Ngành gỗ gỡ khó nguyên liệu đầu vào để về đích
Chế biến và xuất khẩu (XK) gỗ là một trong những ngành có kim ngạch XK tăng trưởng mạnh với con số 12,1% trong 6 tháng đầu năm 2018.
Theo Bộ NNPTNT, giá trị XK gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 6.2018 ước đạt 740 triệu USD, lũy kế XK 6 tháng đầu năm ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trong 5 tháng đầu năm 2018, XK sang các thị trường chính gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 78,2% tổng giá trị XK gỗ và sản phẩm gỗ.
Các doanh nghiệp cần chú ý đến nguồn gốc gỗ hợp pháp. Ảnh: T.L
Ông Nguyễn Quốc Trị – Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho hay, đạt được kết quả khả quan trên, ngoài sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của cơ quan quản lý nhà nước, thì điều quan trọng nhất chính là sự nỗ lực, năng động, sáng tạo của các DN.
Mặc dù XK gỗ tăng trưởng tốt, tuy nhiên, ông Trị cũng thừa nhận, XK gỗ những tháng cuối năm đang đối diện với nhiều khó khăn nhất định bởi thị trường các nước biến động thường xuyên. Bên cạnh đó, khó khăn còn đến từ nguồn nguyên liệu.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Quốc Toản – quyền Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản nhận định: Áp lực về nguồn cung gỗ nguyên liệu, thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ và sự dịch chuyển đầu tư vào ngành gỗ từ Trung Quốc đã, đang và sẽ còn tác động đến ngành chế biến và XK gỗ Việt Nam trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu XK gỗ đạt 9 tỷ USD trong năm 2018, ông Nguyễn Quốc Trị cho hay, từ nay đến hết năm, Tổng cục Lâm nghiệp quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nguồn nguyên liệu đến công nghệ, thị trường. Theo đó, về thị trường, phương thức là giữ ổn định các thị trường truyền thống và mở rộng thêm thị trường mới. Về nguyên liệu đầu vào, Tổng cục Lâm nghiệp khuyến cáo các DN phải sử dụng nguồn nguyên liệu hợp pháp. Trong tương lai lâu dài sẽ xây dựng những khu rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ, có sự liên kết chuỗi giữa người trồng rừng với công ty chế biến.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản cũng khuyến cáo, trong ngắn hạn, Việt Nam cần tiếp tục duy trì và đa dạng hóa nguồn gỗ nhập khẩu, tiếp cận nguồn nguyên liệu từ các thị trường ít rủi ro. Thêm vào đó, cần có những bước chuẩn bị để thích ứng với những thay đổi trong XK vào thị trường Mỹ.
Ông Nguyễn Tôn Quyền – Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam – đề nghị: Nhà nước cần có các quy định cụ thể để giúp DN biết gỗ nào là gỗ hợp pháp, đồng thời cần tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế tham gia trồng rừng vay vốn dài hạn để duy trì rừng trồng đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất đồ gỗ XK.
Để giữ vững đà phát triển của ngành, theo các chuyên gia, ngành gỗ cần có thêm những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển vùng nguyên liệu.
Theo Danviet
Một tháng xảy ra 200 vụ phá rừng trên cả nước
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tính riêng tháng 4/2018, cả nước đã xảy ra 200 vụ phá rừng (giảm 146 vụ, tương ứng giảm 42% so với tháng 4/2017). Tình trạng phá rừng trong tháng 4/2018 xảy ra chủ yếu tại huyện Mường Nhé - tỉnh Điện Biên và tỉnh Đắk Nông.
Lực lượng chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường một vụ phá rừng ở Đắk Nông trong tháng 4/2018. (Ảnh: Dương Phong).
Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, 4 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện hơn 4.200 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm hơn 1.900 vụ (tương ứng giảm 31%) so với 4 tháng đầu năm 2017; diện tích rừng bị thiệt hại 4 tháng đầu năm là 252 ha, giảm 225 ha (tương ứng giảm 47%) so với 04 tháng đầu năm 2017.
Tháng 4/2018, cả nước đã phát hiện 1.140 vụ vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 783 vụ (tương ứng giảm 41%) so với tháng 4/2017; diện tích rừng bị thiệt hại 86 ha (trong đó thiệt hại do phá rừng là 63 ha, cháy rừng là 23 ha), giảm 133 ha (tương ứng 61%) so với tháng 4/2017.
"Chỉ tính riêng tháng 4/2018, cả nước đã xảy ra 200 vụ phá rừng (giảm 146 vụ, tương ứng giảm 42% so với tháng 4/2017). Tình trạng phá rừng trong tháng xảy ra chủ yếu tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên và tỉnh Đắk Nông" - Tổng cục Lâm nghiệp cho biết.
Về tình hình cháy rừng, Tổng cục Lâm nghiệp thông tin tiếp: Trong tháng 4/2018 đã cung cấp thông tin về 2.064 điểm cháy trong cả nước, đã gửi cho Chi cục Kiểm lâm vùng và các địa phương để kiểm tra, chủ động phát hiện đám cháy và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Trong tháng 4/2018 xảy ra 14 vụ cháy rừng, diện tích thiệt hại 23 ha, cháy rừng tập trung tại các tỉnh phía Bắc. Cháy rừng trong tháng 4 giảm cả về số vụ và diện tích thiệt hại là do các địa phương đã triển khai quyết liệt các giải pháp bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng (PCCCR); thực hiện nghiêm túc Công điện khẩn số 453/CĐ-TCLN-KL ngày 8/4/2018 của Tổng cục Lâm nghiệp; văn bản số 192/KL-QLR ngày 9/4/2018 của Cục Kiểm lâm về PCCCR.
Về nguyên nhân các vụ cháy rừng tại các tỉnh phía Bắc là do thời tiết khô hanh trên diện rộng, hiện đang vào mùa đốt dọn thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy không có sự giám sát, kiểm soát chặt chẽ các đám cháy nên đã gây cháy lan vào rừng. Một số tỉnh xảy ra cháy rừng nhiều gồm: Lai Châu 2 vụ thiệt hại 8 ha, Bắc Giang 2 vụ thiệt hại 1 ha, Quảng Ninh 2 vụ thiệt hại 8,9 ha.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Vụ vận chuyển cây "quái thú": Nếu kiểm lâm tiếp tay sẽ xử lý nghiêm Liên quan đến vụ một doanh vận tải vận chuyển cây "quái thú" trên đường bộ vượt qua nhiều tỉnh ở khu vực miền Trung gây xôn xao dư luận mấy ngày nay, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, nếu lực lượng kiểm lâm có sai phạm, có tiếp tay, hay xác nhận không đúng, sẽ bị xử...