Ngành đường sắt ước lỗ 726 tỷ đồng do Covid-19
7 tháng năm 2020, doanh thu vận tải đường sắt giảm 32% so với cùng kỳ, ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng, dự kiến lỗ 726 tỷ đồng.
Ngành đường sắt ước lỗ 726 tỷ đồng do Covid-19
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) dự kiến doanh thu hợp nhất 7 tháng năm 2020 đạt hơn 3.650 tỷ đồng. Trong đó, riêng doanh thu vận tải đường sắt ước đạt hơn 1.900 tỷ đồng, giảm hơn 900 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Toàn ngành dự kiến lỗ 725,9 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đặc biệt, từ cuối tháng 7 đến nay, do bùng phát đợt dịch mới, VNR đã phải dừng chạy hàng loạt đoàn tàu trên các tuyến do khách trả vé. Lượng khách trả vé tương đương số tiền hoàn khoảng 25 tỷ đồng.
Hiện tại, tuyến đường sắt Bắc-Nam chỉ chạy hàng ngày 4 đôi tàu Hà Nội-Sài Gòn, nhiều tàu khu đoạn chỉ chạy cuối tuần như tàu Hà Nội đi Vinh, Yên Bái…, tàu Sài Gòn đi Nha Trang… và ngược lại.
Vì vậy, 5 tháng đầu năm, hơn 4.000 lao động đường sắt khối phục vụ trên tàu, dưới ga… thiếu việc làm, phải nghỉ luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động.
Theo thống kê của VNR, hành khách đi tàu sáu tháng của năm 2020 chỉ đạt hơn 2 triệu lượt hành khách, bằng 49,04% so với cùng kỳ. Trong đó, thời điểm đầu tháng 4/2020, thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, từ ngày 1/4-15/4/2020, lượng hành khách lên tàu chỉ đạt 10,56% so với cùng kỳ.
Trước tác động sâu rộng của đại dịch Covid-19, VNR đã có bước chuyển mình như lựa chọn phân khúc khách hàng và dịch vụ còn có lợi thế, tăng cường chạy tàu hàng, tàu thuê nguyên chuyến… nhằm có dòng tiền duy trì hoạt động.
Để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải đường sắt, vừa qua, VNR đã kiến nghị nhà nước miễn giảm nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng năm 2020 và miễn nộp 20% tiền thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt năm 2020; cho gia hạn thêm 3 năm việc thực hiện niên hạn phương tiện đường sắt theo lộ trình để giảm áp lực chi phí đầu tư đầu máy, toa xe mới thay thế.
Đường sắt đổi mới công tác phòng chống, ứng phó sự cố mùa bão 2020
Để kịp thời ứng phó với sự cố do mưa bão gây ra, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động xây dựng và triển khai sớm các giải pháp.
Nhiều cơn bão gây ảnh hưởng đến hệ thống đường sắt trong những năm qua.
Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trong năm 2019, Việt Nam đón 8 cơn bão hoạt động trên biển Đông, trong đó có 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền (số 2, 3, 4 và số 5). Những cơn bão này khiến cho kết cấu hạ tầng đường sắt trên các tuyến có một số vị trí bị ảnh hưởng, tuy nhiên mức độ thiệt hại không lớn, chủ yếu gây ra tình trạng ứ đọng nước làm ngập đỉnh ray phải dừng tàu chờ nước rút và sụt lở mái ta luy âm, taluy dương.
Đánh giá về công tác phòng chống, ứng phó sự cố mùa bão năm 2019, Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Đặng Sỹ Mạnh cho biết: trong năm qua ngành đường sắt đã xây dựng kế hoạch phòng chống, ứng phó mưa bão từ sớm và có sự chuẩn bị tốt.
"Các đơn vị đã thực hiện tốt công tác xây dựng phương án, kế hoạch, chủ động tổ chức kiểm tra và gia cố các công trình xung yếu; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư dự phòng đảm bảo cho việc tổ chức ứng cứu kịp thời nên hạn chế được thiệt hại" - ông Mạnh cho biết.
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, diễn biến mùa bão năm 2020 có thể muộn hơn 2019, sẽ tập trung vào miền trung và nam bộ. Nguy cơ có bão mạnh và rất mạnh là tương đối nhiều từ tháng 8 đến cuối năm, do đó Tổng giám đốc Đặng Sỹ Mạnh đã yêu cầu các đơn vị đường sắt không chủ quan, cảnh giác cao với sự xuất hiện trở lại của siêu bão trong mùa bão năm nay; đồng thời kiện toàn Ban chỉ huy và kế hoạch phòng chống lụt bão tại các đơn vị trong toàn Tổng công ty, đặc biệt chú trọng đến công tác tập huấn và diễn tập khi xảy ra bão lũ, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội, công an tại địa phương khi có sự cố xảy ra.
Cụ thể, các Công ty Cổ phần đường sắt xây dựng phương án, kế hoạch, theo phương châm 4 tại chỗ (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ); chủ động tổ chức kiểm tra và gia cố các công trình xung yếu; chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, thiết bị, vật tư dự phòng đảm bảo cho việc tổ chức ứng cứu kịp thời. Các Công ty Cổ phần Đường sắt, Thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra, chốt gác tại các khu vực trọng điểm và công trình xung yếu.
Còn các Công ty cổ phần Vận tải đường sắt và các Chi nhánh Khai thác đường sắt làm tốt công tác thông tin cho hành khách tại ga, trên các đoàn tàu về tình hình thời tiết trong thời gian mưa, bão cùng hành trình chạy tàu tại các ga khi có sự điều chỉnh; tổ chức vận chuyển vật tư phục vụ cứu chữa và chuyển tải hành khách kịp thời, hiệu quả. Trung tâm điều hành vận tải phối hợp chặt chẽ với các đơn vị để điều chỉnh biểu đồ chạy tàu hợp lý, tạo sự yên tâm cho khách đi tàu.
Dừng chạy hàng ngày tàu Hà Nội - Hải Phòng từ 30/3 Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, để phòng dịch COVID-19, ngành đường sắt tiếp tục tạm dừng và tổ chức lại một số chuyến tàu trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Phun thuốc khử trùng tại ga Hà Nội. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN Cụ thể, từ ngày 30/3 tạm dừng chạy tất cả các đôi tàu trên...