Ngành giáo dục TP.HCM chủ động ứng phó với dịch bệnh
Trước diễn biến phức tạp của dịch Corona, UBND TP.HCM đã cho học sinh TP nghỉ học đến hết ngày 16-2. Bên cạnh đó, các quận, huyện tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Chiều 6-2, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với Sở Y tế tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về phòng, chống dịch Corona đối với khu vực trường học tại 24 điểm cầu trên địa bàn TP.HCM.
Không chủ quan nhưng cũng không hoang mang
Ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị – Tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết Sở GD&ĐT đã ban hành nhiều văn bản để phòng, chống dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Sáng 3-2, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Sở GD&ĐT đã họp phiên đầu tiên bàn bạc, nhấn mạnh nội dung trọng tâm, phân công nhiệm vụ, tổ chức kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch bệnh. Ban chỉ đạo đã truyền tải nhanh, kịp thời các chỉ đạo của Bộ Y tế, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị.
Cổng thông tin của sở đã thành lập chuyên mục thông tin về dịch Corona. Sở cũng chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch bệnh như trang bị máy đo thân nhiệt, khẩu trang, nước rửa tay. Đến nay, 100% trường phun thuốc, khử khuẩn. Sở GD&ĐT TP đã phát hành 400.000 poster và tờ rơi hướng dẫn học sinh cách phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh.
Tuần qua, ngành giáo dục cập nhật thường xuyên số lượng giáo viên, học sinh đến hoặc đi từ vùng có dịch hoặc có biểu hiện ho, sốt để kịp thời theo dõi, kiên quyết không để dịch bệnh lây lan trong trường học.
Phó phòng GD&ĐT quận 1 cho biết hiện nay các trường trên địa bàn đều đã khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng tránh. Học sinh, giáo viên, nhân viên đi về từ vùng dịch đều được kiểm soát chặt chẽ. Đến thời điểm này, trên địa bàn chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm virus Corona.
Tuy nhiên, các quận, huyện hiện nay đang gặp khó khăn về việc mua khẩu trang, nước rửa tay cũng như kinh phí khi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Video đang HOT
Về việc đảm bảo kinh phí tổ chức thực hiện, ông Dương Trí Dũng, Trưởng phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết nguyên tắc chung, do đây là vấn đề cấp bách, quan trọng nên các đơn vị chủ động, rà soát bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết, tổ chức khử khuẩn và vệ sinh trường lớp, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo của sở.
Các thầy cô Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1, TP.HCM) tổng vệ sinh lớp học phòng dịch Corona và chuẩn bị cho ngày nhập học. Ảnh: MINH TÂM
Về nguồn kinh phí, đối với các đơn vị trực thuộc của Phòng GD&ĐT quận, huyện, thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 485 của Sở Tài chính về đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT, được cân đối chi phí trong dự toán kinh phí thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp được giao theo quyết định của giám đốc Sở GD&ĐT về giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2020.
Trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, nguồn kinh phí không đủ đáp ứng, đề nghị các đơn vị có văn bản báo cáo đến Sở GD&ĐT để tham mưu UBND TP xem xét, quyết định.
Linh động trong kế hoạch dạy học
Tại hội nghị, một số đại biểu băn khoản việc kéo dài thời gian cho học sinh nghỉ sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch học tập, thi cử trong năm. Về vấn đề này, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết các phòng, ban chuyên môn của sở đã có các văn bản hướng dẫn để các thầy cô chủ động trong kế hoạch dạy. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, khi học sinh được nghỉ hai tuần thì các trường cần điều chỉnh sao cho phù hợp.
Trong thời gian học sinh nghỉ học, các trường, các thầy cô giáo, tổ bộ môn có trách nhiệm xem lại kế hoạch trong hai tuần lễ sẽ được điều chỉnh, bổ sung như thế nào trong thời gian còn lại của năm học. Nếu Bộ GD&ĐT có sự nới rộng về biên độ thời gian thì chúng ta sẽ điều chỉnh theo điều chỉnh của bộ. Còn hiện giờ, trên tinh thần các trường chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
Đối với trường dạy hai buổi/ngày, nhà trường được phép sử dụng thời lượng dạy học trong buổi hai để đảm bảo thực hiện và hoàn thành chương trình. Đối với trường một buổi, nhà trường tận dụng thời gian còn lại ở các buổi khác trên cơ sở phòng ốc có thể đáp ứng để tăng thêm thời gian thực hiện chương trình.
Về phía chuyên môn, sở cũng đang có những trao đổi, giải pháp để hỗ trợ thêm cho các trường. Trong tuần lễ các em nghỉ học, các trường sẽ tận dụng trang mạng trường học kết nối mà bộ đã triển khai nhiều năm để thầy cô có thể gửi bài, trang bị kiến thức cho các em có thể tự học. Ngoài ra, trong lúc các em được nghỉ, thầy cô có thể dạy trực tuyến, sử dụng phần mềm giáo dục trực tuyến giảng bài, giao bài tập để học sinh tự học tại nhà. Quan trọng nhất, các thầy cô tích cực, chủ động trao đổi tại đơn vị để có sự điều chỉnh kế hoạch hợp lý với tình hình thực tế của từng trường.
Hỗ trợ người lao động trông con
Đối với những người bị ảnh hưởng từ việc học sinh phải nghỉ nhiều ngày, bà Bùi Thị Diễm Thu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM, đề nghị các quận, huyện làm việc với doanh nghiệp, đề xuất biện pháp hỗ trợ người lao động, giúp họ có thời gian trông con. Bởi nếu doanh nghiệp không linh động tạo điều kiện, dễ xảy ra các điểm giữ trẻ “chui”. “An toàn của trẻ phải đặt lên hàng đầu trong lúc này” – bà Thu nhấn mạnh.
Cần sự chủ động của từng tổ chuyên môn
Các thầy cô có thể sử dụng phần mềm quản lý chuyên môn giáo dục trung học để điều chỉnh, phòng sẽ theo dõi, giúp đỡ. Chúng ta không lo lắng và cần phải tự tin với tinh thần tích cực, chủ động của từng tổ chuyên môn, của cơ sở giáo dục sẽ đảm bảo cung cấp cho các em đầy đủ kiến thức.
Ông LÊ DUY TÂN, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM
NGUYỄN QUYÊN
Theo PLO
Hà Nội cách ly 11 trường hợp nghi nhiễm nCoV
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong số trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV là 26 người, 11 người đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Ảnh minh họa
Tính đến cuối giờ chiều ngày 01/02, Hà Nội chưa ghi nhận bệnh nhân nhiễm nCoV.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong số trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV là 26 người, thì đã có 15 trường hợp xét nghiệm cho kết quả âm tính. Hiện có 11 người đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ.
Còn tại khu kiểm dịch y tế quốc tế Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã tăng cường tổ chức giám sát chặt chẽ bằng máy đo thân nhiệt cho 100% hành khách và quan sát tình trạng sức khỏe tất cả các hành khách.
Khoa Kiểm soát dịch y tế quốc tế - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đã tăng cường cán bộ thường trực giám sát, xử lý kiểm dịch y tế 24/24 giờ và đã thiết lập các phương án thu dung người nghi nhiễm bệnh; cách ly người nghi nhiễm bệnh kịp thời theo quy định.../.
Theo Sơn Lâm/VOV1
Tất cả các trường hợp nghi nhiễm nCov ở Quảng Ninh có kết quả âm tính Đến sáng nay, các mẫu xét nghiệm đều cho kết quả âm tính, nghĩa là tất cả các trường hợp này không bị nhiễm virus Corona. Sáng 1/2, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết, tất cả 6 ca bệnh nghi nhiễm chủng mới Virus nCoV được cách ly tại các bệnh viện, trung tâm y tế tỉnh Quảng Ninh đều có...