Ngành game Việt Nam thăng hoa, ngày càng có nhiều NPH lọt top xếp hạng
Việt Nam có 5 NPH game trong top 10 hãng game phát hành đỉnh nhất SEA.
Báo cáo của App Annie cho hay, Việt Nam là nước tăng trưởng mạnh mẽ của ngành game mobile, cùng với đó game thủ cũng chi tiêu nhiều hơn vào game trong năm 2020 khi tình dịch bệnh căng thẳng.
Thống kê chỉ ra, Việt Nam là một thị trường ngày càng có nhiều nhà phát hành game, ứng dụng hàng đầu khu vực, có đời sống game năng động trên thế giới. Trong bảng xếp hạng, Việt Nam sở hữu 5 trong số 10 nhà phân phối game hàng đầu xét ở khu vực Úc, New Zealand và Đông Nam Á.
Các nhà phát hành Việt Nam chiếm 1 nửa trong top các hãng game ở Đông Nam Á kèm Australia và New Zealand, theo thống kê mới nhất 2021: Amantoes; OneSoft; Gamejam; VNG và Arrsol.
Có khoảng 68 triệu người dùng điện thoại thông minh, trong đó 3G, 4G hoặc 5G chiếm 64% người dùng trong nước. Người dùng dành trung bình 3,9 giờ mỗi ngày để chơi game, nhiều hơn 10% so với mức trung bình của người dùng tại Mỹ.
Video đang HOT
Việt Nam đứng thứ 2 tại thị trường Đông Nam Á về lượt tải game mobile, chiếm 22% tổng lượt tải trò chơi trong khu vực, sau Indonesia 38%. Năm 2020, lượt tải trên thị trường game Việt Nam tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu tăng lên 50% so với cùng kỳ năm trước đó.
Các chỉ số game của Việt Nam (thứ 2 trong bảng) đều tăng.
Amanotes là một đơn vị phát hành game tại Việt Nam, chuyên về các trò chơi âm nhạc, chiến lược thu hút người dùng nhiều nhất, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 55%. Trong đó tăng trưởng về game bài tăng đáng kể nhất là 575%.
Nói về tính chất thị trường, ông Chris Liu, Giám đốc Kinh doanh trò chơi của VNG , chia sẻ trong một cuộc trả lời với App Annie rằng các quy định của chính phủ ở Việt Nam ngày càng nghiêm ngặt, không chỉ về cấp phép mà còn về quy định nội dung. Vì vậy việc hợp tác với các công ty nước ngoài không phải dễ dàng.
Con Đường Tơ Lụa, Lineage và những tựa game nước ngoài từng chinh phục game thủ Việt thế hệ 8-9x (p1)
Những tựa game như Con Đường Tơ Lụa đã là một thương hiệu rất nổi tiếng vào những năm ấy.
Vào thời kỳ đầu, khi nền game online Việt mới bắt đầu được hình thành, bên cạnh những tựa game vang bóng một thời như Võ Lâm Truyền Kỳ, Mu Hà Nội hay Kiếm Thế thì vẫn còn đó không ít những cái tên nổi tiếng và cũng là lựa chọn hàng đầu của một thế hệ game thủ. Nổi bật trong lúc ấy chính là màn hội nhập của không ít các tựa game nước ngoài tại Việt Nam, và rất nhiều tên tuổi cũng đã thành công trong việc chinh phục các game thủ Việt lúc bấy giờ.
Lineage II
Lineage là một MMO Hàn Quốc được sản xuất bởi NCSoft và nếu như muốn bàn tới độ nổi tiếng của tựa game MMORPG này, hãy cứ nhìn tới con số doanh thu 3965 triệu đô la mà nó đạt được kể từ khi chính thức phát hành thì cũng đủ hiểu. Tất nhiên, góp phần không nhỏ trong doanh thu ấy chính là từ các game thủ Việt - những người một thời từng đắm chìm trong tựa game huyền bí này.
Những hình ảnh có lẽ đã quá quen thuộc với các game thủ Việt thời đấy
Được xây dựng dựa trên thế giới fantasy đầy màu sắc với những bộ tộc quen thuộc như Human, loài Orc, Elf... cùng các trận chiến bất tận đầy bi tráng, Lineage II đã không mất quá nhiều thời gian để chinh phục các game thủ Việt - những người vốn đang có phần hơi chán với thể loại game kiếm hiệp ở thời điểm ấy. Và Lineage II tới như một làn gió mát. Thậm chí, tới tận thời điểm hiện tại, vẫn có không ít game thủ Việt try hard tựa game này ở các server nước ngoài.
Con Đường Tơ Lụa
Con Đường Tơ Lụa, hay còn được biết tới với cái tên Silkroad Online cũng từng một thời gây bão các game thủ bởi lối chơi khác lạ, thú vị nhưng không kém phần kịch tính. Từ việc train cấp, train kỹ năng cho tới lựa chọn vai trò thương nhân, cướp hay bảo vệ, những chuyến buôn trong Con Đường Tơ Lụa luôn tiềm ẩn vô số những biến cố khó lường.
Và có lẽ chỉ trong Silkroad Online, điểm kỹ năng mới là thứ khó kiếm tới vậy khi thay vì lên level nhận thưởng, người chơi của tựa game này sẽ phải bỏ ra hàng giờ, thậm chí là hàng tháng để luyện max những tuyệt kỹ của mình thông qua cách thức đơn giản tới không ngờ nhưng cũng yêu cầu sự kiên nhẫn cao - đó là train quái. Nhưng cũng nhờ thế mà tựa game này luôn tạo cảm giác bận rộn, thu hút đông đảo người online thực, thay vì cắm chuột như nhiều tựa game cùng thời bấy giờ.
Cabal Online
Sẽ thật là thiếu sót nếu không đưa Cabal Online vào trong danh sách này. Vào lúc mới ra mắt, tựa game này cũng được gắn cho cái mác siêu phẩm với nhiều ưu điểm nổi bật thời bấy giờ như đồ họa, gameplay, tính năng. Thậm chí, đồ họa của Cabal Online được đánh giá là vượt trội hơn rất nhiều so với mặt bằng chung vào lúc ấy.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà thay vì bật lên hẳn, Cabal Online lại lụi tàn nhanh chóng theo năm tháng. Bên cạnh việc thị hiếu của người chơi thay đổi, sự chậm chạp trong việc thích nghi cũng là yếu tố chính khiến cho tựa game này "mất khách" nhanh tới vậy.
7 phút gameplay của Hoa, game Việt Nam đầu tiên trong lịch sử xuất hiện trên cả Steam và Nintendo Switch "Hoa" thực sự là niềm tự hào mới của cộng đồng game Việt. Với cái tên cực kỳ thuần Việt, "Hoa" là sản phẩm của Skrollcat, một studio game non trẻ. Sau thời gian dài phát triển, trải qua rất nhiều khó khăn từ việc thực hiện ý tưởng đến kinh phí sản xuất, cuối cùng "Hoa" cũng được hoàn thành với rất...