Ngành game Việt và “giấc mơ ra biển lớn”
Thị trường game online Việt Nam đã trải qua 10 năm phát triển. Từ những sản phẩm đầu tiên xuất hiện như Gunbound, MU, Võ Lâm Truyền Kỳ…, đến nay, mỗi năm game thủ Việt lại được đón nhận cả trăm tựa game với đủ mọi thể loại, nền tảng. Tuy nhiên, gần như toàn bộ các game xuất hiện trên thị trường đều là ngoại nhập với sự áp đảo tuyệt đối của game Trung Quốc. Liệu đến bao giờ, cán cân này mới thay đổi?
Nhìn sang các nước lân cận, Hàn Quốc luôn nổi tiếng với xuất khẩu game, Trung Quốc ngoài thị trường Đông Nam Á cũng dần quan tâm hơn tới game thủ Âu – Mỹ. Trong khi đó, game online Việt Nam mới chào khán giả nhà đã bị… dìm không thương tiếc. Một phần do công nghệ và nguồn lực của các studio game Việt còn hạn chế, game làm ra chưa sánh được với các sản phẩm nhập khẩu. Nhưng mặt khác, không thể không nói tới một số ít “người Việt dìm hàng người Việt” và tâm lý “sính ngoại” từ thời… bao cấp đã khiến game Việt thêm phần bi đát.
Dù cho đa số các game online Việt từng ra mắt đều không gặt hái được thành công nhưng điều đó không làm nản lòng các studio trong nước. Ngày càng nhiều lập trình viên tham gia làm game, đặc biệt là game online trên smartphone. Đã có những sản phẩm chất lượng của người Việt vươn ra thị trường nước ngoài như Squad của VTC Studio, Galaxy Pirates, Ủn Ỉn của VNG. Mới đây, theo thông tin chúng tôi ghi nhận, một trong những studio hàng đầu Việt Nam là Emobi Games, cha đẻ của 7554, 2112 Revolutionvà Đại Minh Chủ cũng quyết tâm “mang quân đi đánh xứ người”.
Emobi Games đang gấp rút hoàn thiện một sản phẩm game online trên nền tảng iOS và Android với hi vọng chinh phục cộng đồng quốc tế. Được biết, trò chơi có tên chính thức là Warrior Hero, lấy đề tài thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu và sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ ingame. Từ những thông tin này, có thể suy đoán Emobi Games muốn nhắm tới thị trường Châu Âu và Châu Mỹ khó tính nhưng giàu có. Chưa rõ game khi nào ra mắt nhưng đây là một tín hiệu đáng mừng cho ngành game Việt Nam. Hi vọng một ngày nào đó, người Việt sẽ thực hiện được giấc mơ “đưa game online Việt ra biển lớn”.
Video đang HOT
Theo VNE
Thực trạng Võ Lâm Truyền Kỳ I hiện nay
Võ Lâm Truyền Kỳ I từng một thời làm mưa làm gió tại thị trường Việt.
Trước thời điểm Võ Lâm Truyền Kỳ ra đời (năm 2005), thị trường game online Việt non trẻ chỉ mới tồn tại một cái tên chính thức duy nhất là Gunbound. Phong trào chơi game online vừa chớm nở đã thực sự bùng phát khi tháng 6/2005, tựa game đầu tiên của series Kiếm Hiệp Tình Duyên chính thức cập bến Việt Nam. Kéo theo đó là thời kỳ người người võ lâm, nhà nhà võ lâm. Đi đâu cũng thấy dân tình cắm cúi luyện cấp ngày đêm, tập hợp đi chiến trường Tống Kim cực kỳ sôi nổi.
Người hâm mộ vẫn còn chưa quên tình huynh đệ keo sơn gắn bó đã góp phần định hình văn hóa giao tiếp trong môi trường game trực tuyến. Nhiều người chơi đã thành bạn thành bè, thậm chí trở thành vợ chồng sau những buổi giao lưu bang hội offline khắp nơi trên đất nước.
Thời hoàng kim của VLTK I tại Việt Nam.
Trong nhiều năm, không có tên tuổi nào đủ sức thay thế VLTK thậm chí khi phiên bản bắt đầu thu phí từ rất sớm. Sức hấp dẫn của VLTK đủ sức phá bỏ mọi rào cản về thói quen tiêu dùng của người Việt để đưa trò chơi trở thành một sản phẩm giải trí trực tuyến đúng nghĩa. Thời gian vẫn không thể lấy đi được tình cảm của những người hâm mộ thủy chung.
Thật hiếm thấy một game 2D lại có sức sống mãnh liệt như thế trong thời đại "3D hóa" hiện nay. Hơn nữa, những phiên bản tiếp theo của dòng Kiếm Hiệp Tình Duyên như VLTK 2, Kiếm Thế và hiện tại là VLTK phiên bản 3D cũng dựa vào tầm ảnh hưởng một thời của VLTK mà tạo dựng được những thành công nhất định.
Vào thời điểm hiện tại, Võ Lâm Truyền Kỳ đã không còn giữ được vị thế của mình. Một phần là bởi sự tụt hậu quá lớn về đồ họa cũng như gameplay (sau 10 năm đồ họa game online đã phát triển vượt bậc), tuy nhiên theo ý kiến của phần lớn game thủ thì VLTK vẫn còn một sức hút lớn, sở dĩ nó đi xuống là bởi chính những bản cập nhật, những món đồ khủng khiếp mà nhà sản xuất tạo ra.
Chia sẻ về vấn đề này, game thủ subito nói: "Chỉ mong vng mở lại 1 sever từ bản công thành chiến, chắc sever đó toàn cao thủ hội tụ. Sever này chắc chắn sẽ không sáp nhập với bất cứ sever nào khác, nhớ quá đi thôi, 2007 ngày chơi không card shop, yêu quá đi mất".
Chính những update không hợp lý đã giết chết VLTK.
Không chỉ Subito mà rất nhiều game thủ khác cũng có mong muốn tương tự. Những món đồ quá khủng, những món đồ mua bằng tiền nạp thẻ (Card shop) đã làm biến VLTK thành một tựa game online "hút máu" chính thức chứ không còn là thế giới của hoài bão, ước mơ và tình huynh đệ.
Lướt qua các server VLTK I hiện nay chúng ta dễ dàng nhận thấy sự hiu quạnh, hầu hết những game thủ còn gắn bó với game đều có chung đặc điểm là đầu tư không ít tiền, đã có tuổi và không còn hứng thú để chơi các tựa game online mới sau này.
Thế nhưng, như người xưa đã nói "Mối tình đầu thường khó quên" và Võ Lâm Truyền Kỳ chính là "mối tình đầu" của cộng đồng game online Việt. Dù không còn tiếp tục chơi nhưng VLTK vẫn luôn ở trong tâm trí của nhiều người. Chẳng vậy mà một số server VLTK lậu mở ra đã thu hút được số lượng người chơi cực đông, bỏ qua tất cả những update mới nhất để quay lại thời kỳ đánh nhím lên level, nhà nhà kim phong, người người kim phong, nếu có một món định quốc thì đã là cực vip.
Những server lậu tái hiện thời kỳ Sơn Hà Xã Tắc vẫn thu hút được đông đảo người chơi.
Tiêu biểu là Hưvl, một server lậu nhưng lượng người chơi là cực đông, ở các bãi luyện thì người luôn đông hơn quái. Theo nhận xét của cộng đồng thì server này đã tái hiện lại hình ảnh của VLTK thời điểm 2007.
Chỉ vậy thôi cũng đủ hiểu độ HOT của VLTK I, nó cũng như một lời gợi ý cho NPH VNG, nếu có thể mang lại cho cộng đồng một sân chơi như xưa thì chắc chắn VLTK vẫn sẽ là một cái gì đó rất khác biệt so với phần còn lại.
Theo VNE
Gun Việt chính thức công bố Open Beta 11/1 Tựa game Gun Việt được mệnh danh là "Gunbound Việt" do đội ngũ studio Việt - VMAD phát triển chính thức thông báo ngày Open Beta 11/1/2014. Nếu bạn chưa biết, Studio VMAD được thành lập vào đầu năm 2013 bởi những thành viên trẻ tuổi bước ra từ lò đào tạo VNG. Về cơ bản Gun Việt vẫn tham khảo phong cách...