Ngành đường sắt gặp khó vì ‘tốc độ chậm, toa tàu cũ kỹ’
Tàu chở khách ở Việt Nam có vận tốc trung bình khoảng 60 km mỗi giờ, còn tàu chở hàng hoá là 30 km.
Sáng 14/8, Tổ công tác của Thủ tướng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã làm việc với Tổng Công ty đường sắt Việt Nam.
Khẳng định ngành đường sắt với bề dày lịch sử đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên ông Dũng nói, “Thủ tướng đặt vấn đề về hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành hiện nay, đề nghị lãnh đạo ngành suy nghĩ để tăng thị phần vận tải”.
Cũng theo ông Dũng, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan kêu gọi đầu tư vào ngành đường sắt; đẩy mạnh khai thác hạ tầng, duy trì an toàn và tập trung khai thác tối đa năng lực vận tải đường sắt trong từng tuyến cụ thể.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng tại cuộc làm việc với Tổng công ty đường sắt VN. Ảnh: HT
Ông Vũ Anh Minh – Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt Việt Nam thừa nhận đây là lĩnh vực mà Việt Nam rất lạc hậu, trong khi ở nhiều nước trên thế giới thì phát triển mạnh.
Qua phân tích tình hình, lãnh đạo Tổng công ty nhận thấy đường sắt có ưu điểm là vận tải khối lượng lớn, an toàn, chỉ số đúng giờ cao (gấp 10 lần ôtô và 100 lần xe máy).
Tuy nhiên, nhược điểm của đường sắt Việt Nam là tốc độc chậm; tàu chở khách có vận tốc trung bình khoảng 60 km mỗi giờ, còn tàu chở hàng hoá là 30 km mỗi giờ. “Trong khi đường sắt các nước đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân thì đường sắt Việt Nam còn rất lạc hậu, với cửa sổ bằng lưới, các toa xe cũ kỹ. Hiện ngành có 994 toa tàu, đa số đã sử dụng 30 năm”, ông Minh nói và cho rằng với hiện trạng như vậy thì “rất khó thu hút khách, người ta bỏ đường sắt không phải vì giá vé mà do chất lượng dịch vụ”.
Ông Minh nhấn mạnh, Hội đồng thành viên Tổng công ty đã quyết định phải phát triển đường sắt với ưu tiên cho nâng cao chất lượng dịch vụ, bắt đầu từ khâu vệ sinh trên toa tàu.
Video đang HOT
Ngành cũng thực hiện bán vé điện tử với nhiều hình thức linh hoạt như bán vé sớm, vé khuyến mại…; đưa suất ăn của hàng không lên tàu.
“Chúng tôi xác định thế mạnh của mình là khai thác hiệu quả cự ly trung bình chứ không phải chặng dài, vì phân khúc đó mới cạnh tranh được với hàng không”, ông Minh cho biết.
Theo ông, Tổng công ty sẽ tập trung đóng toa hành khách mới; mục tiêu đến năm 2021 thay toàn bộ toa cũ và phát triển cơ khí đường sắt để “chủ động trong đổi mới”.
Ông Vũ Anh Minh (đứng), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty đường sắt. Ảnh: H.T
Ngành đường sắt cũng mở cửa xã hội hoá, với mục tiêu trong trước mắt là đầu tư 100 đầu máy mới, gồm 50 đầu máy mua nước ngoài và 50 tự sản xuất trong nước. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể mua tàu chạy trên hệ thống đường ray của ngành, hoặc thuê lại cả bộ máy vận hành.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đánh giá cao kế hoạch đổi mới của ngành đường sắt. Ông nêu ví dụ: “Đưa suất ăn hàng không lên tàu nghĩa là đảm bảo chất lượng phục vụ khách, đây là điều rất tốt”.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị ngành đường sắt đề xuất cơ chế thu hút đầu tư, “không độc quyền, bao cấp như những năm trước đây”.
“Thủ tướng lưu ý đến vấn đề cổ phần hoá và thoái vốn của ngành đường sắt, hiện chưa đạt yêu cầu. Container vận chuyển qua đường sắt chắc chắn sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đường bộ, nếu có kết nối giao thông và điều kiện về kho bãi, bốc dỡ tốt”, Bộ trưởng Dũng nói.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam được tái khởi động
Năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Chính phủ thẩm định dự án đường sắt cao tốc, nếu được thông qua sẽ hoàn thành một số đoạn trước 2030.
Chiều 12/8, Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật đường sắt (sửa đổi).
Theo Thứ trưởng Đông, trong số các nội dung mới của dự luật sửa đổi sẽ có một chương về đường sắt tốc độ cao. Dù Quốc hội từng bác dự án đường sắt cao tốc song theo Chiến lược, Quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam đã được Thủ tướng phê duyệt, toàn tuyến đường sắt đôi tốc độ cao, khổ 1.435 mm trên trục Bắc - Nam sẽ hoàn thành vào năm 2050.
Thực hiện chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu tiền khả thi. Theo đó, dự kiến năm 2018, Bộ sẽ trình Chính phủ thẩm định, sau đó trình Quốc hội phấn đấu thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trước 2020. Đoạn Sài Gòn - Long Thành được chọn thí điểm để vận hành khai thác, đào tạo chuyển giao công nghệ, sau đó làm tiếp các đoạn ưu tiên như Hà Nội - Vinh. Sau năm 2030, tuyến sẽ kéo dài tiếp Hà Nội - Đà Nẵng và Sài Gòn - Đà Nẵng.
"Toàn tuyến Bắc - Nam sẽ được làm theo lộ trình và từng đoạn, phấn đấu nối toàn tuyến trước năm 2050", ông Đông cho biết.
Thứ trưởng Đông cho hay, đã có nhiều nghiên cứu trên tuyến đường sắt cao tốc, như Hàn Quốc đang hỗ trợ nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh và TP HCM - Cần Thơ, Cơ quan Hợp tác phát triển Nhật Bản JICA cũng nghiên cứu đoạn Hà Nội - Vinh.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông báo cáo trước Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Xuân Hoa.
"Dự báo đến 2030, nếu các dự án khác như Cảng hàng không Long Thành, tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì vẫn phải làm thêm một tuyến đường sắt mới để đáp ứng yêu cầu đi lại của 50-70 triệu hành khách", ông Đông khẳng định.
Báo cáo thẩm tra dự luật này, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cơ bản nhất trí với các quy định về đường sắt tốc độ cao bảo đảm việc xây dựng theo chiến lược, quy hoạch phát triển đường sắt Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ Giao thông cần làm rõ hơn về nguồn tài chính và lộ trình thực hiện; những biện pháp để bảo đảm tính khả thi.
Thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7%
Tại Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu tỏ ra lo ngại trước thị phần vận tải đường sắt quá ít so với đường bộ, đường thủy. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông giải thích, thị phần vận tải đường sắt giảm do mạng lưới đường không tăng, toàn bộ vận tải do Tổng công ty Đường sắt quản lý nên không có cạnh tranh, việc kết nối với đường sắt và cảng biển hạn chế... Ước tính thị phần vận tải đường sắt chỉ chiếm 0,7% trong khi vận tải đường bộ chiếm 62%.
Theo ông Đông, Luật đường sắt sẽ tạo cơ sở pháp lý để ngành đường sắt có môi trường kinh doanh thông thoáng, chấm dứt độc quyền của Tổng công ty Đường sắt. Nhà nước sẽ đầu tư hạ tầng, bảo trì đường và cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh toa xe...
"Tư nhân đầu tư toa xe sẽ tăng từ 19-20 đôi tàu Bắc Nam lên 22-23 đôi tàu và việc kết nối với cảng biển sẽ tốt hơn", Thứ trưởng Đông nhấn mạnh.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận xét, nhiều năm qua ngành đường sắt không huy động được vốn đầu tư từ doanh nghiệp, đầu tư của nhà nước cũng rất hạn chế. Đường sắt thời Pháp để lại dài hơn 3.000 km song chúng ta không làm thêm được kilômet nào mà còn giảm đi.
"Kỳ vọng với sự phát triển vận tải đường sắt trong thời gian tới, theo tính toán với các cung đường 500-700 km, đường sắt có lợi thế cạnh tranh với các loại hình vận tải khác", ông Thanh nhận xét.
Kết luận lại phiên làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhấn mạnh, nếu tiếp thu các ý kiến trong phiên làm việc này thì tới đây, Dự án Luật đường sắt (sửa đổi) đủ điều kiện để trình ra Quốc hội vào kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới.
Dự thảo luật Đường sắt (sửa đổi) gồm 9 chương, 95 điều, trong đó sửa đổi, bổ sung 65/114 điều; bãi bỏ 45/114 điều; sổ sung mới 26 điều.
Đoàn Loan
Theo VNE
Đường sắt Việt Nam có 188 đoàn đi nước ngoài trong 3 năm Hoat đông kinh doanh trì trệ, kem hiêu qua, tuy nhiên trong 3 năm (2010-2013) nganh đương săt Viêt Nam tô chưc 188 đoan đi nươc ngoai. Thanh tra Chinh phu vưa công bô kêt luân thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN)....