý NLTC, hệ thống tài chính quân khu cân tiếp tục bam sat cac nhiêm vu, giải phap đươc đê ra trong Kê hoach hanh đông cua Cục Tai chinh, xây dựng chiến lược và hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển đổi số trong hệ thống tài chính quân khu, hướng tới kết nối, tích hợp, trao đổi thông tin dữ liệu giữa Phòng Tài chính với các đơn vị trong quân khu và trong nội bộ từng đơn vị; Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu về tài chính quân đội...; Quan tâm sử dụng các phần mềm quản lý nghiệp vụ do Cục Tài chính xây dựng, triển khai.
Nhóm giải pháp về huy động nguồn lực tài chính
Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ NSNN.
Để nâng cao hiệu quả huy động NLTC từ NSNN, quân khu cần nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán ngân sách (DTNS) Hệ thống các đơn vị tài chính từ cấp quân khu đến các cơ quan, đơn vị phải xác định đúng vị trí, vai trò của công tác lập DTNS. Việc lập DTNS phải sát với tình hình nhiệm vụ của ngành, đơn vị, tuân thủ đúng quy trình xây dựng DTNS.
Trong quá trình lập DTNS phải bám chắc vào những căn cứ lập dự toán. DTNS phải thể hiện được toàn bộ nhu cầu chi cho các hoạt động của cơ quan, đơn vị, bảo đảm chi đúng trọng tâm, trọng điểm, chi tiết theo đúng mục lục NSNN làm cơ sở cho việc KSC ở các bước tiếp theo.
Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách địa phương (NSĐP) chi cho quốc phòng.
Nguồn lực tài chính của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh (thành phố) thuộc quân khu được đảm bảo chủ yếu từ hai nguồn: Ngân sách trung ương (NSTW) chi cho quốc phòng và NSĐP, tuy nhiên, nguồn lực tài chính từ NSĐP luôn có hạn và phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của địa phương. Vì vậy, tổ chức huy động các NLTC trong tỉnh để xây dựng và phát triển quỹ quốc phòng - an ninh (QP-AN) địa phương theo đúng quy định của pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng.
Nâng cao hiệu quả huy động NLTC từ hoạt động có thu.
Ngoài nguồn NSNN từ trung ương và NSĐP dành cho quốc phòng, NLTC ở quân khu còn có từ các hoạt động có thu như: tăng gia sản xuất, sản xuất kinh tế, dịch vụ... Để nâng cao hiệu quả huy động NLTC từ hoạt động có thu ở các đơn vị thuộc quân khu cần phải có các biện pháp bồi dưỡng, phát triển nguồn thu ổn định, bền vững. Phòng Tài chính Quân khu phải tham mưu cho Bộ Tư lệnh quân khu xây dựng và ban hành quy chế quản lý các hoạt động có thu; khuyến khích các đơn vị phát triển nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo đơn vị vẫn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm và chấp hành nghiêm kỷ luật, quy định của quân đội.
Phòng Tài chính quân khu phải có kế hoạch hỗ trợ vốn cho đơn vị thực hiện các hoạt động có thu. Các đơn vị phải xây dựng kế hoạch thu và kế hoạch phân phối, sử dụng nguồn thu theo hướng dẫn của Phòng Tài chính. Mặt khác, hệ thống tài chính quân khu phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tài chính đối với các hoạt động có thu của các đơn vị. Các đơn vị có hoạt động có thu phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo nội dung hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
Nhóm giải pháp về phân bổ, sử dụng ngân sách
Đối với công tác phân bổ ngân sách
Phân bổ, giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc quân khu phải đúng với DTNS được Bộ Quốc phòng phê chuẩn cả về tổng mức và chi tiết, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi. Phân bổ ngân sách phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị được giao của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, khoa học, sát với nhu cầu thực tiễn của đơn vị.
Đối với công tác chấp hành ngân sách
Thực hiện việc quản lý, điều hành ngân sách theo DTNS được cấp có thẩm quyền phê duyệt là chỉ tiêu pháp lệnh buộc các đơn vị phải thực hiện. Kiểm soát chặt chẽ trong khâu chấp hành ngân sách sẽ bảo đảm cho mọi nội dung chi tiêu đều được giám sát đúng quy trình, đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện tốt khâu chấp hành ngân sách cần phải nâng cao chất lượng lập kế hoạch chi tiêu và dự toán chi tiêu mua sắm vật tư hàng hoá của các cơ quan, đơn vị. Tổ chức cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách kịp thời, đúng nguyên tắc và thủ tục quy định. Duy trì thường xuyên và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quân nhân, kiểm tra nội bộ nhằm sớm phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi tiêu cực trong chi tiêu sử dụng ngân sách.
Đối với khâu quyết toán ngân sách
Quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của chu trình ngân sách, là bước tập hợp, xem xét báo cáo kết quả việc chấp hành DTNS tháng, quý, năm. Để nâng cao chất lượng QTNS ở các cơ quan, đơn vị cần thực hiện tốt công tác chuẩn bị về số liệu, đôn đốc thanh quyết toán, kiểm tra lại tình hình các khoản thu nộp, phải thu, phải trả; Tiến hành QTNS chặt chẽ về thủ tục quy định, trung thực về nội dung, chính xác về số liệu, chế độ tiêu chuẩn, quân số; Thực hiện tốt công tác thẩm định chứng từ, số liệu trước khi quyết toán theo quy định, kiên quyết không quyết toán những nội dung chi sai, chi không đúng chế độ tiêu chuẩn, thiếu chứng từ hợp pháp hoặc chứng từ có tính pháp lý không cao. Trên cơ sở số liệu quyết toán phải phân tích, đánh giá toàn diện tình hình quản lý, sử dụng tài chính của các ngành và các đơn vị, phần bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm bằng hiện vật về nội dung kinh tế, tính pháp lý và hiệu quả chi tiêu cụ thể ở từng nội dung kinh phí.
Nhóm giải pháp về kiểm soát chi ngân sách
Tăng cường kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán kinh phí
Nội dung kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán ở quân khu là việc kiểm soát để bảo đảm các điều kiện chi ngân sách theo quy định của Luật NSNN năm 2015. Khi kiểm soát các điều kiện chi ngân sách không chỉ kiểm tra xem khoản chi đó có đúng dự toán được duyệt hay không mà cũng cần chú ý kiểm tra lại dự toán.
Đối với những khoản chi mua sắm tài sản, trang bị; chi đầu tư xây dựng cơ bản; chi các chương trình dự án, việc kiểm tra dự toán có thể phát hiện những sai sót trong tính toán, lập DTNS. Kiểm tra kỹ điều kiện về người quyết định chi, trường hợp người được uỷ quyền phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của giấy uỷ quyền. Kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán chủ yếu được thực hiện thông qua các hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, đơn vị làm thủ tục xin cấp phát, chi tiêu ngân sách.
Tăng cường kiểm soát trong chi tiêu, sử dụng kinh phí
Hoạt động KSC trong chi tiêu, sử dụng kinh phí có nội dung phong phú gắn với từng nhóm mục, mục và các khoản chi cụ thể, gồm: chi tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; chi kinh phí nghiệp vụ (mua sắm trang thiết bị, vũ khí, khí tài và vật tư hàng hoá); tiền thưởng và phúc lợi tập thể (trợ cấp khó khăn, an dưỡng...; chi bằng tiền khác (công tác phí, hội nghị, văn phòng...); chi chế độ chính sách xã hội (bảo hiểm xã hội, trợ cấp người có công với cách mạng; chế độ phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành; trợ cấp thôi việc...
Trong các khoản chi trên, chi mua sắm trang thiết bị, vật tư, hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, cần chú trọng kiểm soát các khoản chi này, nhất là mua sắm thông qua hình thức đấu thầu. Cơ quan tài chính quân khu căn cứ vào chế độ, chính sách, kiểm tra các hồ sơ, tài liệu, chứng từ, sổ sách và thực tế tổ chức bảo đảm, quản lý các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ KSC.
Tăng cường kiểm soát trong quá trình quyết toán ngân sách
Quyết toán ngân sách có vai trò rất quan trọng trong quá trình QLTC. Trong quá trình xét duyệt QTNS, cơ quan tài chính quân khu cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ KSC nhằm phát hiện, xử lý những vi phạm pháp luật về quản lý NLTC. Khi KSC phải kiểm tra, đối chiếu nội dung, số liệu quyết toán với DTNS được duyệt; thẩm tra, xác định tính chính xác, trung thực, đầy đủ của số liệu quyết toán thông qua việc đối chiếu, so sánh giữa báo cáo quyết toán của cơ quan, đơn vị với các tài liệu có liên quan và kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ đối với một số nội dung chi trọng tâm, điển hình.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Quốc phòng (2007), Điều lệ công tác tài chính Quân đội nhân dân Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân;
2. Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 225/2017/TT-BQP ngày 18/9/2017 quy định áp dụng Hệ thống mục lục NSNN trong Bộ Quốc phòng;
3. Cục Tài chính (2018), Kế hoạch số 9988/KH-BQP ngày 08/9/2018 của Bộ Quốc phòng về triển khai thực hiện Đề án Đổi mới cơ chế quản lý tài chính quân đội;
4. Quân ủy Trung ương (2018), Nghị quyết số 915-NQ/QUTW ngày 25/8/2018 của Quân ủy Trung ương về đổi mới cơ chế quản lý tài chính Quân đội theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015, giai đoạn 2018-2025 và những năm tiếp theo.
Triển khai thực hiện nghị quyết về quy định mức chi và thời gian được hưởng hỗ trợ phục vụ công tác bầu cử UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 1025 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 12-3-2021 của HĐND tỉnh về quy định mức chi và thời gian được hưởng hỗ trợ phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 201-2026 trên địa bàn tỉnh. Cử tri...